Tƣ tƣởng dân chủ của Rousseau không chỉ kế thừa quan niệm của các nhà tƣ tƣởng trong lịch sử mà nó ra đời và tiếp tục phát triển tƣ tƣởng của chính trào lƣu Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII.
Khai sáng(còn gọi là thế kỷ Ánh sáng), là một thời kỳ lớn trong lịch sử triết học phƣơng Tây, đƣợc coi là cực điểm của cách mạng tƣ tƣởng trong triết học. Bắt đầu ở Anh khoảng năm 1680, sau đó nhanh chóng lan sang các nƣớc Bắc Âu và ảnh hƣởng sang cả châu Mỹ. Thời kỳ Khai sáng thƣờng đƣợc liên hệ chặt chẽ với cuộc cách mạng khoa học, do cả hai phong trào đều nhấn mạnh vào lý tính, khoa học hay sự hợp lý. Bên cạnh đó, phong trào Khai sáng còn tìm cách phát triển có hệ thống các quy luật tự nhiên và thần thánh. Thực chất của phong trào Khai sáng là một phong trào giải phóng tƣ tƣởng, chống lại chế độ phong kiến.
Đƣợc khởi nguồn cảm hứng từ cuộc cách mạng tri trức bắt đầu bởi Galile và Newton, trong xu hƣớng mạnh mẽ của những cuộc khám phá về cá nhân, xã hội, và nhà nƣớc, các nhà tƣ tƣởng Khai sáng tin rằng có thể áp dụng tƣ duy có hệ thống cho mọi lĩnh vực của hoạt động con ngƣời. Những ngƣời đi đầu phong trào tin rằng họ sẽ tạo ra một cuộc cách mạng, đƣa thế giới vào một tiến trình từ một thời kỳ dài của truyền thống nghi ngờ, sự phi lý, mê tín dị đoan, và độc tài mà họ gọi là thời kỳ đen tối đến thời kỳ mới: thế kỷ ánh sáng và khoa học. Phong trào đã góp phần tạo ra cơ sở tri thức cho cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp, phong trào độc lập Mỹ latinh và hiến pháp Ba Lan ngày 3 tháng 5; đồng thời dẫn tới sự nổi lên của chủ nghĩa tự do cổ điển, dân chủ, và chủ nghĩa tƣ bản.
Triết học Khai sáng Pháp là một phong trào quan trọng của triết học thế kỷ XVIII, là bƣớc ngoặt quan trọng trong sự phát triển tinh thần của nhân loại. Đó là thắng lợi của khoa học và lý tính trƣớc thế giới quan tôn giáo thần bí, phi khoa học. Các nhà Khai sáng Pháp đã phê phán gay gắt các quan hệ chính trị - kinh tế - xã hội phong kiến và các quan niệm biện hộ cho chế độ chuyên chế phong kiến. Triết học Khai sáng Pháp đƣợc coi là vũ khí lý luận của giai cấp tƣ sản Pháp trong thời kỳ chuẩn bị cho cuộc đại cách mạng tƣ sản
Pháp 1789. Đƣợc hình thành bởi các nhà Khai sáng Pháp, triết học Khai sáng Pháp có nhiệm vụ thu hút, giác ngộ, tập hợp đông đảo mọi tầng lớp tiến bộ trong xã hội, hƣớng họ tới cuộc đấu tranh cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xây dựng chế độ tƣ sản. Chính vì vậy triết học Khai sáng Pháp có nội dung cơ bản là duy vật, tiến bộ, nó đề cập nhiều đến tiến bộ xã hội, tự do, dân chủ cho con ngƣời... Cùng với sự hƣng thịnh của văn hoá Pháp thời kỳ này, trên lĩnh vực tƣ tƣởng có nhiều nhà Khai sáng, họ vừa là các nhà triết học, vừa là những ngƣời uyên bác về nhiều lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, khoa học. Tiêu biểu là Montesquieu (1689 - 1775), Voltaire (1694 - 1778), Jean Jacques Rousseau (1712 - 1778), Denis Diderot (1713 - 1784), Lamettri (1709 - 1751), Holbach (1729 - 1789), Helvestius (1715 - 1771)...
Montesquieu đƣợc coi là nhà sáng lập ra khoa học chính trị của giai cấp tƣ sản Pháp thế kỷ XVIII. Tƣ tƣởng triết học chính trị của Montesquieu gắn liền với đại cách mạng tƣ sản Pháp năm 1789, góp phần quan trọng trong việc mở đƣờng cho đại cách mạng thành công. Xuất thân từ giới quý tộc, ông mong muốn tìm ra một chế độ xã hội lý tƣởng. Vì vậy, ông đã đi tới các nƣớc châu Âu để khảo sát chế độ chính trị và phong tục tập quán ở các nƣớc này. Ông đã viết những tác phẩm quan trọng nhƣ “Những bức thư Ba Tư” (1721), ''Khảo sát về sự lớn mạnh và suy tàn của La Mã'' (1734) và ''Tinh
thần pháp luật'' (1748).
Montesquieu đề cao khoa học, chống lại thần học, đả kích chế độ chuyên chế phong kiến, đề cao tự do, bình đẳng, chủ trƣơng tự do ngôn luận, tự do xuất bản, đề xƣớng thuyết tam quyền phân lập, giữa lập pháp, hành pháp và tƣ pháp, ba cơ quan chính quyền này độc lập không lệ thuộc nhau, nhƣng chế ƣớc lẫn nhau. Ông cho rằng tập trung quyền lực vào tay một ngƣời sẽ đẫn đến độc tài, chuyên chế, chỉ có tam quyền phân lập mới đảm bảo thực hiện đƣợc tự do chính trị. Đây là nội dung tƣ tƣởng chủ yếu trong học thuyết
chính trị pháp lý của Montesquieu, với mục đích tạo dựng những thể chế chính trị, đảm bảo tự do cho các công dân. Theo ông, tự do cá nhân phải đƣợc bảo vệ để chống lại sự độc đoán của chế độ quân chủ tuyệt đối. Ông tin tƣởng rằng một chế độ xã hội hợp lý phải gồm nhiều tầng lớp và các cơ quan quản trị kể từ cấp địa phƣơng lên đến cấp chính quyền trung ƣơng cao nhất. Các chính quyền địa phƣơng, nghiệp đoàn, tòa án và các nhóm xã hội thuộc nhiều chủng loại phải che chở, bảo vệ cho ngƣời dân khỏi quyền lực tuyệt đối của một vƣơng quyền. Từ đó, Montesquieu đề cao vai trò của luật pháp khi cho rằng luật pháp là thƣớc đo của tự do, và tự do chính trị của công dân là quyền có thể làm mọi cái mà pháp luật cho phép. Tự do chỉ có thể có đƣợc khi pháp luật đƣợc tuân thủ nghiêm ngặt và pháp luật bảo hộ cho sự tự do của con ngƣời. Muốn vậy phải phân quyền để tránh sự độc đoán, chuyên quyền. Quyền lực nhà nƣớc đƣợc phân chia làm ba bộ phận (quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tƣ pháp) do ba cơ quan khác nhau nắm giữ và bộ máy phải sắp đặt sao cho ba quyền đó ở thế đối trọng nhau, không có cơ quan nào đứng trên ba cơ quan đó. Đây cũng là nguyên tắc đảm bảo sự tự do và bình đẳng cho con ngƣời trong một thể chế chính trị đúng đắn.
Montesquieu phản đối nhà nƣớc chuyên chế, coi đây là hình thức cầm quyền trong đó cả quốc gia nằm dƣới quyền của một ngƣời. Ông cho rằng sự cố chấp, lạm dụng quyền hành và chế độ nô lệ đều là xấu xa và một chính quyền sẽ tránh đƣợc các điều xấu nếu biết phân chia quyền hành thành các ngành lập pháp, hành pháp và tƣ pháp, và việc cai trị ngƣời dân phải bằng danh dự, bằng cách đề cao nhân cách mà không phải bằng cách duy trì sự sợ hãi. Các tƣ tƣởng này của Montesquieu là cơ sở đƣa đến việc thảo ra “Bản
tuyên ngôn các quyền lợi của con người và công dân” (1789) của nƣớc Pháp
Học thuyết về tam quyền phân lập là tƣ tƣởng chính trị quan trọng nhất của Montesquieu, chống lại sự độc quyền của một cá nhân hay tổ chức nào đó, để chính quyền không thể gây hại cho con ngƣời và đảm bảo quyền tự do cho nhân dân. Đây là cách thức để đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả cho nhà nƣớc, cũng nhƣ ngăn chặn đƣợc xu hƣớng lạm quyền.
Voltaire (1694 - 1778) là một trong những nhân vật đại diện nổi tiếng trong phong trào Khai sáng. Ông xuất thân từ một gia đình tƣ sản giàu có ở Paris, nhƣng ông lại viết nhiều tác phẩm phản bác thể chế chính trị đƣơng thời của nƣớc Pháp, nhà thờ Công giáo, Kinh thánh và đƣợc tập hợp trong tác phẩm “Từ điển Triết học” (1764) cùng các bài ông viết trong “Bách khoa thư” (1751 - 1780) của Diderot.
Voltaire luôn đấu tranh cho việc phát huy quyền làm ngƣời, bảo vệ quyền tự do cá nhân, tự do tôn giáo và quyền đƣợc phán xử công minh. Ông thƣờng công khai phát biểu đòi cải cách những bất công trong xã hội mặc dầu lúc bấy giờ triều đình Pháp rất khắt khe với những ngƣời chống đối.
Voltaire đề nghị phá tan những ƣu quyền của giới quý tộc, giới giáo quyền, và thay đổi hẳn các luật lệ đánh thuế. Ông kêu gọi cho quyền tự do ngôn luận, báo chí, tín ngƣỡng và sự công bình của mọi giai cấp trƣớc luật pháp. Voltaire đƣợc nhiều ngƣời biết đến nhất trong tƣ cách chiến sĩ đấu tranh cho tự do cá nhân. Ông quan tâm đến tất cả những hạn chế đối với tự do ngôn luận và tƣ tƣởng. Mặc dù bị tù đày và cấm xuất bản sách, ông vẫn anh dũng đấu tranh bênh vực chân lý làm cho vua chúa cuối cùng phải kính phục và nể vì ông.
Voltaire, Montesquieu, Rousseau,... đƣợc coi là những nhà tƣ tƣởng tiêu biểu thể hiện bƣớc chuyển mạnh mẽ của xã hội từ chế độ quý tộc phong kiến sang chế độ nhà nƣớc của giai cấp tƣ sản. Khi một giai cấp đang lên, bị cản trở bởi phong tục và luật lệ hiện hữu, họ phải nhờ đến lý trí để phá vỡ lớp
vỏ ấy. Chính vì thế giai cấp tƣ sản đã ủng hộ Voltaire, Montesquieu và Rousseau. Tƣ tƣởng của các ông đại diện cho lợi ích của giai cấp tƣ sản mới nổi, với tinh thần dũng cảm, giƣơng cao ngọn cờ lý luận, phá tan lồng giam tƣ tƣởng, phê phán toàn diện hình thái ý thức phong kiến, dấy lên phong trào giải phóng tƣ tƣởng, hƣớng tới một xã hội tƣơng lai. Các ông nhận thấy sự cần thiết phải giải thoát con ngƣời khỏi những tập tục cổ xƣa, mở rộng những chân trời mới cho tƣ tƣởng và dọn đƣờng cho cuộc cách mạng sắp đến. Khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” của thời kỳ Khai sáng đã trở thành nguyên tắc lập quốc cơ bản của nhà nƣớc tƣ sản thời đó. Các tƣ tƣởng: chủ quyền thuộc về nhân dân, mọi ngƣời đều bình đẳng trƣớc pháp luật v.v… cũng đều xuất phát từ học thuyết của các nhà tƣ tƣởng trong phong trào Khai sáng.
F. Engel đã đƣa ra nhận định của mình về các triết gia Khai sáng Pháp nhƣ sau: “Những vĩ nhân ở Pháp đã soi sáng đầu óc của con ngƣời để chuẩn bị cho cuộc cách mạng sắp bùng nổ. Chính họ là những ngƣời hết sức cách mạng. Họ không thừa nhận bất cứ uy quyền nào bên ngoài. Tôn giáo, quan niệm về tự nhiên, xã hội, tổ chức nhà nƣớc, tất cả đều đƣợc phê phán hết sức nghiêm khắc, tất cả mọi cái đều phải ra trƣớc tòa án của lý tính và bào chữa cho lý do tồn tại hoặc không tồn tại của mình” [34, tr.26].
Triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII với những giá trị, ý nghĩa lớn lao của mình đã trở thành một trong những nguồn gốc tƣ tƣởng quan trọng đƣa đến sự thành công của cuộc cách mạng tƣ sản sau này. Góp phần vào sức mạnh của trào lƣu tƣ tƣởng Khai sáng, Rousseau đã thể hiện tiếng nói dân chủ của mình trên bình diện chính trị, đòi quyền tự do, bình đẳng cho con ngƣời. Tƣ tƣởng ấy mang tinh thần nhân đạo, nhân văn cao cả khi xuất phát từ ý muốn xây dựng một chế độ xã hội bảo đảm quyền lợi cho mọi cá nhân là công bằng, tự do và bình đẳng. Đó là mẫu hình xã hội lý tƣởng cho sự phát triển toàn diện của con ngƣời.