Nhà nước ra đời nhằm mục đích bảo đảm và thực hiện quyền con ngườ

Một phần của tài liệu tư tưởng dân chủ của Rousseau trong các tác phẩm Bàn về khế ước xã hội (Trang 42)

con người

Theo sự luận giải của Rousseau, mặc dù trạng thái tự nhiên là trạng thái lâu dài, hòa bình nhất trong lịch sử, ở đó mọi ngƣời hoàn toàn đƣợc tự do và bình đẳng, “con ngƣời ăn no dƣới một gốc cây, uống đỡ khát ở con suối đầu nguồn, tìm giƣờng của mình ở một gốc cây đã cung cấp bữa ăn cho họ” [trích theo 16, tr.65], nhƣng cuối cùng sự bất bình đẳng đã phát sinh do sự xuất hiện của chế độ tƣ hữu. Các mối quan hệ giữa con ngƣời với nhau bị chi phối bởi những “thủ đoạn lừa gạt” và “tham vọng khôn cùng”. Do vậy, để đảm bảo sự an toàn và các quyền của mình con ngƣời phải thiết lập một xã hội dân sự và chuyển giao tất cả các quyền của mình cho cộng đồng. “Tôi giả định rằng có một lúc nào đó các trở lực gây hại cho sự sinh tồn của con ngƣời có thể lấn

át sự kháng cự của từng cá nhân, lúc đó tình trạng nguyên thủy sẽ không còn nữa, loài ngƣời sẽ bị tiêu diệt nếu họ không thay đổi cách sống” [52, tr.66].

Khế ƣớc xã hội là giải pháp đƣợc Rousseau đƣa ra để hƣớng tới việc xóa bỏ sự bất bình đẳng, bảo vệ các quyền lợi chính đáng cho con ngƣời. Rousseau cho rằng, bạo lực không thể là nguồn gốc của pháp quyền, chính quyền tất yếu phải là hợp pháp. Mọi thể hiện và thực thi của nó phải phản ánh ý chí của nhân dân và do đó phải tuân thủ một cách thực sự và vô điều kiện những thỏa thuận. Nhà nƣớc cần phải đƣợc thiết lập trên cơ sở của khế ƣớc xã hội, phù hợp với ý chí của nhân dân và đảm bảo các quyền tự nhiên cho con ngƣời. Nhƣ vậy, mục đích và nhiệm vụ của nhà nƣớc là đảm bảo và bảo vệ các quyền, đặc biệt là quyền tự do và bình đẳng của con ngƣời.

Luận giải vấn đề cơ bản mà khế ƣớc xã hội đặt ra, ở chƣơng 6, quyển I, Rousseau viết: “Tìm ra một hình thức liên kết với nhau để dùng sức mạnh chung mà bảo vệ mọi thành viên. Mỗi thành viên trong khi khép mình vào tập thể, dùng sức mạnh tập thể, vẫn đƣợc tự do đầy đủ nhƣ trƣớc, vẫn chỉ tuân theo chính bản thân mình” [52, tr.66-67]. Về thực chất, vấn đề cơ bản mà khế ƣớc xã hội đặt ra là vấn đề triết học về quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Cách giải quyết vấn đề này là nền tảng cho việc lý giải mối quan hệ giữa nhà nƣớc và các công dân, các quyền của họ đối với nhà nƣớc và cho lý luận về nhà nƣớc.

Câu hỏi đƣợc đặt ra là: Bằng cách nào có thể tìm thấy hình thức liên kết, trong đó nhân cách và tài sản của mỗi thành viên đƣợc giữ gìn và bảo vệ? Đồng thời, mỗi cá nhân khi liên kết với tất cả những ngƣời khác, vẫn chỉ tuân thủ chính mình và vẫn trở thành ngƣời tự do, bình đẳng nhƣ trƣớc kia? Việc giải đáp câu hỏi này có những khó khăn nhất định. Một mặt, theo Rousseau, trong lĩnh vực quan hệ luật pháp, mỗi con ngƣời cá lẻ cần phải tuân thủ xã hội nói chung, và khi đó chính sự tuân thủ của anh ta cần phải đầy đủ và vô điều kiện. Sự tuyên án tối cao cần phải có hiệu lực bắt buộc, phổ biến và vô điều

kiện. Nguồn gốc của những lời tuyên án chỉ có thể là của xã hội nói chung hoặc của các cơ quan có thẩm quyền của xã hội đó. Mặt khác, Rousseau muốn bảo vệ tính bất khả xâm phạm của tự do cá nhân ở mỗi ngƣời. Ông mong muốn rằng, khi phục tùng và tuân thủ xã hội, bất cứ cá nhân nào cũng chỉ phục tùng và tuân thủ chính bản thân mình. Ý thức đƣợc những khó khăn trên, ông đã đƣa ra quan điểm độc đáo của mình về khế ƣớc xã hội.

Theo Rousseau, trong khế ƣớc của xã hội nguyên thủy, các cá nhân riêng lẻ chuyển tự do tự nhiên của mình cho thực thể nhà nƣớc tối thƣợng thực hiện ý chí chung. Lợi ích chung đƣợc đảm bảo qua việc lợi ích cá nhân phục tùng lợi ích của toàn thể nhân dân. Ý chí chung, theo Rousseau, là hoàn toàn đồng nhất với ý chí của cá nhân, vì vậy, các cá nhân vẫn giữ đƣợc tự do tự nhiên của mình. Mặt khác, bằng cách đó, ngƣời ta có thể hạn chế đƣợc tình trạng các cá nhân đặt tự do của mình cao hơn tự do của ngƣời khác và qua đó thống trị những ngƣời khác.

Điều đáng chú ý là ở Rousseau, khế ƣớc đƣợc coi là sự thỏa thuận giữa những chủ thể bình đẳng với nhau chứ không phải giữa nhà cầm quyền và thần dân. Rousseau cho rằng, quyền công dân của con ngƣời chỉ xuất hiện khi hình thành xã hội nên con ngƣời phải trao quyền hành lại cho cộng đồng khi liên kết với nhau để tổ chức thành xã hội. Toàn thể thành viên trong cộng đồng xã hội sẽ trở thành một tập thể chính trị với quyền hành tối thƣợng.

Trình bày nội dung cơ bản của khế ƣớc xã hội hay công ƣớc xã hội, Rousseau viết: “Các điều khoản của công ƣớc sẽ quy vào một điểm duy nhất là: mỗi thành viên từ bỏ quyền riêng của mình để góp hết vào quyền chung, ai ai cũng nhƣ vậy cả, không loại trừ một ngƣời nào; cho nên sẽ không ai muốn cho ngƣời khác phải thiệt thòi khi tham gia công ƣớc xã hội” [52, tr.67]. Nội dung của khế ƣớc xã hội thể hiện không chỉ mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, mà còn làm rõ quyền và trách nhiệm của các cá nhân trong mối quan hệ

đối với nhau. Khế ƣớc bác bỏ những đặc quyền, đặc lợi của bất cứ cá nhân nào, qua đó chống lại tƣ tƣởng phong kiến về đẳng cấp quý tộc hay chế độ vua quan theo kiểu cha truyền con nối. Tất cả mọi công dân đều bình đẳng trƣớc khế ƣớc, tự do của họ đƣợc khế ƣớc đảm bảo, không ai có quyền xâm phạm: “Rốt cuộc, mỗi ngƣời tự hiến dâng cho mọi ngƣời chứ không cho riêng ai, thì sẽ không một thành viên nào giành đƣợc đặc quyền; mọi ngƣời thu về một giá trị tƣơng đƣơng với cái mình đã cống hiến; và họ có thêm lực để bảo toàn cái mà họ có” [52, tr.67].

Vậy thực chất của khế ƣớc xã hội hay công ƣớc xã hội là gì? Câu trả lời của Rousseau đƣợc đƣa ra trên cơ sở nhân học. Ông coi xã hội nhƣ một cơ thể giống nhƣ cơ thể con ngƣời cũng có ý chí, có tinh thần, có cái tôi của mình. Chính vì vậy, tƣơng ứng với các thuật ngữ liên quan đến nhân học, Rousseau đã đƣa ra một loạt khái niệm nhƣ “cơ thể tinh thần chung”, “cái tôi tập thể”, “ngƣời công cộng”, “cơ thể chính trị” và tìm cách giải thích các khái niệm “nhà nƣớc”, “quyền lực tối cao”, “quyền lực”, “dân chúng”, “công dân” và “thần dân” dƣới giác độ nhân học [52, tr.68-69]. Rousseau đã công khai ý tƣởng này ở nhiều chƣơng trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội. Chẳng hạn ông viết: “Sự bình đẳng về quyền và khái niệm công lý do đó nảy sinh đều phân tích từ bản chất con ngƣời, ai cũng muốn giành ƣu tiên về phần mình” [52, tr.87].

Rousseau đi đến kết luận về thực chất của của khế ƣớc xã hội hay công ƣớc xã hội nhƣ sau: “Mỗi ngƣời chúng ta đặt mình và quyền lực của mình dƣới sự điều khiển tối cao của ý chí chung, và chúng ta tiếp nhận mọi thành viên nhƣ một bộ phận không thể tách rời của toàn thể” [52, tr.68]. Hành vi liên kết sẽ tạo nên một cơ thể tinh thần chung, mỗi thành viên đều có tiếng nói trong một hội đồng và nhận đƣợc sự nhất trí của mình trong hành vi liên kết đó, họ tìm thấy cái tôi tập thể, tìm thấy cuộc sống và ý chí của mình trong tập

thể. Con ngƣời công cộng đƣợc hình thành bằng sự liên kết với tất cả mọi ngƣời khác. Và theo Rousseau “mỗi thành viên ở thế thụ động thì gọi con ngƣời công cộng đó là “nhà nƣớc”, ở thế chủ động thì gọi nó là “quyền lực tối cao”. Khi đối sánh với đồng loại thì con ngƣời công cộng đó đƣợc gọi là “quyền lực” [52, tr.68]. Về phần các thành viên, “họ lấy một tên chung là “dân chúng”, mỗi ngƣời riêng lẻ thì gọi là “công dân” trong khi họ tham gia vào quyền lực tối cao; hoặc gọi là ”thần dân” trong khi họ phục tùng luật pháp nhà nƣớc” [52, tr.69]. Nhƣ vậy, theo sự luận giải của Rousseau, khế ƣớc xã hội là thỏa thuận giữa những công dân với nhau, chứ không phải với kẻ cầm quyền.

Nhìn bên ngoài, dƣờng nhƣ khế ƣớc xã hội đã hạn chế quyền tự do, quyền tự nhiên của con ngƣời, nhƣng về bản chất, khế ƣớc xã hội lại bảo đảm quyền lợi của tất cả mọi cá nhân, đảm bảo đem lại sự công bằng, bình đẳng nhƣ nhau với mọi cá nhân trong xã hội. Điều này đƣợc Rousseau phân tích khá rõ trong chƣơng 4, quyển II: “Công ƣớc xã hội quy định sự bình đẳng giữa các công dân; mọi ngƣời đều phải cam kết những điều kiện nhƣ nhau và đƣợc hƣởng quyền ngang nhau. Do bản chất của công ƣớc mà mọi điều khoản chính thức của ý chí chung đều ràng buộc hoặc tạo ra thuận lợi cho mọi công dân, đến mức mà cơ quan quyền lực tối cao chỉ cần biết dân tộc nói chung, không cần phân biệt bất cứ một thành viên riêng lẻ nào” [52, tr.89] và các công dân trong một xã hội khi phục tùng, tuân theo khế ƣớc xã hội thực chất là “họ chẳng phải cúi đầu tuân lệnh ngƣời nào, mà chỉ tuân theo ý chí của mình thôi” [52, tr.89]. Khi đó, anh ta trở thành bộ phận không thể tách rời của toàn thể xã hội. Bằng cách đó, theo Rousseau, có thể đạt đƣợc cả hai mục tiêu cơ bản của liên minh xã hội:

Thứ nhất: đạt đƣợc những nhiệm vụ của chính xã hội.

Khi tuân thủ ý chí chung mà mỗi ngƣời tham gia, anh ta, xét cho cùng chỉ tuân thủ chính bản thân mình, hay nói cách khác, các quyền của con ngƣời là tự do, bình đẳng, dân chủ đƣợc khế ƣớc đảm bảo và thực hiện.

Có thể nói, không phải đến Rousseau mới đƣa ra tƣ tƣởng về khế ƣớc xã hội mà tƣ tƣởng này đã xuất hiện từ thế kỷ XVII. Trƣớc Rousseau, Thomas Hobbes (1588 - 1679), một nhà triết học ngƣời Anh nổi tiếng, với cuốn sách

“Leviathan” viết năm 1651, đã thiết lập nền tảng cho triết học chính trị

phƣơng Tây theo quan điểm lý thuyết về khế ƣớc xã hội. Hobbes là ngƣời ủng hộ chính thể chuyên chế nhƣng ông cũng phát triển các nguyên tắc cơ bản của tƣ tƣởng tự do châu Âu: quyền đƣợc bầu cử của các cá nhân; quyền bình đẳng tự nhiên của tất cả mọi ngƣời; tính nhân tạo của địa vị chính trị; quan điểm tất cả quyền lực chính trị hợp pháp phải mang tính “đại diện” và dựa trên sự đồng thuận của nhân dân; sự diễn giải luật khá phóng khoáng cho phép mọi ngƣời đƣợc làm bất kỳ điều gì mà pháp luật không cấm.

Tiếp đó, khế ƣớc xã hội đã đƣợc John Locke gọi với tên “giao ƣớc xã hội” trong cuốn “Khảo luận thứ hai về chính quyền - chính quyền dân sự”. Theo Locke, con ngƣời trong bản chất tự nhiên “tất cả đều tự do, bình đẳng và độc lập, không một ai có thể bị đƣa ra khỏi tình trạng này và phải khuất phục trƣớc quyền lực chính trị của ngƣời khác mà không có sự chấp thuận của chính ngƣời bị đặt ra. Cách duy nhất mà theo đó một ngƣời tƣớc bỏ của chính mình quyền tự do tự nhiên và gắn bó với những ràng buộc của xã hội dân sự, là bằng sự đồng thuận với những ngƣời khác để cùng liên kết và hợp nhất trong một cộng đồng” [31, tr.137] và “bất cứ ai ra khỏi trạng thái tự nhiên và hợp nhất vào cộng đồng phải nhận thức đƣợc việc từ bỏ mọi quyền lực một cách nhất thiết, cho những mục đích mà vì đó họ đã hợp thành xã hội … Điều này đƣợc thực hiện bằng sự đồng ý vừa đủ để hợp nhất trong một xã hội chính trị … tất cả những gì mà giao ƣớc xã hội mang trong nó” [31, tr.140-141].

Nhà nƣớc theo quan điểm của Locke “thực chất là một khế ƣớc xã hội, trong đó các công dân nhƣợng một phần quyền của mình để hình thành quyền lực chung - quyền lực nhà nƣớc. Nhà nƣớc với quyền lực chung đó điều hành, quản lý xã hội nhằm bảo toàn những quyền lực tự nhiên của mỗi cá nhân công dân” [16, tr.58].

Trong tƣ tƣởng về khế ƣớc xã hội, cả Locke và Rousseau đều nhấn mạnh yếu tố coi trọng sự bình đẳng của các cá nhân trong cộng đồng, coi tự do là quyền tất yếu, tự nhiên của con ngƣời. Nhà nƣớc ra đời trên cơ sở khế ƣớc xã hội có mục đích và nhiệm vụ đảm bảo, bảo vệ quyền tự nhiên của con ngƣời và trong mọi trƣờng hợp không đƣợc vi phạm các quyền ấy. “Với khế ƣớc xã hội, con ngƣời mất đi cái tự do thiên nhiên và cái quyền hạn chế đƣợc làm những điều muốn làm mà làm đƣợc; nhƣng mặt khác con ngƣời thu lại quyền tự do dân sự và quyền sở hữu những cái mà anh ta có” [52, tr.73]. Hay nói cách khác, khi gia nhập khế ƣớc xã hội, con ngƣời từ bỏ những gì họ có trong trạng thái tự nhiên để đạt tới sự bảo toàn tốt hơn cho chính mình, sức mạnh giới giạn của cá nhân đƣợc thay thế bằng sức mạnh chung, sức mạnh tối cao của cả cộng đồng.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, Rousseau giải thích sự hình thành xã hội và nhà nƣớc trên quan điểm của thuyết “pháp quyền tự nhiên” và thỏa thuận xã hội. Sự tự do và bình đẳng của những ngƣời tham gia khế ƣớc là cái bảo đảm sự liên kết nhân dân vào một thực thể, và thực thể này không thể đi ngƣợc với những quyền lợi của từng cá nhân. Con ngƣời liên kết qua khế ƣớc và từ bỏ quyền tự do sống theo cảm xúc cá nhân. Khế ƣớc xã hội giúp con ngƣời chống lại những nguy cơ bị áp bức, bóc lột bởi những kẻ mạnh hơn. Theo Rousseau, trong trạng thái tự nhiên con ngƣời hoàn toàn độc lập và tự do, nhƣng nhìn đâu con ngƣời cũng sống trong xiềng xích. Vì thế, vấn đề cơ bản của triết học chính trị là làm sao tìm ra một hình thức nhà nƣớc vừa bảo vệ con ngƣời, đồng thời con ngƣời không phải từ bỏ quyền tự do của mình.

Đây là quan điểm mang tính chất tiến bộ và cách mạng của Rousseau. Ông muốn bảo vệ sự tự do, bình đẳng của con ngƣời. Vì vậy, một nhà nƣớc chính đáng không bao giờ cho phép quyền lực tách rời khỏi nhân dân, vƣợt lên trên nhân dân, mà chủ quyền thuộc về nhân dân. Nhà nƣớc đóng vai trò là lực lƣợng bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển cho con ngƣời và thực hiện các quyền thuộc về con ngƣời.

Một phần của tài liệu tư tưởng dân chủ của Rousseau trong các tác phẩm Bàn về khế ước xã hội (Trang 42)