Đổi mới tƣ duy về quan hệ kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Đổi mới tư duy kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đến nay (Trang 78)

Hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện hết sức thuận lợi để các quốc gia đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng tạo nên những thách thức không nhỏ đối với các quốc gia chậm chân không nắm bắt được xu thế chuyển mình của thời đại. Vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu là tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia, trên cơ sở đó mới có thể tiếp thu những thành tựu của văn minh nhân loại để phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội. Đó là quá trình vừa hợp tác để phát triển, vừa đấu tranh rất phức tạp để tồn tại, đặc biệt là đấu tranh của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, để bảo vệ lợi ích của mình. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra các nhân tố và điều kiện mới cho sự phát triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế trên cơ sở trình độ phát triển ngày càng cao của LLSX, là điều kiện để khơi thông các nguồn lực trong và ngoài nước, mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ và các kinh nghiệm quản lý. Tuy nhiên, việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế cũng tạo ra nhiều thách thức không nhỏ đối với các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển. Do vậy, để khỏi bị gạt ra ngoài lề phát triển của thế giới và hội nhập kinh tế quốc tế thành công thì chúng ta cần tiếp tục đẩy nhanh công cuộc đổi mới trong nhận thức, trong tư duy về kinh tế. Tiến trình kinh tế thị trường đồng thời là tiến trình xã hội hóa hoạt động kinh tế, bởi vậy bản chất của kết cấu kinh tế thị trường là kết cấu kinh tế mở. Trong

lịch sử tiến trình kinh tế của nhân loại, sự phát triển của kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường đã thúc đẩy quá trình mở rộng thị trường, mở rộng giao lưu kinh tế qua trao đổi và thương mại. Sự phát triển hàng hóa và việc phát hiện những vùng địa lý mới đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ thương mại và mậu dịch quốc tế. Nhưng chỉ khi làn sóng công nghệ với tiến trình kinh tế thị trường tư bản xác lập và phát triển, quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa mới thực sự có nền tảng của mình và tạo thành những làn sóng. Làn sãng toµn cÇu ho¸ mà chúng ta đang chứng kiến được tái khởi đầu từ cuối những năm 1980 đã cuốn hút hầu hết các quốc gia – dân tộc trên thế giới tham gia, nhưng cơ hội mà nó giành cho các nước không phải là đều như nhau. Các nước tư bản phát triển là chủ thể của quá trình này, họ dẫn dắt nó diễn ra theo chiều hướng có lợi nhất cho họ, còn những nước chậm phát triển nào hội nhập được vào nó mà không bị nó cuốn trôi đi thì mới có khả năng thực hiện thành công sự phát triển, tạo đà đưa tới sự phát triển hiện đại một cách nhanh chóng. Đó cũng là một thách thức đối với Việt Nam.

Ở Việt Nam, sau cách mạng tháng Tám 1945, và nhất là sau đại thắng mùa xuân 1975 đất nước được độc lập, thống nhất, nền kinh tế đã được đặt vào tiến trình phát triển, thì cũng là lúc làn sóng toàn cầu hoá hiện đại manh nha tái khởi động. Với tính cách là người đứng đầu quốc gia, Hồ Chí Minh đã có chủ trương mở cửa nền kinh tế, và có thể nói rằng, ở Hồ Chí Minh, tư duy mở cửa hội nhập đã sớm hình thành, bắt kịp với tiến trình phát triển hiện đại và quá trình toàn cầu hoá. Cuối năm 1946, trong "Lời kêu gọi Liên hợp quốc", Hồ Chí Minh viết: Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực:

1) Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình.

2) Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán.

3) Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc.

Những tư tưởng trên của Hồ Chí Minh về mở cửa, hội nhập được hình thành khi đất nước vừa được độc lập, còn đang chuẩn bị những tiền đề, những cơ sở để đất nước bước vào tiến trình phát triển. Sau đó hàng thập kỷ, nhiều nước còn mờ mịt về sự phát triển, không ít nước thực thi chính sách đóng cửa, phát triển kinh tế độc lập, tự chủ, mà thực chất là khép kín nền kinh tế, phát triển hướng nội. Giờ đây, sau gần ba phần tư thế kỷ nhìn lại, khi mà đất nước ra khỏi khủng hoảng, ra khỏi cái khung khép kín của nền kinh tế kế hoạch tập trung phi thị trường, chúng ta có thể nói rằng, tư tưởng của Hồ Chí Minh với tư duy phát triển, tư duy hội nhập là tư duy vượt thời đại.

Đặc trưng của kinh tế toàn cầu hiện nay là nó được cơ cấu thành một hệ thống chung ở phạm vi toàn cầu. Đó là hệ thống phân công lao động quốc tế. Trong hệ thống kinh tế này, các nền kinh tế phát triển trên cơ sở chuyên môn hoá, hợp tác hoá và phụ thuộc lẫn nhau, và sự phát triển hiện đại của nền kinh tế toàn cầu trở thành nền tảng trên đó các nền kinh tế của các quốc gia thực hiện sự phát triển của mình.

Kinh tế kế hoạch hoá tập trung là kinh tế với kết cấu khép kín, tự tái sản xuất. Có thể nói đó là nền kinh tế hướng nội, nền kinh tế hiện vật. Trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nước ta cũng có quan hệ kinh tế với các nước XHCN, nhưng về bản chất quan hệ kinh tế đố i

ngoại này không mang tính chất thị trường, và có phạm vi nhỏ hẹp. Đó là nền kinh tế mang tính chất giúp đỡ, viện trợ một phần nào đó nên không có ý nghĩa phát triển đối với việc thay đổi bản chất kinh tế tiểu nông chậm phát triển như ở Việt Nam. Tư duy phát triển kinh tế cũ ở đây là tư duy tự cấp, tự túc, xem nền kinh tế là một hệ thống khép kín và lấy các nguồn lực và quan hệ kinh tế bên trong nó làm nền tảng, trong khi coi các quan hệ kinh tế quốc tế chỉ là những quan hệ phụ. Trong công cuộc đổi mới kinh tế vừa qua, khi giải quyết vấn đề khủng hoảng, khôi phục sự tăng trưởng và chuyển nền kinh tế sang kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập với tiến trình phát triển hiện đại của kinh tế toàn cầu. Những cái đó đã trở thành giải pháp cơ bản, chủ yếu, đồng thời, qua đây, nền kinh tế Việt Nam đã tiếp cận được với xu thế của thời đại và được đặt vào trong tiến trình mang tính quy luật cơ bản, tổng quát của sự phát triển: hội nhập vào tiến trình phát triển hiện đại của kinh tế khu vực và thế giới.

Bởi vậy, đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường trong bối cảnh phát triển hiện đại và toàn cầu hoá, đổi mới tư duy về quan hệ kinh tế quốc tế, về mở cửa, hội nhập đã trở thành một tất yếu và là một nội dung cơ bản, trọng yếu của đổi mới tư duy kinh tế. Tiến trình kinh tế thị trường đồng thời cũng là tiến trình xã hội hoá các hoạt động kinh tế. Trong lịch sử nhân loại, sự phát triển của kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường đã thúc đẩy quá trình mở rộng thị trường, mở rộng giao lưu kinh tế qua trao đổi hàng hoá.

Quá trình đổi mới tư duy về hội nhập kinh tế quốc tế thật sự bắt đầu cùng với sự nghiệp đổi mới được Đại hội VI của Đảng khởi xướng. Đến Đại hội VII, chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế được khẳng định là chủ trương lớn, chủ đạo trong đường lối đổi mới của nước ta. Đại hội IX

của Đảng đã khẳng định: Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững. Đổi mới tư duy kinh tế của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại thành tựu to lớn cho đất nước. Việc mở của hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu và đòi hỏi khách quan đối với đất nước ta. Việt Nam đã chú ý mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế từ khi hệ thống XHCN bị tan rã (1989 - 1991). Song song với các quan hệ kinh tế đã có với các nước XHCN, Việt Nam đã phát triển quan hệ thương mại với các nước TBCN như Nhật Bản, Hồng Kông, Singapo, Australia và nhiều nước khác. Năm 1977, Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc. Năm 1987, Việt Nam ban hành Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài, và chỉ sau một năm đã thu hút được 37 dự án với tổng số vốn đăng ký là 3417 triệu USD. Do vậy, khi nguồn lực cân đối xuất nhập khẩu với các nước XHCN đứng đầu là Liên Xô bị cắt giảm đột ngột thì nền kinh tế Việt Nam vẫn có các nguồn lực từ các quốc gia khác để có thể vượt qua được khủng hoảng, đi vào ổn định và phát triển. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức kinh tế, tiền tệ thế giới như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), gia nhập Hiệp hội các nước Đông – Nam Á (ASEAN) năm 1995 và Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1996, gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 1998 và đặc biệt năm 2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Như chúng ta đã biết, WTO là tổ chức chi phối chính sách thương mại của các quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên, chiếm 85% tổng thương mại hàng hoá và 90% thương mại dịch vụ toàn cầu. Việt Nam gia nhập WTO là dấu mốc mới trong tiến trình chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế được cộng đồng thế

giới ghi nhận. Chúng ta đã ký kết hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với một số đối tác quan trọng; mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác khác; góp phần quan trọng vào việc tạo dựng và mở rộng thị trường hàng hoá, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tranh thủ vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn tài trợ quốc tế khác. Từ đó, Việt Nam đã hoá giải được chính sách bao vây, cô lập về chính trị, cấm vận về kinh tế của các thế lực thù địch. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 170 nước và vùng lãnh thổ, đã ký hiệp định thương mại với gần 100 quốc gia. Hầu hết các nước trên thế giới, kể cả những nước đã từng là thù địch chống Việt Nam, đều đã dần coi Việt Nam là đối tác tin cậy, là thị trường giàu tiềm năng và ổn định, là nơi đầu tư hiệu quả của các dòng vốn nước ngoài, không ít các quốc gia lớn có tiềm lực kinh tế đều xem Việt Nam là đối tác kinh tế chiến lược. Điều này có nghĩa là Việt Nam phải cam kết phát triển nền kinh tế thị trường đầy đủ và hội nhập kinh tế quốc tế một cách toàn diện và bình đẳng.

Có thể nói, quá trình đổi mới kinh tế vừa qua có thành tựu quan trọng là mở cửa khơi thông được quan hệ kinh tế quốc tế, đặt nền kinh tế Việt Nam tiếp cận và hội nhập dần vào tiến trình phát triển hiện đại của nền kinh tế toàn cầu, và đến lượt mình quá trình hội nhập đã làm cho tiến trình kinh tế Việt Nam cần phải và có thể bắt kịp với tiến trình phát triển hiện đại của thế giới và thích ứng với quy luật phát triển hiện đại của thế giới. Mở cửa và hội nhập vào tiến trình phát triển hiện đại của nền kinh tế toàn cầu trở thành một tư duy căn bản, thành quyết sách của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước. Đại hội VII chủ trương: Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Tới Đại

hội IX, Nghị quyết Đại hội đã bổ sung thêm và khẳng định: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển" [28, 663]. Độc lập tự chủ về kinh tế tạo cơ sở cho hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. Điều đó càng chứng tỏ hơn nữa những thành tựu đạt được trong đổi mới tư duy kinh tế của Đảng ta trong thời gian vừa qua là hết sức to lớn, có thể ví như một cuộc cách mạng thật sự đối với nước ta, càng chứng tỏ hơn nữa đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng CSVN, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế.

Như vậy, chặng đường đổi mới kinh tế của Đảng ta trong giai đoạn vừa qua có thành tựu rất quan trọng là mở cửa khơi thông được quan hệ kinh tế quốc tế, đặt nền kinh tế Việt Nam tiếp cận và hội nhập dần vào tiến trình phát triển hiện đại của nền kinh tế thế giới. Mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế chính là sự đổi mới tư duy căn bản trong quyết sách của Đảng và Nhà nước ta trên chặng đường phát triển đất nước. Hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả lại tạo điều kiện cần thiết để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Tư duy về hội nhập kinh tế được đặt trong tính tất yếu phát triển nền kinh tế đất nước, xem hội nhập là phương thức, con đường tất yếu của phát triển kinh tế. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng XHCN. Đây có thể xem là một bước tiến trong tư duy phát triển kinh tế của Việt Nam trong điều kiện phát triển hiện đại.

Công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ ở giai đoạn hiện nay mà cả ở tương lai. Đời sống xã hội đang dần thay đổi khá nhanh trên tất cả các mặt và các lĩnh vực khác nhau. Trên cơ sở đổi mới quan điểm, đổi mới đường lối chung về phương thức phát triển tại đại hội VI, hàng loạt các chính sách,

biện pháp cụ thể đã được Đảng xây dựng và ban hành nhằm thực hiện phương thức phát triển mới. Trên cơ sở đó, đổi mới kinh tế từng bước được thực hiện trên thực tế. Những chuyển biến đi lên của nền kinh tế nước ta bắt đầu diễn ra mạnh mẽ từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, bộ mặt của xã hội và nhịp độ phát triển kinh tế xã hội đã có nhiều thay đổi theo hướng tiến bộ tích cực, thế và lực phát triển của đất nước ngày càng được củng cố, tốc độ tăng trưởng và phát triển được duy trì ổn định ở mức khá cao so với thế giới trong suốt gần 2 thập kỷ qua. Tất nhiên, tiến trình kinh tế là một quá trình diễn ra liên tục, tư duy kinh tế và phát triển kinh tế cũng từ đó được thay đổi và phát triển. Hơn nữa, Việt Nam là một nước đang phát triển, nghĩa là còn ở vào một trình độ thấp của sự phát triển, bởi vậy tiếp cận với tiến trình phát triển hiện đại của thế giới, tư duy sẽ nhận được những nguồn lực mới cho sự đổi mới và phát triển của mình. Đó là một con đường khắc phục sự tụt hậu, trước hết về tư duy lý luận. Mặt khác, từ cái gốc tiểu nông và quá khứ một thời kinh tế được xây dựng theo mô

Một phần của tài liệu Đổi mới tư duy kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đến nay (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)