Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Đổi mới tư duy kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đến nay (Trang 32)

Cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, xây dựng và phát triển đất nước theo di huấn của Hồ Chí Minh. Với đại thắng mùa xuân năm 1975 sự nghiệp giải phóng dân tộc ở miền nam - một mục tiêu lịch sử đặt ra, đã hoàn thành trọn vẹn, một thời kỳ mới đã mở ra đối với cách mạng nước ta: đất nước thống nhất và cả nước cùng quá độ đi lên CNXH. Thắng lợi này đã chứng minh hùng hồn chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, sức sống và giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh “Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH" cũng được khẳng định mãi mãi, đây cũng là quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới. Cách mạng Việt Nam cũng đã chuyển sang một thời kỳ mới, cả nước cùng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XNCH. Thời kỳ mới làm xuất hiện những yêu cầu mới, đòi hỏi sự chuyển biến và đổi mới đồng bộ của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trên mọi phương diện từ tổ chức đến hoạt động, từ bộ máy đến con người (đặc biệt là đội ngũ cán bộ), từ phương thức, phương pháp lãnh đạo, quản lý, đến cơ chế, chính sách thực hiện, từ nhận thức đến hành động của mỗi cá nhân và tổ chức, của các cấp, các ngành từ trung ương tới địa phương. “Độc lập dân tộc và CNXH” chính là định hướng tư tưởng chính trị không thay đổi của sự nghiệp cách mạng nước ta, của Đảng và dân tộc ta. Định hướng đó được thể hiện nhất quán và toàn diện trong mọi nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch hành động của toàn Đảng, toàn dân nhằm thực hiện đầy đủ và tốt nhất mục tiêu của đổi mới: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Mặt khác, Việt Nam ta đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lac hậu, bỏ qua chế độ TBCN, xuất phát điểm của chúng ta thấp, tiền đề cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH chưa có, lại là một nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh kéo dài, vừa trải qua hơn 30 năm chiến tranh tàn

phá nghiệm trọng sức người, sức của kế đó là ngót 20 năm bị Mỹ bao vây, cấm vận về mọi mặt. Sức sản xuất kém phát triển, trình độ công nghệ lạc hậu, người lao động đông nhưng trình độ tay nghề và văn hoá ở mức thấp, tài nguyên phong phú, đa dạng, song trữ lượng ở mức vừa và nhỏ, điều kiện khai thác lại khó khăn… Từ chính những điều kiện ấy, muốn tiến tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh theo định hướng XHCN nhân dân ta phải vượt qua được ngưỡng nghèo đói. Trong khi đó, ở thời kỳ trước đổi mới, trong tổ chức thực hiện, chúng ta đã quá chủ quan nóng vội, xác định sai lầm bước đi, không tập trung phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ mà thiên về xây dựng công nghiệp nặng, muốn làm nhanh, làm nhiều, mà không biết tận dụng và phát triển LLSX đã có, cải tạo ồ ạt, muốn nhanh chóng xoá bỏ các thành phần kinh tế tư nhân để xác lập một cách phổ biến hình thức sở hữu tập thể và toàn dân về tư liệu sản xuất ngay cả khi LLSX còn rất thấp kém, xây dựng kế hoạch tập trung quan liêu, chưa biết kết hợp kế hoạch hoá với sử dụng thị trường, chưa phát huy được vai trò định hướng của kinh tế quốc doanh và vai trò là động lực phát triển của các thành phần kinh tế khác, do vậy đã có những hành động nóng vội, giản đơn trong công cuộc cải tạo XHCN. Chúng ta quá nôn nóng nên đã mắc nhiều sai lầm khi xác định mục tiêu và các bước đi trong xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cải tạo XHCN và quản lý kinh tế… Chúng ta đã xoá bỏ các doanh nghiệp tư nhân, công ty tư bản nước ngoài. Trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ lại áp dụng cải tạo theo ý chí chủ quan làm cho sản xuất càng đình đốn, hàng hóa càng nghèo nàn. Chúng ta đã đồng nhất CNH với xây dựng xí nghiệp công nghiệp nặng quy mô lớn và hiện đại, phát triển không gắn liền với cơ chế thị trường, kéo dài quá lâu mô hình quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Sản xuất hàng hoá và hoạt động kinh tế diễn ra thụ động, cứng nhắc.

Chính vì vậy, đã làm cho QHSX bị biến dạng mà vẫn bắt LLSX phải phù hợp với QHSX đó. Trong quá trình sản xuất lại chỉ quan tâm đến số lượng chứ không quan tâm đến chất lượng sản phẩm; hàng hoá tiêu dùng khan hiếm, cơ chế phân phối bất cập, không hợp lý; tệ nạn quan liêu, tham nhũng còn tồn tại và gia tăng, trong khi vẫn cứ giữ mãi lối tư duy kinh tế cũ, việc áp dụng mô hình kinh tế thời chiến “mệnh lệnh - chỉ huy” chính là nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng của nền kinh tế, làm nền kinh tế mất cân đối, sản xuất trì trệ, lạm phát gia tăng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn; cung không đủ cầu cùng với chế độ phân phối theo tem phiếu kéo dài do hàng hoá nhu yếu phẩm khan hiếm đã làm cho khó khăn càng chồng chất những khó khăn.

Những sai lầm trong việc chỉ đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách đã làm tăng thêm những khó khăn phức tạp của tình hình kinh tế - xã hội, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng ở nước ta trước thời kỳ đổi mới, kinh tế nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng gần như không lối thoát, đời sống nhân dân, nhất là những người làm công ăn lương ngày càng cơ cực. Những khuyết điểm sai lầm trong lãnh đạo kinh tế bắt nguồn từ tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội, và bảo thủ trì trệ trong việc xác định mục tiêu, bước đi về cải tạo XHCN và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. Việc sửa chữa sai lầm trong lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước là đòi hỏi bức bách của tình thế, của sự nghiệp cách mạng trong cả nước. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986), với trách nhiệm cao trước nhân dân và dân tộc mình, Đảng đã tự kiểm thảo, phê phán những sai lầm, khuyết điểm một cách nghiêm khắc và quyết tâm đi vào đổi mới để thúc đẩy phong trào cách mạng nước ta tiến lên, xứng đáng là một Đảng cách mạng có trọng trách lãnh đạo nhân dân cả nước trong sự nghiệp xây dựng CNXH. Đảng ta đã nhận rõ, những sai lầm khuyết điểm trong

lãnh đạo kinh tế - xã hội bắt nguồn từ khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã rút ra được 4 bài học lớn trong chỉ đạo của Đảng đối với sự phát triển của đất nước. Đó là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải lấy dân làm gốc, Đảng phải chăm lo xây dựng và phát huy quyền làm chủ cho nhân dân; xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới; và chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với nhiệm vụ chính trị của một Đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng XHCN. Những bài học đó cũng thể hiện tư tưởng chỉ đạo quan trọng của đổi mới, là cơ sở dẫn dắt Đảng ta trên con đường đổi mới để phát triển. Trong quá trình xây dựng CNXH, Đảng ta luôn nhận thấy vai trò quan trọng của cán bộ lãnh đạo trong công cuộc xây dựng đất nước. Ngay từ Đại hội lần thứ II (1951) Đảng đã chỉ ra một số bệnh mà cán bộ và đảng viên thường mắc phải, đó là bệnh chủ quan, quan liêu, mệnh lệnh, hẹp hòi. Điều này ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện mục tiêu cách mạng và đến quá trình xây dựng CNXH. Với tư duy sai lầm đó, những vấn đề cơ bản của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội như quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, quy luật kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng, quy luật đấu tranh giai cấp… trong thời kỳ quá độ lên CNXH đã bị hiểu và giải thích sai lệch, dẫn tới việc cải tạo XHCN đã mắc phải nhiều sai lầm. Trong việc củng cố QHSX mới và sử dụng các thành phần kinh tế, chúng ta đã nóng vội muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế tư nhân, tư bản nhà nước, mà ít chú ý đến đặc điểm của từng lĩnh vực ngành nghề hay địa phương để chọn lựa những hình thức phát triển phù hợp.

Do vậy, để tồn tại và phát triển, Đảng và Nhà nước ta nhất thiết phải đổi mới mà trước hết là đổi mới trong tư duy, trong nhận thức về xây dựng CNXH, đặc biệt là đổi mới tư duy về xây dựng kinh tế.

Mặt khác, chúng ta thấy rằng mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong quá trình vận động, biến đổi và phát triển không ngừng, nên khi xem xét bất kỳ sự vật hiện tượng nào, chúng ta cũng cần xem xét và nhìn nhận nó trong sự vận động và phát triển, vạch ra xu hướng biến đổi và chuyển hoá của chúng, đồng thời không chỉ nắm bắt được những cái đã và đang tồn tại, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng vận động phát triển của nó trong tương lai, thấy được sự biến đổi đi lên tất yếu của sự vật, hiện tượng. Nắm vững được quan điểm này, trong vấn đề đổi mới kinh tế chúng ta cũng cần phải tìm ra phương pháp nhận thức đúng trong tư duy, từ đó có những tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước theo hướng tích cực, mang lại lợi ích cho con người. Sự vật, hiện tượng luôn trong trạng thái vận động phát triển nên yêu cầu trong tư duy nhận thức của con người tuyệt đối không được phép bảo thủ trì trệ, mà phải luôn đổi mới, thay đổi sao cho phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn ở mỗi giai đoạn nhất định.

Một phần của tài liệu Đổi mới tư duy kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đến nay (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)