Những hạn chế còn tồn tạ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng TMCP GP -PGD Bạch Mai (Trang 76)

II I Đánh giá thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn của phòng giao dịch.

3.2Những hạn chế còn tồn tạ

+Thứ nhất, tính chủ động trong tìm kiếm khách hàng: Cán bộ tín dụng của NH chưa chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng,tìm kiếm nhưng dự án đầu tư có

hiệu quả để cho vay hoặc tài trợ nên vẫn chưa đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của phòng cũng như của ngân hàng.

+Thứ hai, về nội dung thẩm định:

Hiện nay, với số lượng dự án vay vốn ngày càng gia tăng thì 1 hạn chế chung với nội dung thẩm định dự án đó là: chưa xây dựng được nội dung và phương pháp thẩm định riêng với từng loại dự án vay vốn..

Bên cạnh đó, công tác thẩm định vẫn còn chủ yếu dựa trên cơ sở hồ sơ dự án mà khách hàng cung cấp, việc đi kiểm chứng kiểm tra còn thiếu. Đối với 1 số dự án quy mô nhỏ, quá trình thẩm định hầu như chỉ tập trung vào khía cạnh tài chính, khả năng trả nợ của chủ đầu tư, các khía cạnh khác còn chưa được thẩm định 1 cách xác đáng.

Trong thẩm định khía cạnh kỹ thuật: cán bộ thẩm định chỉ có thể đưa ra kết luận dựa trên luận chứng kỹ thuật của khách hàng mà rất khó khăn trong việc đưa ra nhận xét chủ quan của mình do trình độ chuyên môn về lĩnh vực này không cao và ít kinh nghiệm thực tế.

Trong thẩm định khía cạnh thị trường: các kết luận đưa ra còn thiếu cơ sở, không có căn cứ thực tế. Hầu hết các kết luận đưa ra dựa trên hồ sơ khách hàng và ý kiến chủ quan của cán bộ thẩm định, chưa áp dụng được phương pháp phân tích toán học nhằm đánh giá và dự báo cung- cầu thị trường.

Khía cạnh thẩm định tài chính tuy được tập trung nhất nhưng cũng còn nhiều hạn chế: việc tính toán các chỉ tiêu còn dựa trên cơ sở các yếu tố ổn định, chưa tính đến độ nhạy của giá cả, lãi suất… việc tính toán một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của đơn vị vay chưa được chú trọng , nhiều khi mang tính hình thức.Ngân hàng chưa xây dựng một quy trình, những tiêu chuẩn cụ thể để so sánh mà nhiều khi còn phụ thuộc nhiều vào chủ quan của cán bộ tín dụng của phòng.

Đối với khía cạnh thẩm định kinh tế- xã hội của dự án: cán bộ thẩm định rất ít khi đề cập đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội như: mức tăng thu nhập, khả năng tạo việc làm, mức tác động đến môi trường… Như vậy, khía cạnh hiệu quả kinh tế - xã hội còn bị cán bộ thẩm định coi nhẹ.

Khi thẩm định các yếu tố rủi ro: cán bộ thẩm định chỉ đánh giá sơ qua về 1 số rủi ro chủ yếu mà chưa đưa ra được các phương án cụ thể để hạn chế những rủi ro này. Cán bộ thẩm định cũng chưa lượng hóa được các chỉ tiêu này, nhằm đánh giá định lượng mức độ ảnh hưởng của nó đối với hiệu quả kinh tế của dự án.

+Thứ tư: trong phương pháp thẩm định:

Ngân hàng chưa có sự kết hợp các phương pháp trong quá trình thẩm định và việc áp dụng các chỉ tiêu cũng còn nhiều hạn chế.

Phương pháp so sánh các chỉ tiêu là phương pháp phổ biến, được các cán bộ thẩm định áp dụng nhiều nhất. Tuy vậy, việc so sánh đôi khi còn mang tính giản đơn, áp dụng 1 cách máy móc. Chưa có sự so sánh với các dự án tương tự, các định mức kinh tế - kỹ thuật của Bộ ngành. Các chỉ tiêu tài chính mới dừng lại ở việc so sánh các năm với nhau mà chưa đối chiếu với các DN trong cùng ngành. Mặt khác, nguồn thông tin của ngân hàng còn thiếu, các tiêu chuẩn và công nghệ, thiết bị kỹ thuật chưa chuẩn mực nào để kiểm tra, đối chứng.

Phương pháp dự báo chưa được áp dụng 1 cách chuẩn xác. Các thông tin về cung cầu, giá cả sản phẩm được cán bộ thẩm định thu thập và kiểm định qua chính hồ sơ của khách hàng, qua sách báo, tạp chí, các phương tiện đại chúng, qua trung tâm phòng ngừa tín dụng CIC… các thông tin này nhiều khi không thực sự đầy đủ và cập nhật. Ngoài ra, các thông tin khác như: môi trường kinh doanh, yếu tố đầu ra, đầu vào… chưa được quan tâm đúng mức. Ngân hàng cũng chưa trang bị được cho mình các công cụ tính toán dự báo hiện đại nhằm dự báo cung cầu thị trường, chưa có được đội ngũ chuyên gia thẩm định giỏi phân tích, dự báo thị trường.

Phương pháp phân tích độ nhạy và rủi ro dự án chưa được chú trọng. Cán bộ thẩm định chưa đi sâu phân tích, đánh giá toàn diện về rủi ro của dự án, cũng chưa giành nhiều thời gian cùng chủ đầu tư tìm các biện pháp phòng ngừa. Bên cạnh đó, đối với phương pháp phân tích độ nhạy_ phương pháp dự báo rất quan trọng, cán bộ thẩm định vẫn còn coi nhẹ, hoặc chưa đủ chuyên môn, thời gian và chi phí để thực hiện.

+Thứ năm, thời gian thẩm định:

Như đã biết, Ngân hàng đã có rất nhiều biến chuyển tích cực đối với thời gian thẩm định dự án. Ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp liên quan đến quy trình thẩm định, nội dung thẩm định nhằm rút ngắn thời gian thẩm đinh. Tuy nhiên, Ngân hàng lại chưa quy định thời gian cụ thể với từng loại dự án, nhằm đẩy nhanh tiến độ thẩm định hơn nữa và hạn chế tình trạng cán bộ thẩm định ỷ nại, chậm chạp trong công việc.

+Thứ sáu, thẩm định tài sản đảm bảo:

Việc xem xét đánh giá tài sản đảm bảo, quản lý tài sản đảm bảo tại chi nhánh vẫn đang được thực hiện 1 cách hết sức sơ khai. Nhận thức về quyền lựa chọn tài sản đảm bảo của ngân hàng chưa đảm bảo. Quy trình định giá chưa có tính thuyết phục, đôi khi mang tính chiếu lệ, thủ tục

+Về tổ chức và cán bộ thực hiện thẩm đinh:

Lực lượng cán bộ tín dụng, thẩm định tín dụng của phòng còn mỏng đơn thuần là những cán bộ nghiệp vụ,phụ trách thẩm định tất cả các mặt của dự án nên nhiều khi đánh giá về mặt kỹ thuật, mặt thị trường của dự án còn chưa đạt được tính chính xác cao và còn có những thiếu sót. Hiện nay là 1 cán bộ tín dụng vẫn thực hiện cả 3 khâu cơ bản trong quá trình cho vay đó là: tiếp xúc với khách hàng, thẩm định dự án/ phương án vay vốn, giải ngân và thu nợ nên công việc thẩm định nhiều khi không hoàn toàn khách quan.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng TMCP GP -PGD Bạch Mai (Trang 76)