I. Đảng lãnh đạo Phong trào cách mạng 1930-
2. Phong trào cách mạng những năm 1930-
Những năm 1929-1933, khi Liên Xô đang đạt được những kết quả lớn trong công cuộc công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, thì ở các nước tư bản chủ nghĩa nổ ra một cuộc khủng hoảng kinh tế trên quy mô lớn.
Cuộc khủng hoảng lan nhanh đến các nước thuộc địa và phụ thuộc, trong đó có Việt Nam. Thực dân Pháp lại tăng cường vơ vét, bóc lột để bù đắp những hậu quả của cuộc khủng hoảng ở chính quốc. Vì thế nền kinh tế Việt Nam sa sút nghiêm trọng.
Kể từ cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) thực dân Pháp tiến hành một chiến dịch khủng bố ở khắp nơi, gây nên một không khí chính trị căng thẳng, mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc Pháp và bè lũ tay sai phát triển gay gắt hơn. Điều đó càng đẩy nhân dân ta tiến nhanh trên con đường vùng lên đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt hơn với kẻ thù.
nhất và cương lĩnh chính trịđúng đắn, đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta chống đế quốc và tay sai. Đảng đã nhanh chóng phát triển tổ chức cơ sở của mình trong nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu mỏ, đồn điền ở nông thôn và thành phố. Những tổ chức quần chúng của Đảng như công hội, nông hội, đoàn thanh niên cộng sản, hội phụ nữ, hội cứu tếđược xây dựng ở nhiều nơi.
Dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, phong trào đấu tranh của quần chúng trên
đà phát triển từ năm 1929, đã bùng lên mạnh mẽ khắp cả ba miền: Bắc, Trung, Nam. Từ tháng 1 đến tháng 4-1930 là bước khởi đầu của phong trào. Nhiều cuộc bãi công của công nhân đã nổ ra liên tiếp ở nhà máy xi măng Hải Phòng, hãng dầu Nhà Bè (Sài Gòn), các đồn điền Phú Riềng, Dầu Tiếng, nhà máy dệt Nam Định, nhà máy diêm và nhà máy cưa Bến Thủy... Phong trào đấu tranh của nông dân cũng diễn ra ở nhiều địa phương như Hà Nam, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh... Truyền đơn, cờđỏ búa liềm của
Đảng Cộng sản xuất hiện trên các đường phố Hà Nội và một số địa phương khác. Những cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động chống đế quốc và phong kiến tay sai, trong đó giai cấp công nhân đóng vai trò tiên phong, là màn đầu của một cao trào cách mạng mới ở Việt Nam do Đảng Cộng sản tổ
chức và lãnh đạo.
Từ tháng 5-1930, phong trào phát triển thành cao trào. Ngày 1-5-1930, lần đầu tiên nhân dân ta kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động. Từ thành phốđến nông thôn ở cả ba miền đất nước xuất hiện nhiều truyền đơn, cờđỏ búa liềm, mít tinh, bãi công, biểu tình, tuần hành, v.v.. Đấu tranh của công nhân nổ ra trong các xí nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hòn Gai, Cẩm Phả, Vinh, Bến Thủy, Sài Gòn, Chợ Lớn, v.v.. Đấu tranh của nông dân cũng nổ ra ở nhiều địa phương thuộc các tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Kiến An, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Định, Vĩnh Long, Sa Đéc, Bến Tre, Mỹ
Tho, Thủ Dầu Một, Long Xuyên, Cần Thơ, Trà Vinh.…
Sau ngày 1-5, làn sóng đấu tranh tiếp tục dâng cao. Riêng trong tháng 5-1930, trong cả nước có 16 cuộc đấu tranh của công nhân, 34 cuộc đấu tranh của nông dân, 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.
Từ tháng 6 đến tháng 8-1930 đã nổ ra 121 cuộc đấu tranh trong đó có 22 cuộc của công nhân, 95 cuộc của nông dân. Nổi bật nhất là cuộc tổng bãi công của toàn thể công nhân khu công nghiệp Bến Thủy - Vinh (8-1930), đánh dấu "một thời kỳ mới, thời kỳ đấu tranh kịch liệt đã đến"1.
ở nông thôn Nghệ An và Hà Tĩnh, nhiều cuộc đấu tranh quy mô lớn của nông dân dưới hình thức biểu tình có vũ trang tự vệ đã nổ ra, như cuộc biểu tình của 3.000 nông dân Nam Đàn (30-8-1930), kéo lên huyện lỵ đưa yêu sách, phá cửa nhà lao, giải thoát cho những người cách mạng bị địch bắt; cuộc biểu tình của 20.000 nông dân Thanh Chương (1-9-1930), bao vây và đốt huyện đường; cuộc biểu tình của 3.000 nông dân Can Lộc (7-9-1930) kéo lên huyện lỵ, đốt giấy tờ, sổ sách, phá nhà lao... Từ Nam Đàn, Thanh Chương, Can Lộc, phong trào cách mạng của quần chúng lan rộng ra nhiều