Sđd, 2000, t.7, tr 58 Sđd, tr 109.

Một phần của tài liệu Giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam (Trang 56)

III. Đảng lãnh đạo Phong trào giải phóng dân tộc, khởi nghĩa giành chính quyền (1939-1945)

1. Sđd, 2000, t.7, tr 58 Sđd, tr 109.

bị cho hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tháng 5-1941, với tư cách đại diện cho Quốc tế Cộng sản, Nguyễn ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Pác Bó (Cao Bằng). Dự Hội nghị

có Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Phùng Chí Kiên, Hoàng Quốc Việt, cùng một sốđại biểu của Xứủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ và đại biểu tổ chức đảng hoạt động ở ngoài nước.

Hội nghị nhận định rằng Chiến tranh thế giới đang lan rộng, phátxít Đức đang chuẩn bị đánh Liên Xô và chiến tranh ở khu vực Thái Bình Dương sẽ bùng nổ. Chiến tranh sẽ làm cho các nước đế quốc bị suy yếu; Liên Xô nhất định thắng và phong trào cách mạng thế giới sẽ phát triển nhanh chóng, cách mạng nhiều nước sẽ thành công và một loạt nước xã hội chủ nghĩa sẽ ra đời.

Trên cơ sở phân tích thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp Hội nghị nêu rõ ở

nước ta mâu thuẫn chủ yếu đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với bọn đế quốc phátxít Pháp-Nhật. "Cần phải thay đổi chiến lược. Sự thay đổi về

kinh tế, chính trịĐông Dương, sự thay đổi thái độ, lực lượng các giai cấp Đông Dương, buộc Đảng ta phải thay đổi chính sách cách mạng ởĐông Dương cho hợp với nguyện vọng chung của toàn thể nhân dân Đông Dương...". Nhiệm vụ đánh Pháp đuổi Nhật "không phải riêng của giai cấp vô sản và dân cày, mà là nhiệm vụ chung của toàn thể

nhân dân Đông Dương", "cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và

điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp "dân tộc giải phóng", vậy thì cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng"2. Hội nghị chủ trương: "Trong lúc này khẩu hiệu của Đảng ta là trước hết phải làm sao giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách của giặc Pháp - Nhật... nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi

được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không

đòi lại được"1. Vì vậy, Hội nghị tiếp tục đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu "đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày" thay bằng các khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất công cho công bằng, giảm tô, giảm tức.

Căn cứ vào hoàn cảnh mới của thế giới và Đông Dương, Hội nghị chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ởĐông Dương, cốt làm sao để thức tỉnh tinh thần dân tộc ở các nước Đông Dương. Trên tinh thần đó, Hội nghị quyết định thành lập ở mỗi nước một mặt trận riêng: Việt Nam độc lập đồng minh, Ai Lao độc lập

đồng minh và Cao Miên độc lập đồng minh. Trên cơ sở sự ra đời mặt trận ở mỗi nước, sẽ tiến tới thành lập mặt trận chung của ba nước là Đông Dương độc lập đồng minh. Hội nghị nhấn mạnh rằng các dân tộc trên bán đảo Đông Dương đều cùng chịu ách thống trị

của đế quốc Pháp-Nhật, cho nên các dân tộc ởĐông Dương phải đoàn kết thống nhất

Một phần của tài liệu Giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)