Sđd, tr 118, 119 1 Sđd, tr 112, 113.

Một phần của tài liệu Giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam (Trang 57)

III. Đảng lãnh đạo Phong trào giải phóng dân tộc, khởi nghĩa giành chính quyền (1939-1945)

2. Sđd, tr 118, 119 1 Sđd, tr 112, 113.

lực lượng đánh đuổi kẻ thù chung. Song, nói đến vấn đề dân tộc lúc này là nói đến sự tự

do, độc lập của mỗi dân tộc. Vì thế, Đảng phải hết sức tôn trọng và thi hành đúng chính sách "dân tộc tự quyết" đối với các dân tộc ởĐông Dương. Sau khi đánh đuổi Pháp - Nhật thì "Các dân tộc sống trên cõi Đông Dương sẽ tuỳ ý theo ý muốn, tổ chức thành liên bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng thành một dân tộc quốc gia tùy ý". "Sự tự do

độc lập của các dân tộc sẽđược thừa nhận và coi trọng"1. Riêng đối với Việt Nam, Hội nghị chủ trương sẽ thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa theo tinh thần tân dân chủ.

Hội nghị quyết định phải xúc tiến ngay công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, coi

đây là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và của nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại. Đểđưa cuộc khởi nghĩa vũ trang đến thắng lợi, cần phải ra sức phát triển lực lượng cách mạng và hình thức tổ chức thích hợp, tiến hành xây dựng căn cứđịa. Nghị quyết Hội nghị ghi rõ: "Phải luôn luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội thuận tiện hơn cả

mà đánh lại quân thù..." . Trong những hoàn cảnh nhất định "với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự

thắng lợi mà mởđường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn"2.

Hội nghịđặc biệt coi trọng công tác đào tạo cán bộ, nâng cao năng lực tổ chức và lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác vận động quần chúng. Hội nghị cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trường Chinh làm Tổng Bí thư.

Sau Hội nghị, Nguyễn ái Quốc gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đoàn kết thống nhất đánh đuổi Pháp-Nhật. Người viết: "Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng"1.

Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã hoàn chỉnh sự thay

đổi chiến lược cách mạng được vạch ra từ Hội nghị lần thứ sáu (tháng 11-1939). Đường lối giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng

đầu, tập hợp rộng rãi mọi người Việt Nam yêu nước trong Mặt trận Việt Minh, xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng ở cả nông thôn và thành thị, xây dựng căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũ trang, là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập cho dân tộc và tự

do cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam (Trang 57)