Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết về phát triển chính sách quảng cáo đối với khách du lịch Nhật Bản đến với khách sạn quốc tế ASEAN Hà Nội.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH QUẢNG CÁO ĐỐI VỚI KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN ĐẾN VỚI KHÁCH SẠN QUỐC TẾ ASEAN HÀ NỘI (Trang 30)

cáo đối với khách du lịch Nhật Bản đến với khách sạn quốc tế ASEAN Hà Nội.

4.2.1. Dự báo triển vọng thị trường khách du lịch Nhật bản trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới.

Trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển và ngày càng có nhiều phát minh, sáng chế ra công cụ lao động phục vụ thay con người và năng suất lao động cao đã làm cho thời gian lao động giảm bớt và thu nhập của họ được tăng lên, dẫn đến nhu cầu của người dân ngày càng đa dạng và phong phú hơn, nhất là đối với du lịch một trong những nhu cầu mang tính tổng hợp cao, cần thiết đối với mọi người. Số lượng khách du lịch Nhật Bản tăng nhanh và tốc độ khoảng 5,7% về số lượng khách và 14,6% về thu nhập. Trong những năm tới khu vực có tốc độ phát

triển mạnh nhất về du lịch là Đông Nam á. Theo tài liệu nghiên cứu “Toàn cảnh du lịch thế giới đến năm 2020” của tổ chức du lịch thế giới WTO thì số lượng khách quốc tế toàn thế giới là 1 tỷ vào năm vào 2010 và 1,6 tỷ lượt khách vào năm 2020 với tốc độ tăng trưởng trung bình từ năm 1995- 2020 là 4,3%/năm. Trong đó do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á với tốc độ phát triển trong giai đoạn 2000- 2010 là 4,4%/năm, giai đoạn 2010-2020 là 4,5 %/năm.

Sự thay đổi cấu trúc dân số: Tỷ lệ tăng dân số ở các nước Châu Âu Bắc Mỹ và ở Nhật Bản giảm tương đối, số ngừơi trên 55 tuổi tăng lên, điều này có ảnh hưởng tích cực đến du lịch đặc biệt là du lịch đến các châu lục khác và du lịch văn hoá. Những người già sẽ có động cơ đặc biệt, việc tuổi cao không cản trở họ đi du lịch vì sức khỏe của họ tốt, họ có nhiều kinh nghiệm, có nhu cầu cần thiết và điều kiện cần thiết để đi du lịch.

Thị trường khách du lịch nói chung và thị trường khách Nhật Bản đang là một thị trường triển vọng và tiềm năng cần được khai thác trong thời gian tới.

4.2.2. Phương hướng và mục tiêu của khách sạn ASEAN với khách du lịch Nhật Bản tại Hà Nội trong thời gian tới.

4.2.2.1. Phương hướng của Khách sạn ASEAN trong thời gian tới:

Trong điều kiện thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì nhiệm vụ trước tiên của Khách sạn hiện nay là làm sao để cạnh tranh được với các khách sạn trong khu vực để tồn tại và phát triển. Khách sạn đưa ra các biện pháp nghiên cứu khai thác, mở rộng thị trường, sử dụng các chương trình quảng cáo trên ti vi, đài báo…cạnh tranh mạnh để thu hút khách, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ có trong khách sạn. Bên cạnh đó, khách sạn còn đầu tư thêm cơ sở vật chất phục vụ khách, nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên đặc biệt đào tạo ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nhật).

Việc liên doanh, liên kết với người nước ngoài trong phạm vi ngay tại Khách sạn ASEAN cũng là hướng mở trong chiến lược kinh doanh của Khách sạn.

4.2.2.2. Mục tiêu:

Căn cứ vào phương hướng mục tiêu của du lịch Việt Nam, tình hình thực tế của Khách sạn ASEAN, Khách sạn đã đề ra mục tiêu cho năm 2015 như sau:

- Tăng cường nghiên cứu và mở rộng thị trường hiện có (thị trường Đài Loan, thị trường Hàn Quốc) biến thị trường tiềm năng là thị trường Nhật Bản thành thị trường trung thành và nỗ lực tìm kiếm thị trường mới.

- Tạo ra các sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú mang những đặc trưng riêng có, với giá hợp lý, chất lượng đảm bảo.

- Tăng cường tiếp thị, quảng bá đối với thị trường khách Nhật Bản.

- Tăng cường sự hợp tác giúp đỡ của các Bộ ngành trong nứơc, các tổ chức môi giới, các đơn vị cung ứng dịch vụ.

- Hoàn thiện hơn nữa về bộ máy tổ chức, nâng cao trình độ nhân viên.

- Đảm bảo hoàn thiện kế hoạch về thu hút khách năm 2015 của Khách sạn là 15000 khách trong đó có 8000 khách Nhận Bản.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH QUẢNG CÁO ĐỐI VỚI KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN ĐẾN VỚI KHÁCH SẠN QUỐC TẾ ASEAN HÀ NỘI (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w