Các đề xuất đóng góp hoàn thiện công tác hạch toán kế toán bán tại Công ty

Một phần của tài liệu Kế toán bàn hàng mặt hàng bánh kẹo tại Công ty TNHH Siêu thị Trung Tín (Trang 45)

Trên cơ sở những kiến thức đã học cùng với việc tìm hiểu thực tế Công tác kế toán bán hàng tại công ty TNHH Siêu thị Trung Tín, với mong muốn công tác kế toán bán hàng ngày càng được củng cố, hoàn thiện. Đồng thời, em những khó khăn mà công ty đã và đang gặp phải là hoàn toàn có thể khắc phục được, em xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán tại công ty:

Thứ nhất: Về phương thức thanh toán.

Hiện nay với sự phát triển của Công nghệ, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng thì Công ty có thể áp dụng thêm 1 số phương pháp thanh toán như: Thanh toán bằng thẻ ATM, thanh toán bằng Vinapay, ví điện tử.

Thứ hai: Về phương thức bán hàng.

Hiện nay ngoài phương pháp bán lẻ tự chọn trả tiền ngay thì công ty cũng có thể sử dụng thêm một số phương thức bán hàng cũng được nhiều công ty có cùng loại hình như Công ty TNHH Siêu thị Trung Tín sử dụng như:

- Bán hàng trực tuyến: Ngày nay khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, đặc biệt là mạng Internet. theo thống kê thì hiện nay có khoảng 29% dân số sử dụng mạng Internet, trong đó có khoảng 40% sử dụng Internet để thực hiện tìm kiếm thông tin mua bán. Hiện nay cũng có rất nhiều các công ty theo mô hình bán lẻ tự chọn chọn phương thức này như: Trần Anh, Pico, Ebest, ...Tuy nhiên để làm được điều này thì Công ty TNHH Siêu thị Trung Tín cần phải có đội ngũ nhân viên chuyên môn giỏi về công nghệ thông tin.

- Bán hàng trả chậm, trả góp: Đây cũng có thể là hình thức bán tốt nên được sử dụng trong tình trạng kinh tế hiện nay. Khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu .

Theo thông tư số 89/2002/TT-BTC, ngày 9 tháng 10 năm 2002. Khi bán hàng trả chậm, trả góp thì ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của kỳ kế toán theo giá bán trả ngay, phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả ngay ghi vào Tài khoản "Doanh thu chưa thực hiện". Căn cứ vào hóa đơn GTGT, phiếu thu tiền kế toán ghi:

Nợ các TK 111, 112: tổng số tiền nhận trước Nợ TK 131: Số tiền còn phải thu của khách hàng.

Có TK 511: Theo giá bán trả ngay chưa có thuế GTGT.

Có TK 3387 - Phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả ngay chưa có thuế GTGT.

Có TK 333 - Thuế GTGT phải nộp.( Nếu DN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ). - Hàng kỳ, kế toán tính, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

- Khi thực thu tiền bán hàng trả chậm, trả góp trong đó gồm cả phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả ngay, căn cứ vào phiếu thu tiền, ghi:

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

Thứ ba:Về hạch toán hàng xuất hủy tại công ty

Theo công văn số 102TCT/PCCS ngày 11/1/2005 của Tổng cục thuế, đối với những hàng hóa bị tổn thất phải tiêu hủy, Công ty phải lập hội đồng thanh hỷ trong đó có biên bản xác nhận rõ mức độ, nguyên nhân và trách nhiệm. Biên bản phải ghi rõ số lượng, chủng loại, giá trị hàng hủy, Giám đốc công ty ký vầ chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời theo thông tư 89/2002/TT-BTC, kế toán cần hạch toán hủy hàng hỏng như sau:

- Căn cứ vào biên bản mất mát, hao hụt HTK, kế toán phản ánh: Nợ TK 1381: Tài sản thiếu chờ sử lý

Có TK 151,152,153,155,156

- Căn cứ vào biên bản xử lý về HTK hao hụt, mất mát, kế toán ghi: + Hao hụt ngoài định mức

Nợ TK 111, 334,..: Phần tổ chức, cá nhân phải bồi thường Có TK 1381

+ Hao hụt trong định mức

Nợ TK 632: giá vốn hàng bán ( các khoản hao hụt, mất mát của HTK sau khi trừ đi phần bồi thường của tổ chức, cá nhân)

Có TK 1381

Thứ tư: Về theo dõi hàng tồn kho trong siêu thị.

Công ty cần yêu cầu bộ phận bán hàng theo dõi chặt chẽ lượng hàng nhập vào và xuất ra để đảm bảo tồn thực tế và tồn máy khớp nhau, có thể tổ chức kiểm tra, kiểm kê hàng hóa 1 quý 1 lần để phát hiện kịp thời những hạn chế có thể gặp phải và tìm cách khắc phục nhanh chóng.

Thứ năm:Về thu tiền bán hàng.

Kế toán thu tiến bán hàng cần thu chính xác số tiền thu ngân thu thự nộp, còn phần chênh lệch thừa thiếu sẽ hạch toán vào các tài khoản tương ứng.

Ví dụ: Số liệu bán hàng ngày 12/1 như trên, kế toán phải hạch toán như sau: Nợ TK 1111: 281.732.000

Có Tk 5111: 257.447.501 Có TK 3331: 24.134.327 Có TK 711: 150.172

Thứ sáu: Về xuất hóa đơn bán hàng.

Công ty nên đăng ký giấy phép in hóa đơn GTGT ngay ở quầy thu ngân cho khách hàng. Như vậy, kế toán sẽ không phải làm một bước xuất hóa đơn đỏ và cũng sẽ đảm bảo được việc xuất hóa đơn đỏ ngay khi xuất hàng.

Thứ bảy: Về dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Dự phòng là khoản dự tình trước để đưa vào chi phí sản xuất, kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị dã ghi sổ kế toán cuẩ HTK. Việc lập dự phòng giảm giá của HTK nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm giá, đồng thời cũng phản ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng hóa của DN khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán. Kế toán sử dụng tài khoản 159 " Dự phòng giảm giá hàng tồn kho" để trích lập dự phòng, điều chỉnh giá gốc hàng tồn kho của các tài khoản HTK.

Đồng thời, kế toán áp dụng chuẩn mực số 02 và thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 để xác định giá gốc của HTK và hạch toán dự phòng HTK cho Công ty.

- Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý), khi lập dự phòng giảm giá HTK lần đầu, kế toán hạch toán:

Nợ TK 632

Có TK 159

- Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý) tiếp theo:

+ Nếu khoản dự phòng giảm giá HTK phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá HTK đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn ghi:

Nợ TK 632: Có TK 159

+ Nếu khoản dự phòng giảm giá HTK phải lập cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá HTK đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn ghi:

Nợ TK 159

Có TK 632

KẾT LUẬN

Bán hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp thương mại. Bán được hàng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo vì có bán được hàng mới thu hồi vốn, mới bù đắp được chi phí bỏ ra và có lãi để tiếp tục kinh doanh. Do đó kế toán bán hàng với tư cách là công cụ quản lý bán hàng đóng vai trò hết sức quan trọng. Việc hoàn thiện kế toán bán hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giúp cho doanh nghiệp quản lý chặt chẽ hơn tình hình thực hiện tiêu thụ hàng hóa, phản ánh đúng đắn kịp thời doanh thu bán hàng, tình hình thanh toán tiền hàng và thu hồi công nợ, đẩy nhanh khả năng luân chuyển vốn. Đặc biệt là trong tình hình kinh tế đang gặp khó khăn như hiện nay nên việc tổ chức hạch toán khoa học và hợp lý toàn bộ công tác kế toán và nhất là kế toán trong khâu bán hàng có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Do điều kiện thời gian thực tập và trình độ còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên bài khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em rất mong nhận được những góp ý, chỉ bảo của các thầy cô, các anh chị trong phòng kế toán và những ai quan tâm tới vấn đề này. Em hi vọng những ý kiến của mình sẽ đóng góp phần nào trong phương hướng hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng của Công ty.

Cuối cùng, một lần nữa em xin chân thành các thầy cô giáo đã tận tình dạy bảo cho em suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Cao Hồng Loan đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này. Và các anh chị phòng kế toán của Công ty TNHH Siêu thị Trung Tín đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại Công ty để hoàn thành bài khóa luận.

Sinh viên Phạm Thị Hoa

Một phần của tài liệu Kế toán bàn hàng mặt hàng bánh kẹo tại Công ty TNHH Siêu thị Trung Tín (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w