TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM HỘI NHẬP WTO.

Một phần của tài liệu XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA DÒNG FDI TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY (Trang 84)

3.1 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNGTHU HÚT FDI VÀO HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2007- 2010. ĐOẠN 2007- 2010.

3.1.1 Dự báo nhu cầu và khả năng thu hút vốn FDI vào Hải Phòng.

3.1.1.1 Dự báo nhu cầu

Như đã phân tích ở chương 2, mọi quy hoạch, kế hoạch phát triển của Hải Phòng cần phải có mối quan hệ mật thiết và nằm trong mối tương quan với quy hoạch, kế hoạch phát triển của cả nước. Với mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong giai đoạn 2006-2010, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của Việt Nam sẽ cần 140 tỷ USD, chiếm 40% GDP trong đó vốn trong nước là 65%; vốn nước ngoài chiếm 35% tương đương vớI 49 tỷ USD và trong đó dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ ở mức 23-24 tỷ USD.

Trong mối tương quan đó, theo quy hoạch tổng thể phát triển đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của Hải Phòng đạt từ 13-15%, thu nhập bình quân đầu người đạt 5.000 USD/năm vào năm 2020 với kim ngạch xuất khẩu 6 tỉ USD. Vì thế, nhu cầu vốn cho phát triển giai đoạn 2007-2020 của Hải Phòng lên tới 500.000 tỉ đồng, tương đương 33 tỉ USD. Để đáp ứng nhu cầu về vốn đó, dự báo nhu cầu về vốn FDI của thành phố đến năm 2010 là 24 nghìn tỷ đồng.

3.1.1.1 Dự báo khả năng thu hút vốn FDI của Hải Phòng trong thời gian tới

Kể từ khi Việt Nam ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đến nay, nhận thấy vị trí địa lý thuận lợi và tiềm năng có sẵn của Hải Phòng, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đến và đầu tư vào Hải Phòng. Số dự án và quy mô vốn đăng kí, vốn bổ sung tăng qua các năm. Tuy nhiên, từ năm 1997, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á và môi trường đầu tư của Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng còn nhiều hạn chế chưa được cải thiện làm hoạt động đầu tư nước ngoài của cả nước chững lại, Hải Phòng cũng không nằm ngoài thực trạng đó. Nhiềm tiềm năng, lợi thế của Hải Phòng còn đang bị bỏ ngỏ chưa được khai thác. Trên cơ sở cuộc điều tra của về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực của Hải Phòng, có thể khẳng định những lợi thế so sánh và hạn chế của Hải Phòng so với các tỉnh khác trong khu vực duyên hải Bắc Bộ:

Bảng 3.1 Đánh giá những lợi thế só sánh của Hải Phòng

STT Các yếu tố chủ yếu Lợi thế so sánh1

Rất ưu thế Ưu thế Hạn chế 1 Vị trí địa lý giữ vai trò cửa ra vào trong giao lưu liên vùng và quôc tế ☺

2 Có quỹ đất cho phát triển đô thị và tài nguyên để phát triển du lịch biển ☺3 Là cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và có sức lan tỏa đến sự phát

Một phần của tài liệu XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA DÒNG FDI TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY (Trang 84)