Nguyên liệu chính sử dụng là bột nano TiO2
- Cân 2 phần bột nano titan dioxyt khối lượng bằng nhau, cho vào hai lọ thủy tinh:1 lọ chứa mẫu để nơi tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, còn 1 lọ:
+ Nếu mẫu trong lọ xuất xứ Trung Quốc và phòng thí nghiệm vật lý ứng dụng: đặt trực tiếp lọ thủy tinh chứa mẫu còn lại vào buồng chiếu xạ. Sau một thời gian, lấy mẫu ra rồi hòa một lượng dung dịch xanh melethylene như nhau vào hai mẫu đã chiếu xạ và chưa chiếu xạ tương ứng lắc đều, để lắng (trong thời gian ngắn).
+ Nếu mẫu trong lọ là P25 của Đức: do độ xốp cao nên nếu thực hiện chiếu như hai mẫu trên rồi mới trộn với dung dịch xanh melthylene thì thời gian chờ
dung dịch lắng rồi mới đem đo sẽ rất lâu, ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả đo. Vì thế với loại mẫu này, tiến hành trộn xanh melthylene vào hai lọ chứa mẫu, sau đó mới đem chiếu xạ một trong hai. Khi đã đạt được thời gian chiếu xạ cần thiết, lắc đều hai lọ, đem lọc bằng giấy để thu được dung dịch sau cùng ko vẩn
đục.
Bảng 4.1: Một số thông số của Xanh Melthylene
Công thức Cấu trúc Màu Bước sóng hấp thụ
C16H18 ClN3S Xanh
da trời 650 nm
*Ghi chú: Với mỗi loại bột nano TiO2 thí nghiệm, nồng độ dung dịch xanh Melthylene là không giống nhau
74
- Dung dịch thu được sau cùng cho vào dụng cụ thủy tinh (tự chế) đo công suất của ánh sáng qua hai mẫu (đã chiếu xạ và chưa chiếu xạ) rồi ghi lại kết quả.
Hình 4.1: Mẫu thử trong buồng chiếu xạ (nguồn phóng xạ được đặt dưới đĩa tròn đỏ, lọ thủy tinh đánh số chứa dung dịch xanh melthylene + nano titan dioxit)
Hình 4.2 : Mô hình các vị trí đặt mẫu trong buồng chiếu xạ
1. Nguồn phóng xạ137Cs 2. Lọ thủy tinh chứa mẫu (vị trí a, b, c) 3. Vỏ buồng chiếu xạ 4. Đếđặt nguồn, mẫu 1 a b c 2 3 4
75
• Tiến hành đo công suất hấp thụ laser của mẫu:
Hình 4.3: Mô hình thí nghiệm đo công suất hấp thụ