M Ở ĐẦU
c. Một số hóa chất nguy hiểm cần quản lý hạn chế, sản xuất kinh doanh
nhưng hiện tại chưa quy định, cụ thể như sau:
- Xyanua (CN-): các hợp chất cyanua là những hợp chất kịch độc, cơ chế gây
độc của xyanua ngăn chặn sự trao đổi chất của tế bào. Xyanua kali có khả năng tạo liên kết hóa học với các heme trong máu (như hemoglobin, làm cho các tế bào không lấy được ôxy và bị hủy hoại. Đối với loại hóa chất nguy hiểm này, chúng tôi
vì vậy trong danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh nên sửa “các hợp chất của Xyanua” chứ không nêu cụ thể các trường hợp như hiện nay.
- Chì và các hợp chất của chì; cũng giống như Thủy ngân, chì sau khi tích tụ
trong cơ thể tác dụng với gốc SH của enzyme gây biến tính protein Enzyme(SH)2 + Pb2+ Æ Enzyme (S)2 Pb2+
Chì tác dụng với ALA (Axit delta aminolevuni), ngăn cản sự tạo thành của prophobilinogen nguyên liệu tổng hợp lên hồng cầu từ ALA, chính vì vậy chì có trong máu kìm hãm sự tổ hợp của máu, làm giảm quá trình tuần hoàn của hồng cầu, gây bệnh thiếu máu, nếu nhiễm chì nặng có thể gây tử vong.
Do tính nguy hại của chì, chúng tôi đề nghị tất cả những hợp chất của chì sẽ
quản lý hạn chế sản xuất, kinh doanh để tránh gây ảnh hướng tới con người và môi trường.
- Asen: Tác hại của asen: Tình trạng nhiễm độc asen lâu ngày còn có thể gây ung thư (gan, phổi, bàng quang và thận) hoặc viêm răng, khớp, gây bệnh tim mạch, cao huyết áp.Ảnh hưởng độc hại đáng lo ngại nhất của asen tới sức khoẻ là khả năng gây đột biến gen, ung thư, thiếu máu, các bệnh tim mạch (cao huyết áp, rối loạn tuần hoàn máu, viêm tắc mạch ngoại vi, bệnh mạch vành, thiếu máu cục bộ cơ tim và não)
Hơn 95% Asen đi vào trong máu liên kết với hemoglobin. Tác dụng với protein làm đông tụ protein và mất hoạt tính của enzyme
Do tính độc cấp tính của Asen cao, vì vậy chúng tôi đề nghị quản lý hạn chế
sản xuất, kinh doanh các hợp chất của Asen. - Thủy ngân: như đã trình bày ở trên.
- Metyl etyl keton peroxit (MEKP): MEKP là một peroxide hữu cơ lỏng không màu, tương đối bền khi để ở trạng thái tĩnh trong kho. Tuy nhiên, khi có va chạm cơ học hoặc ở nhiệt độ cao thì MEKP có tính nổ mạnh ở mức tương tự như
acetone peroxide. Bình thường nếu bị dính MEKP có thể gây bỏng da và gây ăn mòn mạnh hoặc mù mắt. Hóa chất này là một trong những hóa chất nguy hiểm, rất dễ gây ra sự cố nếu người sử dụng không am hiểu về các đặc tính lý hóa của chúng, trên thực tế trong năm 2010 ở Công ty nhiệt điện Hải Phòng đã xảy ra hai vụ nổ gây thiệt hại về người và tài sản chỉ trong vòng nửa tháng. Vì tính chất rất nguy hiểm của hóa chất này, chúng tôi đề nghị bổ sung vào danh mục hóa chất hạn chế, sản xuất kinh doanh.
- Nhóm hóa chất gây hiệu ứng nhà kính:
+ Khái niệm hiệu ứng nhà kính và tác hại của hiệu ứng nhà khính:
Nhiệt độ bề mặt trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt trái đất và năng lượng bức xạ của trái đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh. Năng lượng mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển. Trong khi đó, bức xạ của trái đất với nhiệt độ bề mặt trung bình +16oC là sóng dài có năng lượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ lại. Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO2, bụi, hơi nước, khí mêtan, khí CFC v.v...
"Kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là Hiệu ứng nhà kính".
khí quyển trái đất làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Theo tính toán của các nhà khoa học, khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi, thì nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên khoảng 3oC. Các số liệu nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trái đất đã tăng 0,5oC trong khoảng thời gian từ 1885 đến 1940 do thay đổi của nồng độ CO2 trong khí quyển từ 0,027% đến 0,035%. Dự báo, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1,5 - 4,5oC vào năm 2050.
Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO2 => CFC => CH4 => O3 =>NO2. Sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường trái đất.
Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển. Như vậy, nhiều vùng sản xuất lương thực trù phú, các khu đông dân cư, các đồng bằng lớn, nhiều đảo thấp sẽ bị chìm dưới nước biển.
Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt.
Khí hậu trái đất sẽ bị biến đổi sâu sắc, các đới khí hậu có xu hướng thay đổi. Toàn bộ điều kiện sống của tất cả các quốc gia bị xáo động. Hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ hải sản bịảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm.
+ Tháng 01 năm 1994, Việt Nam đã phê chuẩn tham gia Công ước viên về
bảo vệ tầng ozon và nghị định thư Montreal về các hóa chất làm suy giảm tầng ozone (ODS) và từ tháng 11 năm 2004, Việt Nam đã trở thành thành viên đầy đủ
của Công ước Viên và Nghị định thư Montreal, với tư cách là thành viên, Việt Nam có nghĩa vụ phải tuân thủ đầy đủ các quy định của Nghị định thư, Quyết định của các bên tại Hội nghị hàng năm và Quyết định của quỹ đa phương thi hành Nghịđịnh thư Montreal, trong đó Điều 4 Nghị định thư qui định tất cả các nước thành viên Nghị định thư phải thiết lập hệ thống cấp phép sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu các chất làm suy giảm tầng ozon.
+ Ngày 03 tháng 12 năm 1998, Việt Nam đã ký vào Nghị định thư Kyoto, tvà phê chuẩn vào ngày 25/9/2002. Vì vậy chúng ta cần phải tuân thủ Nghị định thư
Kyoto về kiểm soát các khí gây hiệu ứng nhà kính
+ Hiện nay đối với các hóa chất làm suy giảm tầng ozon có một số hóa chất
đã nằm trong danh mục hạn chế sản xuất, kinh doanh, một số hóa chất chưa, vì vậy chúng tôi đề nghị bổ sung các hóa chất, như: CO2, CH4, N2O.
Mới đây Bộ Tài nguyên và Môi trường soạn thảo dự thảo Thông tư Liên tịch hướng dẫn quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập-tái xuất các chất làm suy giảm tầng ozon theo quy định của Nghịđịnh thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng
ozon (Thay thế thông tư liên tịch 14 cũ), tại Thông tư này Bộ Công Thương cấp hạn ngạch từng năm bắt đầu từ 01 tháng 1 năm 2012 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 cho từng nhóm HCFC. Do Cục Hóa chất đang quản lý danh mục hóa chất hạn chế
kinh doanh trong đó có một số hóa chất nằm trong danh mục mà Bộ tài Nguyên môi trường Dự thảo (Phụ lục V kèm theo), vì vậy để thuận lợi trong quá trình quản lý hóa chất, chúng tôi đề nghị được quản lý các loại hóa chất này và bổ sung những hóa chất này trong danh mục hạn chế, sản xuất kinh doanh.
Dựa trên những nhận xét về hai danh mục, chúng tôi đề xuất sửa đổi hai danh mục này, cụ thể như sau:
Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện (Phụ VI kèm theo): Danh mục hạn chế sản xuất, kinh doanh (Phụ lục VII kèm theo).