Thực trạng tình hình sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc danh mục hóa chất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoá chất sản xuất kinh doanh có điều kiện và hoá chất hạn chế sản xuất kinh doanh (Trang 37)

M Ở ĐẦU

2. Thực trạng tình hình sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc danh mục hóa chất

hóa cht hn chế sn xut, kinh doanh.

Hóa chất thuộc danh mục hạn chế sản xuất, kinh doanh là những hóa chất rất nguy hiểm, vì vậy công việc quản lý hóa chất cần phải thắt chặt và hạn chế việc nhập khẩu, sản xuất kinh doanh đối với các cơ sở không đạt tiêu chuẩn. Hiện nay tại Phụ lục II Nghị định 26/2011/NĐ-CP quy định “Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh được sửa đổi bổ sung”, danh mục này đã được sửa đổi bổ sung cho danh mục Phụ lục II Nghị định 108/2008/NĐ-CP. Đối với những hóa chất này, trước khi tiến hành sản xuất, kinh doanh hóa chất phải được cấp giấy phép của Bộ

Công Thương (Cục Hóa chất), tuy nhiên do Nghị định 26/2011/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01 tháng 6 năm 2011, nên có rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nắm bắt được thông tin và vẫn chưa thực hiện công tác xin giấy phép.

Cho đến nay Cục Hóa chất đã tiếp nhận 11 bộ hồ sơ xin cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp, tuy nhiên Cục mới chỉ cấp 01 giấy phép cho Công ty TNHH Văn Minh về những hóa chất:

Chng loi hàng hoá STT

Tên gi Mã s CAS Công thhoá hc c

Quy mô sn xut, kinh doanh 1 Trietanol amin 102-71-6 C6H15O3N 20 lít/năm 2 Hydrazin 302-01-2 N2H4 10 tấn/năm 3 Thủy ngân 7439-97-6 Hg 40 kg/năm 4 Cacbon disunphua 75-15-0 CS2 40 lít/năm

5 Chì oxit 1317-36-8 PbO 5 tấn/năm 6 Diclo metan 75-09-2 CH2Cl2 5000 lít/năm 7 Triclo metan 67-66-3 CHCl3 2000 lít/năm 8 Axetaldehit 75-07-0 C2H4O 70 lít/năm 9 Chì axetat 6080-56-4 Pb(CH3COO)2.3H2O 1500 kg/năm

10 Niken oxit 1313-99-1 NiO 10 kg/năm

11 Niken sunphat 10101-97-0 NiSO4.6H2O 20 kg/năm 12 Niken chlorua 7791-20-0 NiCl2.6H2O 20 kg/năm 13 Niken cacbonat 12607-70-4 NiCO3.4H2O 20 kg/năm 14 Niken axetat 6018-89-9 C4H6NiO4.4H2O 20 kg/năm 15 Chì tetraoxit 1314-41-6 Pb3O4 5 tấn/năm 16 Thclorua ủy ngân 7487-94-7 HgCl2 100 kg/năm 17 Thnitrat ủy ngân 7783-34-8 Hg(NO3)2 30 kg/năm 18 Thsunphat ủy ngân 7783-35-9 HgSO4 30 kg/năm 19 Thiodua ủy ngân 7774-29-0 HgI2 5 kg/năm 20 Thionyl chlorua 7719-09-7 SOCl2 20 lít/năm 21 1,1,2-triclo etan 79-01-6 C2HCl3 400 lít/năm 22 1,4-dietylen dioxit 123-91-1 C4H8O2 20 lít/năm

Các trường hợp còn lại hồ sơ của doanh nghiệp chưa đầy đủ giấy tờ nên Cục Hóa chất chưa thể triển khai quá trình xem xét và cấp giấy phép, đó là:

+ Công ty Cổ phần Kinh tế Kỹ Thuật; + Công ty TNHH Hạnh Đức;

+ Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Thiên Nghĩa; + Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam;

+ Công ty TNHH Hóa chất Mekông;

+ Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hóa chất Thiết bịĐại Việt; + Công ty TNHH Thương mại Hóa chất Tân Việt Trung;

+ Công ty TNHH Hóa chất và Thiết bị Thiên Bình;

+ Công ty TNHH Hóa chất và Thương mại Hưng Đại Lợi.

Khó khăn hiện nay, thông qua việc quản lý nhập khẩu hóa chất (quản lý khai báo hóa chất), Cục Hóa chất mới chỉ phát hiện được những doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh mặt hàng nguy hiểm này lúc đó mới có thể quản lý những tổ

chức cá nhân có liên quan. Đối với những doanh nghiệp chỉ sản xuất, kinh doanh hóa chất trong nước hoặc mua bán hóa chất trong nước mà doanh nghiệp không nằm trong khu chế xuất hiện tại vẫn chưa có biện pháp chế tài các đơn vị này.

Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp đã nộp hồ sơ xin câp giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất, tuy nhiên chưa thể tiến hành thực hiện được do còn có một số vướng mắc về quy định vận chuyển do cơ quan có thẩm quyền cấp vì chưa có văn bản hướng dẫn, với khó khăn này chúng tôi kiến nghị các Bộ ngành có liên quan (Bộ Công an, Bộ Y Tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường) sớm có văn bản hướng dẫn về lĩnh vực này.

Thông qua kết quảđiều tra (Như bản đính kèm), chúng ta có thể thấy rõ có rất nhiều tổ chức, cá nhân đang hoạt động hóa chất thuộc lĩnh vực này nhưng vẫn chưa tuân thủ các quy định và không tiến hành xin cấp phép. Như quản lý hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện, Cục Hóa chất không có kinh phí để kiểm tra công tác thực hiện của doanh nghiệp thực hiện theo các quy định, vì vậy cũng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình quản lý chung của ngành. Hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện và đặc biệt là hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh là những hóa chất cực kỳ

nguy hiểm và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, tác hại tới sức khỏe của con người vì vậy để có thể thực hiện công tác quản lý chặt chẽ, chúng tôi đề nghị được hỗ trợ kinh phí trong quá trình kiểm tra, khảo sát các đơn vị hoạt động hóa chất có liên quan.

CHƯƠNG III

GII PHÁP NÂNG CAO HIU QU QUN LÝ HÓA CHT SN XUT, KINH DOANH CÓ ĐIU KIN

VÀ HÓA CHT HN CH SN XUT, KINH DOANH 1. Văn bn quy phm pháp lut

Tiếp tục nghiên cứu và hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về

quản lý an toàn hóa chất nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời sửa đổi, bổ sung thay thế, bãi bỏ các văn bản, quy định trái pháp luật hoặc không còn hiệu lực thi hành.

Trong quá trình quản lý hóa chất, chúng tôi nhận thấy có một số hóa chất thống kê bị lặp lại nội dung, một số hóa chất nằm trong cả hai danh mục và một số

hóa chất nguy hiểm cần quản lý hạn chế, sản xuất nhưng hiện tại chưa quy định, cụ

thể như sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoá chất sản xuất kinh doanh có điều kiện và hoá chất hạn chế sản xuất kinh doanh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)