Hãy dạy con cháu bạn: không uống rượu?

Một phần của tài liệu Lời khuyên dành cho sức khỏe của bạn (Trang 56)

- Nên nhớ các loại rượu như: bourbon, scotch, vang đỏ, rượu đào có chứa những chất có tác dụng làm người uống bị khó chịu lâu hơn rượu gin và vodka.

- Tốt nhất là không bao giờ nên uống quá sức.

203 Bạn có phải là người nghiện không?

Muốn biết bạn chỉ là người biết uống rượu, uống vì ham vui hay bạn đã sắp nghiện, hoặc là dân nghiện chính cống rồi, xin hãy trả lời các câu hỏi sau đây bằng: "Có" hay "Không" rồi cộng kết quả lại:

1. Bạn có bao giờ có ý định thôi uống rượu 1 tuần, nhưng rồi chỉ nghỉ được có vài ngày không?

2. Bạn có ngại rằng có người thôi cộng tác với bạn trong công việc làm ăn vì biết bạn uống rượu không?

8. Có bao giờ bạn thay rượu này bằng loại rượu khác vì nghĩ rằng loại rượu mới này đỡ say hơn không?

4. Năm ngoái, bạn có uống lần nào vào lúc sáng sớm không?

5. Bạn có ước ao mình được như anh chàng A, B nào đó có khả năng uống nhiều mà không say không?

6. Năm ngoái bạn đã gặp một câu chuyện rắc rối nào vì rượu hay chưa?

8. Có lần nào, sau một bữa tiệc rượu bạn lại đi uống tiếp hoặc có ý định đi tiếp vì chưa được uống " đã đời " trong bữa tiệc không?

9. Có bao giờ bạn tuyên bố: "Tôi có thể bỏ rượu bất cứ lúc nào!", nhưng sau đó lại bị say không?

10 Bạn đã phải nghỉ việc bao giờ vì hôm trước uống nhiều rượu hay không? '

11. Bạn đã bị "xỉn" lần nào vì rượu chưa?

12. Có bao giờ bạn có ý nghĩ: “đời này mà không có rượu thì sẽ ra cái quái gì" không?

Nếu tổng số lời, “có" từ 4 trở lên, thì bạn cần phải có người giúp đỡ để khỏi trở thành một tay "Mọt rượu" rồi đấy.

204. Nhờ ai giúp mình bỏ rượu

Những nơi bạn có thể nhờ giúp đỡ mình cai rượu, gồm:

1. Tâm lý trị liệu - Một chuyên gia cho một người cai nghiện hay cho cả một nhóm đều rất tốt, để giải quyết những vấn đề về tư tưởng hoặc tâm lý, những phản ứng của cơ thể trong quá trình cai rượu.

2. Nhóm hỗ trợ - Những người cai rượu có thể tổ chức thành nhóm để giúp đỡ, khuyến khích hoặc giải quyết giùm cho nhau những khó khăn trắc trở, trong thời gian cai.

3. Dùng dược liệu - Bác sĩ có thể cho bạn dùng chất disulflram, là một chất làm cho mình thấy khó chịu khi uống rượu..

4. Trung tâm cai nghiện - Là những điểm làm việc phối họp với các bệnh viện, viện an dưỡng để điều trị bệnh để giúp những người cai nghiện rượu.

5. Bác sĩ gia đình - Bác sĩ chuyên lo sức khoẻ cho gia đình của bạn đã biết rõ tình hình uống rượu và các bệnh về rượu của bạn như thế nào rồi. Bởi vậy, ông ta sẽ đề ra cách chữa trị hoặc phương pháp cai rượu cho bạn một cách sát với thực tế hơn.

6. Hãng bảo hiểm về các vấn đề gia đình - Nhiều cộng đồng có liên hệ với các hãng bảo hiểm hoặc các dịch vụ về gia đình, giúp thân chủ bỏ rượu hãy tìm trong cuốn niên giám điện thoại để biết số điện thoại của các tổ chức đó.

7. Cha đạo - Hãy nói ý định tốt lành "muốn bỏ rượu' của bạn để được sự giúp đỡ, theo dõi và khuyến khích của vị CHA địa phương hay vị Cha Đỡ Đầu.

205 Hãy dạy con cháu bạn: không uống rượu? rượu?

Uống rượu, nhậu nhẹt không phải chỉ là vấn đề của người lớn. Ngày xưa, lứa tuổi nhỏ, nhất là ở tuổi gần trưởng thành, cũng uống rượu, gây ra những hậu quả thật đáng lo ngại:

- Gây những tai nạn giao thông;

- Phá hại của cải của gia đình, có những hành động bạo lực, hạnh kiểm bất hảo.

- Trình độ văn hoá thấp kém; - Gây mất trật tự trong xã hội;

- Gây ra những vấn đề căng thẳng - stress, làm cho cộng đồng phải tìm cách đối phó.

Bạn cần phải biết rõ về các con cháu trong nhà có uống rượu hay không.

Để giáo dục lớp trẻ về vấn đề này, các bậc cha mẹ phải để các con cháu noi gương:

- Tốt nhất là người lớn không uống rượu. Hoặc nếu uống, phải biết giữ mình có chừng mực. Thường thì con của người nghiện rượu cũng dễ

nghiện rượu hơn 4 lần so với con của những người không uống rượu.

- Luôn luôn tỏ thái độ chăm sóc, yêu thương và lo lắng cho tương lai của chúng.

- Chú ý tổ chức các cuộc họp mặt, đi nghỉ cả gia đình v v... Không khí và nề nếp của gia đình dễ thu hút con cái và ngăn chặn chúng khỏi bị các ảnh hưởng và sinh hoạt không tốt của xã hội lôi kéo.

- Nói chuyện thẳng thắn và cời mở với các con cái và tác hại của rượu và ý kiến của bố mẹ về vấn đề con cái uống rượu. Phải ngăn chặn trước khi chúng vướng sâu vào vấn đề này.

- Dặn con cháu không bao giờ lên xe có người lái xe đang say rượu. Thà đợi bố mẹ tới đón hoặc nghĩ cách khác để về nhà hơn là trao phó tính mạng mình cho tử thần.

Một phần của tài liệu Lời khuyên dành cho sức khỏe của bạn (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w