Kết quả phân tích thành phần hóa học các mẫu nguyên liệu của sản xuất thử năm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá nguyên liệu giống lai mới GL2 tại Cao Bằng (Trang 52)

năm 2011.

+ Hàm lượng Nicôtin: Sản xuất thử giống lai GL2 có hàm lượng Nicôtin đạt mức trị số khá cao (3,07%). Giống Đ/c K326 hàm lượng Nicotin thấp hơn giống GL2 (2,97%).

+ Hàm lượng Nitơ-Prôtêin: Ở trên giống lai GL2 và K326 (Đ/c) hàm lượng NitơPrôtêin ở tại 2 điểm sản xuất thửđều thấp, dao động từ 1,05% (GL2) đến 1,23% (K326). Hàm lượng NitơPrôtêin càng thấp càng có lợi cho chất lượng thuốc lá nguyên liệu.

+ Hàm lượng đường khử: Trên giống GL2 đạt trị số 24,6%, trên giống K326 trị số này thấp hơn (17,9%). Hàm lượng đường khử trên hai giống đều nằm trong ngưỡng cho phép.

+ Hàm lượng Clo: Hàm lượng Clo của giống GL2 thấp hơn hẳn giống K326 Đ/c ( 0,04%). Hàm lượng Clo ảnh hưởng rất lớn đến độ cháy của thuốc lá nguyên liệu, nếu hàm lượng lớn sẽ làm độ cháy kém.

3.3.7.2. Kết quả phân tích thành phần hóa học các mẫu nguyên liệu của sản xuất thửnăm 2012. năm 2012. Bảng 37: Kết quả phân tích thành phần hóa học của sản xuất thử giống GL2 và giống K326 (Đ/c). ĐVT: % Số TT Danh mục Năm 2011 Năm 2012 Nicotin N- Protein Đường khử Clo Nicotin N- Protein Đường khử Clo 1 Sản xuất thử GL2 3,07 1,05 24,6 0,05 2,94 1,00 23,9 0,07 2 Đại trà K326 2,97 1,23 17,9 0,09 2,50 1,20 25,5 0,15 3.3.7.3. Kết quả bình hút cảm quan các mẫu nguyên liệu của sản xuất thử năm 2011.

Kết quả bình hút các mẫu thuốc lá nguyên liệu của đề tài được thể hiện tại bảng 38 + Hương: Giống GL2 có điểm hương cao hơn K326 là 0,3 điểm. Khi điểm hương cao tạo hương cho thuốc lá khi hút.

+ Vị: Điểm về vị của mẫu GL2 cao hơn mẫu đối chứng (K326) là 1,0 điểm. Trong phối chế thuốc lá điếu chỉ tiêu về vị rất quan trọng. Khi thuốc lá nguyên liệu có điểm vị cao sẽ làm cho thuốc điếu khi hút êm, dịu, không bị ngái, xóc.

3.3.7.4. Kết quả bình hút cảm quan các mẫu nguyên liệu của sản xuất thử năm 2012.

Kết quả bình hút của sản xuất thử và mẫu đối chứng K326 năm 2012 có thấp hơn năm 2011, nhưng mẫu thuốc lá nguyên liệu của sản xuất thử giống GL2 có điểm bình hút cao hơn so với mẫu nguyên liệu của giống K326, cụ thể:

+ Hương: Mẫu thuốc lá nguyên liệu của sản xuất thử GL2 có điểm hương cao hơn so với mẫu nguyên liệu của giống K326 là 0,2 điểm.

+ Vị: Mẫu thuốc lá nguyên liệu của sản xuất thử GL2 có điểm vị cao hơn so với mẫu nguyên liệu của giống K326 là 0,3 điểm.

+ Độ nặng: Mẫu thuốc lá nguyên liệu của sản xuất thử GL2 có điểm độ nặng cao hơn so với mẫu nguyên liệu của giống K326 là 0,3 điểm.

+ Độ cháy: Mẫu thuốc lá nguyên liệu của sản xuất thử GL2 có điểm độ cháy cao hơn so với mẫu nguyên liệu của giống K326 là 0,5 điểm.

+ Màu sắc: Mẫu thuốc lá nguyên liệu của sản xuất thử GL2 có điểm màu sắc tương đương với mẫu nguyên liệu của giống K326 .

+ Tổng điểm: Do điểm hương, vị, độ nặng, độ cháy mẫu thuốc lá nguyên liệu của sản xuất thử giống GL2 có điểm cao hơn so với mẫu nguyên liệu của giống đối chứng K326. Vì vậy tổng điểm đã cao hơn là 0,9 điểm.

Bảng 38: Kết quả bình hút cảm quan các mẫu thuốc lá nguyên liệu sản xuất thử giống GL2 và giống K326 (Đ/c).

ĐVT: Điểm Số

TT Danh mục Hương Vị Độ nặng Độ cháy Màu sắc

Tổng điểm Năm 2011 1 Sản xuất thử GL2 10,2 10,4 7,0 7,0 7,0 41,6 2 Đại trà K326 9,9 9,4 7,0 7,0 7,0 40,3 Năm 2012 1 Sản xuất thử GL2 9,5 9,5 6,1 7,0 7,0 39,1 2 Đại trà K326 9,7 9,2 5,8 6,5 7,0 38,2 3.3.8. Tính toán hiệu quả kinh tế của sản xuất thử giống GL2 với giống Đ/c K326.

Hiệu quả kinh tế khi sản xuất thử giống lai mới GL2 so với giống Đ/c K326 được thể hiện tại bảng 39 và 40.

Bảng 39: Hiệu quả kinh tế cho 1 ha sản xuất thử giống GL2

ĐVT: Triệu đồng

Tổng chi phí cho 1 ha Tổng thu cho 1

ha Lãi 1 ha ( T. thu – T. chi ) Đơn giá Thành tiền Danh mục chi ĐVT Số lượng 2011 2012 2011 2012 Thuốc BVTV ha 1 2,0 2,0 2,0 Thuốc DC “ 1 1,5 1,5 1,5 Phân bón Tấn *0,865 #0,986 10,9 12,6 9,428.5 12,42 3.600 Than sấy Tấn #*10,9 11,03 1,6 1,85 17,44 20,40 5.5 Cây giống 1.000 cây 20 0,015 3,0 3,0 Công LĐ Công 460 0,08 36,8 36,8 2011 2.180 kg TLNL x 46.100 đ/kg 2012 2.206 Kg TLNL X 48.860 đ/kg 2011 2012 Cng 70,168 76,129 100,498 107,785. 30,33 31,656 Ghi chú:

+ Đơn giá thuốc lá nguyên liệu tính theo phụ lục 3 và 4. + Than sấy: Định mức 5 kg than/1kg thuốc lá khô. * Than sấy, phân bón năm 2011.

# Than sấy, phân bón năm 2012.

- Trong năm 2011 khi thực hiện sản xuất thử giống lai mới GL2 lãi/1ha đạt 30.330.000 đ, so với giống K326 tăng thêm là 18.978.000 đ

- Trong năm 2012 khi thực hiện sản xuất thử giống lai mới GL2 lãi/1ha đạt 31.656.000 đ, so với giống K326 tăng thêm là 15.403.000 đ

Bảng 40: Hiệu quả kinh tế cho 1 ha sản xuất giống K326 (Đ/c)

ĐVT: Triu đồng

Tổng chi phí cho 1 ha Tổng thu cho 1

ha Lãi 1 ha ( T. thu – T. chi ) Đơn giá Thành tiền Danh mục chi ĐVT Số lượng 2011 2012 2011 2012 Thuốc BVTV ha 1 2,0 2,0 2,0 Thuốc DC “ 1 1,5 1,5 1,5 Phân bón Tấn *0,865 #0,986 10,9 12,6 9,428.5 12,42 3.6 Than sấy Tấn #*8,9 9,415 1,6 1,85 14,24 17,41 7.75 Cây giống 1.000 cây 20 0,015 3,0 3,0 Công LĐ Công 460 0,08 36,8 36,8 2011 1.780 kg TLNL x 44.00đ/ kg 2012 1.883 Kg TLNL X 47.474 đ/kg 2011 2012 Cng 66,968 73,14 1 78,320 89,394 11,35 2 16,25 3 Ghi chú:

+ Đơn giá thuốc lá nguyên liệu tính theo phụ lục 3 và 4. + Than sấy: Định mức 5 kg than/1kg thuốc lá khô.

* Than sấy, phân bón năm 2011 # Than sấy, phân bón năm 2012.

3.4. Hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án. 3.4.1. Hiệu quả kinh tế của dự án. 3.4.1.1. Đối với người nông dân.

+ Do năng suất tăng thêm:

- Trong năm 2011:

Khi thực hiện mô hình trồng giống GL2 do áp dụng nhiều TBKT đồng thời sử dụng giống lai GL2 vì vậy năng suất của mô hình tăng thêm so với trồng giống K326 là: 610kg/ha, với diện tích là 5ha sản lượng tăng thêm 3.050kg, đơn giá thu mua của mô hình năm 2011 là 47.250đ/kg, số tiền thu được:

3.050 kg x 47.250 đ/kg = 144.112.500 đ

Khi thực hiện sản xuất thử giống GL2 do áp dụng nhiều TBKT đồng thời sử dụng giống lai GL2 vì vậy năng suất của sản xuất thử tăng thêm so với trồng giống K326 là: 400kg/ha, với diện tích là 44,95ha sản lượng tăng thêm 17.980 kg, đơn giá thu mua của sản xuất thử năm 2011 là 46.100đ/kg, số tiền thu được:

- Trong năm 2012:

Khi thực hiện mô hình trồng giống GL2 do áp dụng nhiều TBKT đồng thời sử dụng giống lai GL2 vì vậy năng suất của mô hình tăng thêm so với trồng giống K326 là: 508kg/ha, với diện tích là 5ha sản lượng tăng thêm 2.540 kg, đơn giá thu mua của mô hình năm 2012 là 50.750 đ/kg, số tiền thu được:

2.540 kg x 50.750 đ/kg = 128.905.000 đ

Khi thực hiện sản xuất thử giống GL2 do áp dụng nhiều TBKT đồng thời sử dụng giống lai GL2 vì vậy năng suất của sản xuất thử tăng thêm so với trồng giống K326 là: 323kg/ha, với diện tích là 45,0ha sản lượng tăng thêm 14.535 kg, đơn giá thu mua của sản xuất thử năm 2012 là 48.860 đ/kg, số tiền thu được:

14.535 kg x 48.860 đ/kg = 710.180.100 đ

Tổng thu nhập tăng thêm do tăng năng suất trong 2 năm: 1.812.075.600 đ

+ Do tỷ lệ cấp 1+2 tăng thêm:

- Sản lượng mô hình trong 2 năm thu được 23,905 tấn, tỷ lệ cấp 1+2 tăng 16% so với giống K326. Số tiền thu được:

23,905 tấn x 16% x 6.000.000 đ/tấn = 143.430.000 đ

- Sản lượng sản xuất thử trong 2 năm thu được 197,21 tấn, tỷ lệ cấp 1+2 tăng 6,5% so với giống K326. Số tiền thu được:

197,21 tấn x 6,5% x 6.000.000 đ/tấn = 1.183.260.000 đ.

Tổng thu nhập tăng thêm do tăng tỷ lệ cấp 1+2 trong 2 năm: 1.326.690.000 đ

3.4.1.2. Đối với Nhà nước:

Dự án không những mang lại lợi ích cho người trồng thuốc lá còn góp phần thu ngân sách cho Nhà nước.

Thuế nguyên liệu thuốc lá được đóng tại địa phương đã góp phần tăng thu ngân sách cho các huyện trồng thuốc lá. Đặc biệt đối với các huyện nghèo như huyện Hà Quảng có ý nghĩa rất lớn.

Với thuế suất thuốc lá nguyên liệu là 5%, số tiền thuế Nhà nước thu được trong 2 năm thực hiện dự án là: 526.839,447 đ

Bảng 41: Thuế suất thu được trong 2 năm thực hiện dự án.

ĐVT:1.000 đ Mô hình Sản xuất thử Năm Sản lượng (kg) Đơn giá Thành tiền Thuế suất 5% Sản lượng (kg) Đơn giá Thành tiền Thuế suất 5% 2011 11.950 47,250 564.637,50 28.231,875 97.915 46,100 4.513.881,50 225.694,075 2012 11.955 50,75 606.716,25 26.307,118 99.295 48,86 4.851.553,7 214.993,534 Cộng 23.905 1.171.353,75 58.567,687 197.210 9.365.435,2 468.271,76

3.4.1.3. Tiết kiệm ngoại tệ.

Khi chất lượng thuốc lá nguyên liệu được nâng cao, thay thế nguyên liệu ngoại nhập sẽ tiết kiệm đáng kể ngoại tệ, với giá bình quân nhập hiện nay khoảng 6 USD/kg số ngoại tệ tiết kiệm được:

221.115 kg x 5 USD/kg = 1.105.575 USD

3.4.1.4. Hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến.

+ Kỹ thuật sản xuất cây con theo phương pháp dâm bầu: Tạo cây con khỏe mạnh, không bị bệnh, tỷ lệ sống cao, không phải tốn công trồng dặm: Tiết kiệm khoảng 20 công/ha.

+ Biện pháp che tủ nilon: Tăng cường độẩm cho đất, chống rét cho cây, hạn chế cỏ dại. Khi che tủ chỉ bón phân 1 lần (Bón lót). Theo tính toán sẽ tiết kiệm được khoảng 135 công/ha cho các công đoạn: Bón phân, làm cỏ, xới xáo, vun luống.

+ Sử dụng thuốc diệt chồi: Tiết kiệm công bẻ chồi bằng tay khoảng 20 công/ha.

3.4.2. Hiệu quả xã hội của dự án.

- Tạo công ăn việc làm cho người nông dân miền núi: Thời vụ thuốc lá tại Cao Bằng nói riêng cũng nhưở các tỉnh miền núi phía Bắc chủ yếu là vụ Xuân. Trong thời vụ này chủ yếu là cây trồng cạn, rau màu ít có giá trị, khi trồng thuốc lá tạo công ăn việc làm khi thời vụ nông nhàn. Trong 2 năm dự án đã tạo việc làm cho 256 lao động nông nghiệp:

100 ha x 460 công/ha = 46.000 công Thời vụ thuốc lá là 6 tháng, vì vậy số lao động cần sử dụng:

46.000 công/( 6 tháng x 30 ngày/tháng) = 256 lao động Ngoài ra tạo việc làm cho hàng trăm lao động trong khâu: Lưu thông, đóng kiện, chọn nhặt thuốc lá...

- Dự án thực hiện tại Cao Bằng , trực tiếp tại huyện Hà Quảng là huyện thuộc diện 30a ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế góp phần củng cố an ninh trật tự, bảo vệ vững chắc vùng biên cương của Tổ quốc.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.

1. Kết luận

1.1. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp đối với giống lai mới GL2.

+ Khi sử dụng mức phân bón 70N-105P2O5-140K2O đã làm tăng số lá, kích thước lá, khối lượng lá, chiều cao cây so với mức phân bón 60N-90P2O5-120K2O ở cả 2 mức mật độ 18.000 cây/ha và 20.000 cây/ha với đồng thời ở cả 3 mức ngắt ngọn : ngắt 2 lá cùng chùm nụ, ngắt 3 lá cùng chùm nụ, ngắt 4 lá cùng chùm nụ. Từđó năng suất cũng đã được tăng lên. Trong năm 2011 năng suất của mức bón 70N-105P2O5- 140K2O đạt từ 19,47 – 21,70tạ/ha, trong đó cao nhất là CT11 đạt 21,70 tạ/ha, trong khi đó năng suất của mức bón 60N-90P2O5-120K2O chỉ đạt từ 17,33 – 19,20tạ/ha. Trong năm 2012 nếu tính năng suất trung bình của 6 CT có lượng phân cao với mức bón 70N-105P2O5-140K2O (CT7-CT12) thì năng suất cao hơn năng suất trung bình 6 CT có lượng phân thấp 60N-90P2O5-120K2O (CT1-CT6) là 1,04 tạ/ha.Trong các công thức thí nghiệm thì CT10 có năng suất cao nhất (24,70 tạ/ha). Khi sử dụng mức phân bón 70N-105P2O5-140K2O đã làm tăng năng suất so với mức phân bón 60N-90P2O5- 120K2O. Nhưng tỷ lệ lá cấp 1+2 có xu hướng giảm.

+ Khi trồng với mật độ 20.000 cây/ha sẽ cho năng suất cao hơn so với mật độ 18.000 cây/ha. Cụ thể trong năm 2011 với mức phân bón 60N-90P2O5-120K2O mật độ 20.000 cây/ha năng suất cao hơn so với mật độ 18.000 cây/ha là 1,03 tạ/ha. Với mức phân bón 70N-105P2O5-140K2O mật độ 20.000 cây/ha năng suất cao hơn so với mật độ 18.000 cây/ha là 1,15 tạ/ha. Trong năm 2012 với mức phân bón 60N-90P2O5- 120K2O mật độ 20.000 cây/ha năng suất cao hơn so với mật độ 18.000 cây/ha là 1,37 tạ/ha. Với mức phân bón 70N-105P2O5-140K2O mật độ 20.000 cây/ha năng suất cao hơn so với mật độ 18.000 cây/ha là 2,16 tạ/ha. Trong điều kiện vụ Xuân tại Cao Bằng mật độ trồng nên để mức 20.000 cây/ha là vừa phải.

+ Khi ngắt ngọn cùng với số lá giáp chùm nụ tăng lên làm cho năng suất có xu hướng giảm nhẹ. Để tăng kích thước lá và khối lượng lá biện pháp bắt buộc là phải ngắt ngọn và diệt chồi nhưng trong điều kiện khí hậu vụ xuân tại Cao Bằng cần chú ý khi ngắt ngọn không nên ngắt sâu quá sẽ ảnh hưởng đến năng suất. Qua nghiên cứu cho thấy ngắt 3 lá cùng với chùm nụ vừa cho năng suất cao, tỷ lệ lá cấp 1+2 đạt khá.

+ Đã xây dựng được qui trình trồng trọt cho giống lai GL2

1.2 Nghiên cứu biện pháp hái sấy thích hợp đối với giống lai mới GL2.

+ Khi lá thuốc đạt độ chín chuẩn được thể hiện hình thái bên ngoài như sau: Màu sắc mặt lá: Màu vàng ánh xanh,phần gân chuyển sang màu trắng sữa. Mặt lá tiết ra nhiều nhựa , lông trên lá rụng. Lá thuốc rủ xuống làm thành góc tù với thân. Sẽ cho tỷ lệ lá cấp 1+2 cao, thành phần hóa học cân đối hài hòa, tính chất hút tốt hơn so với lá chưa đạt độ chín kỹ thuật hoặc lá quá chín.

+ Khi tăng thời gian sấy sẽ tăng tỷ lệ lá cấp 1+2, đồng thời cải thiện hương ,vị thuốc lá nguyên liệu khi hút.

1.3. Xây dựng mô hình 10 ha trồng giống lai mới GL2

+ Trong 2 năm thực hiện dự án phần xây dựng mô hình áp dụng các TBKT đã thực hiện được 10 ha tại 2 xã Phù Ngọc và Xuân Hòa (huyện Hà Quảng). Mô hình đã được dự án hỗ trợ các vật tư thiết yếu để người dân thực hiện nghiêm các TBKT.

+ Năng suất: Khi thực hiện mô hình đã làm tăng năng suất lên đáng kể. Năm 2011 tăng 2,1 tạ/ha (Vượt Đ/c 9,6%). Năm 2012 tăng 1,85 tạ/ha (Vượt Đ/c 8,3%).

+ Tỷ lệ lá cấp1+2: Khi thực hiện mô hình đã làm tăng tỷ lệ cấp 1+2, năm 2011 tăng 4,0% so với Đ/c. Năm 2012 tăng 12,0 % so Đ/c.

+ Sản lượng: Năm 2011 đã thu được 11,95 tấn thuốc lá nguyên liệu chất lượng cao để cung cấp cho các nhà máy thuốc lá điếu. Năm 2012 là 11,955 tấn.

+ Các mẫu thuốc lá nguyên liệu của mô hình áp dụng TBKT có thành phần hóa học cân đối hài hòa, tính chất hút tốt hơn so với diện tích sản xuất thử.

+ Hiệu quả kinh tế:

- Năm 2011 thực hiện mô hình trồng GL2 áp dụng tổng hợp các TBKT lãi/1ha đạt 45.101.000đ, so với sản xuất thử tăng thêm là 14.771.000đ. (Do tiết kiệm được công: Bón phân, xới xáo, làm cỏ và năng suất, tỷ lệ cấp 1+2 tăng thêm)

- Năm 2012 thực hiện mô hình trồng GL2 áp dụng tổng hợp các TBKT lãi/1ha đạt 47.929.000 đ so với sản xuất thử tăng thêm là 16.273.000 đ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá nguyên liệu giống lai mới GL2 tại Cao Bằng (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)