Khái quát về kinh tế-xã hộ i giáo dục của huyện An Hải Hải Phòng

Một phần của tài liệu Những biện pháp xây dựng và phát triển trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện An Hải thành phố Hải Phòng (Trang 34)

. Chƣơng 2:

2.2. Khái quát về kinh tế-xã hộ i giáo dục của huyện An Hải Hải Phòng

Phòng [20].

An Hải là một huyện ven nội, nằm bao quanh từ phía Tây sang phía Đông của thành phố Hải Phòng, là cửa ngõ nối liền Thủ đô Hà Nội, Hải Dƣơng và Quảng Ninh, phía Đông giáp sông Bạch Đằng và huyện Cát Hải, phía Tây giáp sông Lạch Tray và quận Ngô Quyền, phía Nam giáp sông Lạch Tray và huyện Kiến Thụy, phía Bắc giáp quận Ngô Quyền và huyện Thủy Nguyên, có vị trí trọng yếu trong hƣớng phòng thủ chiến lƣợc phía Đông của thành phố, có cảng biển, cảng hàng không. Với diện tích tự nhiên là 20.198,8ha, 210.765 nhân khẩu, huyện có 23 xã và thị trấn.Trong hai cuộc chống Pháp và chống Mỹ huyện vinh

dự đƣợc nhà nƣớc phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lƣợng vũ trang. Dù còn gặp nhiều khó khăn,nhƣng dƣới sự lãnh đạo của ban thƣờng vụ, ban chấp hành đảng bộ, sự phối hợp của Uỷ ban MTTQ và đoàn thể nhân dân. UBND huyện đã tập trung chỉ đạo, phát động các phong trào thi đua, đã huy động, động viên cán bộ, đảng viên, hội viên, các đoàn thể nhân dân đoàn kết phấn đấu giành đƣợc kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực.Tình hình kinh tế-xã hội, tổ chức đời sống và các mặt công tác của huyện tiếp tục giữ vững và ổn định và phát triển.Các chỉ tiêu quan trọng đều giành đƣợc thắng lợi khá toàn diện và rõ nét. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế tăng trung bình hằng năm 12,69%. Nông nghiệp thủy sản tăng 5,27%, năng xuất lúa đạt 824 tấn/ ha, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng 20,17%, thƣơng mại - dịch vụ tăng 24,12%, thu ngân sách tăng 49% so với kế hoạch. Xuất hiện một số mô hình nhân tố mới trong sản xuất, kinh doanh, đặc biệt mô hình kinh tế trang trại mang tính hàng hóa phát triển nhanh, toàn huyện có 118 trang trại tổng giá trị sản xuất chiếm 9,6% thu nhập sản xuất nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số địa phƣơng có sự chuyển biến khá, đang tạo đà cho sự phát triển đột biến của huyện. Các chỉ tiêu văn hóa kinh tế - xã hội đều đạt và vƣợt mức kế hoạch, hoạt động các ngành văn hóa có nhiều chuyển biến tích cực năm sau cao hơn năm trƣớc. Tỷ lệ phát triển dân số 0,71%, hoàn thành phổ cập giáo dục THCS, tạo việc làm mới tăng 23%, tỷ lệ hộ nghèo còn 5,5%. Nhiều dự án, công trình trọng điểm của thành phố và huyện đƣợc chỉ đạo tích cực, triển khai thực hiện đảm bảo kế hoạch đề ra. Cơ sở hạ tầng từ huyện đến hầu hết các cơ sở xã, thôn, xóm đều đƣợc đầu tƣ nâng cấp, bộ mặt nông thôn từng bƣớc đƣợc đổi mới. Quản lý Nhà nƣớc trên các lĩnh vực từng bƣớc đƣợc chấn chỉnh, thực hiện chức năng theo luật định. Cải cách thủ tục hành chính ở các cơ quan ngành, UBND xã, thị trấn đã có kết quả bƣớc đầu. Quốc phòng an ninh đƣợc đảm bảo và giữ vững, chật tự an toàn xã hội từng bƣớc đƣợc củng cố và có tiến bộ. Hoạt động của khối nội chính có hiệu quả, đã tích cự tham mƣu cho UBND huyện chỉ đạo giải quyết các việc có liên quan theo đúng quy định của pháp luật, đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt, số hộ giàu tăng, chất lƣợng cuộc sống đƣợc nâng lên, nhìn chung đại bộ phận cán bộ đảng viên và nhân dân tin tƣởng phấn khởi vào sự lãnh đạo chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND và các ban ngành đoàn thể của huyện.

Kinh tế có phát triển, nhƣng chƣa phát huy hết các lợi thế, tiềm năng của một huyện ven đô. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ vẫn chƣa mạnh thiếu sự đồng đều trên địa bàn, chƣa có sản phẩm đặc trƣng, mũi nhọn.

Một số vấn đề xã hội bức xúc đòi hỏi cần thiết phải giải quyết nhƣ; các tệ nạn xã hội, có nơi có lúc còn diễn biến phức tạp, đã có nhiều biện pháp giải quyết, nhƣng kết quả chƣa đạt so với yêu cầu đề ra, công t6ác đảm bảo an ninh nông thôn, một số xã chƣa tốt. Lao động thiếu việc ,làm vẫn còn nhiều, quản lý y dƣợc tƣ nhân, hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá nhà hàng ở một số địa phƣơng còn buông lỏng.

Về công tác giáo dục và đào tạo: Số học sinh các ngành học, bậc học vẫn giữ vững. Nhà trẻ với 87 lớp với 1.768 cháu tăng 1,2%, mẫu giáo 198 lớp với 5.972 cháu tăng 2,2%. Riêng trẻ 5 tuổi đạt 99,8% ra lớp học, tăng 0,1% chất lƣợng chăm sóc giáo dục cho các cháu đƣợc đảm bảo. Xây dựng thêm đƣợc 4 trƣờng chuẩn quốc gia giai đoạn I, duy trì 03 trƣờng tiên tiến xuất sắc và 10 trƣờng tiên tiến. Có 23/23 xã đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, bảo đảm 100% học sinh từ 6 đến 11 tuổi ra lớp; kết quả thi tốt nghiệp đạt 99,7%; học sinh vào lớp 6 đạt 99,6%. Hoàn thành phổ cập giáo dục THCS theo quyết định 26 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THCS đạt 99,36%. Học sinh giỏi các ngành học, bậc học là 1.354 học sinh (trong đó học sinh cấp thành phố là 174). Huyện có 02 trung tâm GDTX hàng năm tổ chức thi tốt nghiệp cho hơn 500 học sinh bổ túc THCS, và gần 500 học sinh bổ túc THPT. Tổng số lớp các loại hình học tập là 76 lớp với gần 5.000 lƣợt ngƣời học (bổ túc THCS, BTTHPT, Tin học, ngoại ngữ, nghề, chuyên đề...). Trung tâm dạy nghề hàng năm đào tạo bồi dƣỡng đƣợc hơn 1.000 ngƣời đáp ứng nhu cầu công tác và lao động tại địa phƣơng

2.3. Thực trạng về giáo dục thƣờng xuyên và xây dựng trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn An Hải - Hải Phòng.

2.3.1. Về việc xây dựng và phát triển trung tâm HTCĐ ở thành phố Hải phòng [20] Hải phòng [20]

Để xác định thực trạng xây dựng và phát triển TTHTCĐ ở An Hải-HP nói riêng và ở Hải Phòng nói chung chung tôi đã điều tra sơ bộ một số vấn đề ; kết quả thu được như sau:

ở Hải Phòng mới có 50% xã-cụm xã có trung tâm HTCĐ và phần lớn đƣợc thành lập vào năm 2002 (63%) từ 2003 đến nay có thành lập thêm một số trung tâm HTCĐ nhƣng với tốc độ chƣa nhanh (năm 2003: 7%; năm 2004 : 29%) và theo phiếu điều tra chúng tôi thu nhận đƣợc 61% cho rằng cần thiết có

TTHTCĐ; 38 % cho rằng rất cần thiết; tức là 99% ý kiến đƣợc hỏi cho rằng việc xây dựng TTHTCĐ là cần thiết cho địa phƣơng trong bối cảnh hiện nay. Nhƣng khi điều tra vì sao tốc độ xây dựng trung tâm HTCĐ lại chậm ; kết quả cho thấy có 86% ý kiến cho rằng khó thực hiện đƣợc việc thành lập TTHTCĐ ở những địa phƣơng chƣa có TTHTCĐ vì nhiều lí do nhƣng một trong những lí do chính là không có kinh phí hoạt động ( 97% phiếu trả lời cho rằng nếu đƣợc phòng GD cấp kinh phí cho TTHTCĐ hoạt động thì tốt); điều này nói lên nhận thức về vai trò, đặc điểm và cơ chế hoạt động của TTHTCĐ của những ngƣời đƣợc hỏi ý kiến còn rất mơ hồ; họ coi TTHTCĐ là một thiết chế GD Nhà nƣớc-Xã hội chứ không phải là một thiết chế học tập của cộng đồng là chính. Và thực tế ở Hải Phòng đã minh chứng điều đó 98% ý kiến đƣợc hỏi Ai là trƣởng ban quản lí TTHTCĐ thì đã trả lời là Phó chủ tịch UBND xã chứ không phải là một nhà giáo dục tự nguyện hay đƣợc tôn vinh lên để điều hành

TTHTCĐ.

2.3.2. Các lực lượng xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi và lành mạnh cho duy trì và phát triển trung tâm HTCĐ ở An Hải - Hải Phòng.

Một trong những thành công của xã hội hóa công tác giáo dục ở Hải Phòng là đã tổ chức đƣợc Đại hội giáo dục cơ sở các cấp, từ các xã, phƣờng, thị trấn,

huyện cho đến thành phố.

Sau đại hội giáo dục cơ sở, Ban xã hội hóa công tác giáo dục cấp xã, phường đƣợc thành lập để trực tiếp huy động cộng đồng tham gia tích cực và

hiệu quả hơn vào xã hội hóa công tác giáo dục. Ở cấp thôn, các Ban giáo dục thôn, khu dân cư cũng đƣợc thành lập. Trên cơ sở đề án phát triển giáo dục của

xã, Ban giáo dục thôn tổ chức Hội nghị giáo dục thôn để xây dựng phƣơng

hƣớng, mục tiêu của thôn mình, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Hơn thế nữa, hầu hết các xã đều có Hội khuyến học để tuyên truyền vận

học để khen thƣởng, động viên các em học sinh, các thầy cô giáo đạt thành tích

tốt trong học tập và giảng dạy hoặc khắc phục khó khăn, vƣơn lên trong học tập, giảng dạy. Hội khuyến học các huyện đã đƣợc thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1999 - 2000. Hội cha mẹ học sinh cũng hoạt động tích cực hơn, đặc biệt là

tham gia vào việc bàn bạc, tìm giải pháp, đóng góp sức ngƣời sức của cho cho việc nâng cấp cơ sở vật chất trƣờng học, tạo ra cảnh quan sƣ phạm khang trang, sạch đẹp. Ngày càng xuất hiện nhiều gia đình, dòng họ có truyền thống hiếu

học, trở thành những tấm gƣơng học tập cho toàn thể cộng đồng noi theo. Nhà trường đã phát huy tốt vai trò tích cực, chủ động tham mƣu với Đảng ủy và

chính quyền địa phƣơng thực hiện các chỉ tiêu giáo dục đƣợc ngành giao, tích cực huy động cộng đồng tham gia phát triển giáo dục, phát triển nhà trƣờng. [53,11]. Tất cả những việc làm trên đều có tác dụng tạo nên một môi trường giáo dục lành mạnh, thuận lợi, có tính tích cực và thống nhất, tác động tốt đến việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên có một thực trạng là các phong trào này lại chưa gắn chặt với việc xây dựng và phát huy hiêụ quả hoạt động của các TTHTCĐ.

2.3.3. Các lực lượng xã hội tham gia vào đầu tư và đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực để phát triển trung tâm HTCĐ.

Quy mô, số lƣợng giáo dục tiếp tục phát triển, đặc biệt là hệ thống giáo dục ngoài công lập phát triển mạnh, số trƣờng mần non tƣ thục phát triển mạnh, nó cũng chứng tỏ yêu cầu của giáo dục đối với xã hội ngày một tăng. Song, điều

này cũng tạo ra một sức ép rất lớn cho công tác phát triển giáo dục đào tạo của thành phố.

Ở An Hải, Hải Phòng, cuộc vận động xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu

học, phổ cập THCS cũng diễn ra khá sôi nổi. Hội đồng giáo dục cơ sở ở các xã,

phƣờng, thị trấn làm việc rất nghiêm túc để thực hiện tốt các chỉ tiêu đƣợc giao. Đến nay đã hoàn thành phổ cập tiểu học và THCS, đang tiến hành làm phổ cập trung học và nghề.

Để có đƣợc kết quả trên, các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể quần chúng ở xã, đặc biệt là thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, giáo viên... phải làm việc rất vất vả, phối hợp nhiều biện pháp, phân công từng ngƣời bám sát từng đối tƣợng để tuyên truyền vận động họ đi học các lớp bổ túc văn hoá. Sau khi lớp học đƣợc tổ chức, phải có nhiều biện pháp để duy trì sĩ số, chống bỏ học nhƣ trợ cấp cho học viên một số sách vở, giấy bút, cử ngƣời trông xe đạp buổi tối, giáo viên dạy không nhận thù lao và họ tham gia với ý thức “cộng

đồng”[17]. Những việc làm trên đây thể hiện các lực lƣợng xã hội đã có ý thức đóng góp xây dựng trung tâm HTCĐ giới mọi hình thức nhằm thực hiện nhiệm vụ nâng cao dân trí, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lƣợng lao động, cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, cộng đồng.

Mặc dù là một huỵện nghèo, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nhưng

An Hải. Hải Phòng rất chú trọng đầu tư cho giáo dục đào tạo [20].

Cùng với sự đầu tƣ của Nhà nƣớc, sự đóng góp tiền của cho giáo dục của nhân dân Hải Phòng cũng rất đáng kể. Theo báo cáo sơ kết 10 năm thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục của huyện An Hải: Trong 10 năm (1993 - 2003), Huyện đã huy động 15.189.462.000 đồng để xây dựng cơ sở vật chất cho các trƣờng học. Trong đó, ngân sách cấp trên hỗ trợ 1.788.650.000 đồng, ngân sách của các xã 7.649.629.000 đồng, dân đóng góp 4.748.683.000 đồng và các lực lƣợng xã hội giúp đỡ đƣợc 2.550.000 đồng. [20]. Qua số liệu này, có thể tính ra cơ cấu đầu tƣ đóng góp tiền của cho giáo dục nhƣ sau: Ngân sách Nhà nƣớc 14,5%; ngân sách xã 58%; dân đóng góp 28,4%; các lực lƣợng xã hội khác 0,1%. Nhƣ vậy, có thể nói công sức, tiền của đầu tƣ cho giáo dục ở khu vực nông thôn Hải Phòng chủ yếu từ ngân sách xã và nhân dân đóng góp (chiếm khoảng 85%).

Số tiền đóng góp cho các Quỹ khuyến học cũng nói lên điều đó. Hiện nay 100% xã, thị trấn ở huyện An Hải đều đã có Quỹ khuyến học; 337 thôn xóm, 158 dòng họ và 18 đoàn thể có quỹ khuyến học. Tổng số tiền các quỹ khuyến học của các xã, thị trấn của huyện có lúc lên tới 780.812.000 đồng. [18]

Hội khuyến học đã tham dự và có bài phát biểu tại các cuộc hội thảo về xã hội hoá giáo dục, bồi dƣỡng nhân tài, xây dựng trung tâm HTCĐ, tổ chức các buổi trao đổi ý kiến về chất lƣợng giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông để phản ánh kịp thời với Sở giáo dục và đào tạo có phƣơng pháp giáo dục học sinh tốt hơn. Hội đã ra đƣợc 13 số Tạp chí khuyến học của thành phố Hải Phòng.

Huyện An Hải có 10 xã có Hội khuyến học. Hội đã tích cực tham gia phối hợp với ngành giáo dục của huyện làm tốt công tác tuyên truyền, vận động mọi cấp mọi ngành, mọi ngƣời dân hiểu đƣợc vị trí, vai trò chức năng nhiệm vụ... của trung tâm HTCĐ. 05 trung tâm HTCĐ ra đời đầu tiên gồm: Trung tâm HTCĐ xã Đại Bản, Đồng Thái, Tân Tiến, Nam Sơn, Tràng Cát có sự đóng góp không nhỏ của Hội khuyến học An Hải - HP

và đa dạng hoá các loại hình trường, lớp và phương thức hoạt động ở các trung tâm HTCĐ huyện An Hải - Hải Phòng.

Trong sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo của thành phố Hải Phòng, Hình

thức giáo dục không chính quy đang ngày càng được mở rộng, thông qua các lớp tại chức, hàm thụ, nhiều chuyên ngành nhƣ quản lý doanh nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thƣơng mại và dịch vụ, y tế, sƣ phạm, quản lý tài chính, quản lý hành chính v.v... [19]

Hiện nay, toàn thành phố có 13 trung tâm GDTX. Đây là loại hình trƣờng công lập nhƣng lại tiến hành các hoạt động Giáo dục không chính quy. Loại hình trƣờng này hiện nay cũng đƣợc địa phƣơng quan tâm, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Nhiệm vụ chủ yếu của trung tâm GDTX là mở các lớp bổ túc THPT, THCS cho đối tƣợng học sinh phổ thông không vào đƣợc các trƣờng công lập (do chỉ tiêu của các trƣờng đó có hạn), hoặc cho những đối tƣợng không có điều kiện tham gia học tập trong hệ thống giáo dục chính quy, cho cán bộ các ban ngành, đoàn thể của tuyến xã chƣa đạt tiêu chuẩn cán bộ quy định. Đồng thời, trung tâm GDTX còn có nhiệm vụ liên kết với các cơ sở đào tạo khác để mở các lớp dạy nghề, bồi dưỡng và tập huấn về khuyến nông, tin học, ngoại ngữ, nâng cấp văn bằng, dưới nhiều hình thức tập trung, tại chức, hàm thụ, từ xa... nhằm đáp ứng những nhu cầu học tập

Một phần của tài liệu Những biện pháp xây dựng và phát triển trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện An Hải thành phố Hải Phòng (Trang 34)