. Chƣơng 2:
2.1. Khái quát về kinh tế-xã hộ i giáo dục của thành phố Hải Phòng
Ngày 13 tháng 5 năm 2003 Thủ tƣớng Chính phủ đã ra quyết định công nhận thành phố Hải Phòng là Đô thị loại I cấp Quốc gia đã đặt ra mục tiêu phấn đấu để Hải Phòng phải là một trong những địa phƣơng đi đầu trong sự nghiệp hiện đại hoá, công nghiệp hoá và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp văn minh, hiện đại trƣớc năm 2020.
"Hải Phòng là thành phố cảng, trung tâm kinh tế công nghiệp, thương mại,
dịch vụ du lịch của vùng Duyên hải Bắc Bộ là cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, là đầu mối giao thông quan trọng của miền Bắc và cả nước, đồng thời là một đô thị có vị trí quốc phòng trọng yếu". (điểm 1, điều I)
Mục tiêu đến năm 2010 là xây dựng nền kinh tế Hải Phòng có tốc độ tăng trƣởng bình quân của địa bàn trọng điểm Bắc Bộ, có nhịp độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm 16%, nâng cao mức sống thành thị, nông thôn và hải đảo. Cơ cấu lại nền kinh tế một cách hợp lý, có hiệu quả; tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp dịch vụ theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thực hiện chiến lƣợc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội thành phố giai đoạn 1990 - 2000, thành phố Hải Phòng đã có bƣớc phát triển khá khởi sắc. Từ sau năm 1992, nhịp độ tăng trƣởng kinh tế luôn đạt ở mức cao so với cả nƣớc, bình quân cả thời kỳ 1991 - 2000 ƣớc đạt khoảng 10,30%. Năm 2000, bình quân thu nhập đầu ngƣời đạt 641,2 USD/ ngƣời/ năm (riêng đô thị đạt 1206 USD/ ngƣời/ năm), tăng 1,37 lần so với năm 1990. Thực hiện đƣờng lối đổi mới, với sự thu hút có kết quả đầu tƣ nƣớc ngoài thời kỳ 1991 - 1995, Hải Phòng đã đạt đƣợc nhịp độ tăng trƣởng kinh tế cao ở mức 12,1%. Số hộ đói nghèo từ 18% năm 1995 giảm còn 5,8% năm 2000.
Các công trình có ý nghĩa vùng đã đƣợc triển khai, bƣớc đầu tạo môi trƣờng kinh doanh và thu hút đầu thuận lợi cho thành phố nhƣ: Đƣờng 5, đƣờng 10, nâng cao công suất cảng gắn với cải tạo luồng vào cảng, khu vui chơi giải trí quốc tế Đồ Sơn, khu công nghiệp NOMURA, Đình Vũ, ...
Mục tiêu phấn đấu của thành phố đến năm 2020 là: Phải tập trung xây dựng và phát triển để Hải Phòng xứng đáng là thành phố cảng, công nghiệp hiện
đại; là đô thị trung tâm cấp quốc gia; đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, có cảng nƣớc sâu (nếu điều kiện kỹ thuật cho phép); một cực tăng trƣởng quan trọng của vùng kinh tế động lực phái Bắc; một trọng điểm phát triển kinh tế biển; một trong những trung tâm công nghiệp, thƣơng mại lớn của cả nƣớc và trung tâm dịch vụ, du lịch, thủy sản, giáo dục và y tế của vùng duyên hải Bắc Bộ; một pháo đài bất khả xâm phạm về quốc phòng - an ninh; có tổ chức Đảng và hệ thống chính trị không ngừng lớn mạnh, đời sống nhân dân ngày một nâng cao.
Phấn đấu Hải Phòng là một trong những địa phƣơng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp, văn minh, hiện đại trƣớc năm 2020 [19]
Dân số của thành phố Hải Phòng. [40]
Theo số điều tra (01/4/1999) Hải Phòng có 1.673.000 ngƣời chiếm khoảng 2,25% dân số cả nƣớc (năm 2000: 1.701.200 triệu ngƣời).
- Tỉ lệ sinh và tăng dân số tự nhiên (giảm dần).
Biểu 1: Tỉ lệ sinh và tăng dân số tự nhiên
1990 1995 1999 2000 Tỷ suất sinh (%) 25,7 20,9 15,1 14,8 Tỉ lệ tăng tự nhiên (%) 2,02 1,56 1,023 1,021 - Biến động cơ học từ năm 1990 đến năm 2000 không đáng kể.
Biểu 2: Nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động qua các năm
1995 1996 1997 1998 1999 2000
Tổng số
ngƣời 919.584 938.539 973.043 1.005.472 1.033.896 1.060.320 % so với
dân số 55,8 56,4 57,5 58,5 61,1 61,6
Nguồn nhân lực chủ yếu tập trung ở nông thôn 63% (nội thành 37%)
- Trình độ học vấn dân số trong tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân năm 1998 (đơn vị: ngƣời).
Biểu 3: Trình độ học vấn dân số trong tuổi lao động
Trình độ học vấn % so với
LĐVL Tổng số Nữ
Toàn thành phố 100 874.546 442.897
Chƣa biết chữ 0,7 6.312 4.733
Chƣa tốt nghiệp cấp Tiểu học 6,3 54.647 33.791
Tốt nghiệp cấp Tiểu học 19,3 168.783 91.869
Tốt nghiệp cấp THCS & BTTHCS 48,5 408.842 199.033 Tốt nghiệp THPT & BTTHPT 29,2 276.962 113.471
Trong mấy năm gần đây, Hải Phòng cần đƣợc cung cấp mỗi năm từ 25 đến 28 ngàn lao động kĩ thuật, từ năm 2001 - 2010 nhu cầu này sẽ còn lớn hơn nữa. Nhƣ vậy, Hải Phòng cần phải phát triển giáo dục mạnh cả về số lƣợng và nâng cao chất lƣợng để tạo nguồn công nhân kĩ thuật bậc cao, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế, xã hội .
Quá trình đô thị hóa ở Hải Phòng diễn ra với tốc độ cao do phát triển kinh tế, phát triển các khu công nghiệp tập trung, cho nên dân số đô thị sẽ tăng lên,
Ch-a biÕt ch÷ Ch-a TN tiÓu häc TN tiÓu häc TN THCS TN THPT 0,7% 6,3% 19,3% 46,5% 27,2%
ngoài 5 quận hiện nay, trong tƣơng lai Hải Phòng sẽ hình thành thêm một số quận mới là Bắc sông Cấm, Đồ Sơn và đƣờng 5.
Dân số trong độ tuổi học đƣờng tăng nhanh cùng với việc phân bố dân cƣ giữa các khu vực không đều đã ảnh hƣởng tới vấn đề phát triển giáo dục cũng nhƣ quy mô và mạng lƣới trƣờng lớp THPT của Hải Phòng, đặc biệt là khu vực nội thành.
Biểu 4: Phân bố dân cƣ Hải Phòng (ĐVT: 1000 người) Năm Dân số 1995 2000 2005 2010 Thành thị % so với tổng số 575 35,0 730 40,7 910 46,0 1.150 53,1 Nông thôn % so với tổng số 1.070 65,0 1.064 59,3 1.030 54,0 1.015 46,9 Tổng số dân 1.645 1.794 1.980 2.165
Theo kết quả dự báo, dân số từ sau 1995, số trẻ em giảm dần, tuy nhiên sự thay đổi số trẻ em trong từng cấp học lại khác nhau. ở tuổi mầm non và bậc tiểu học giảm dần, nhƣng ở bậc THPT từ 90.000 (năm1995) sẽ tăng lên 120.000 (từ năm 2005 đến 2010). Điều này đƣợc thể hiện qua bảng số liệu thống kê (biểu 5).
Biểu 5: Triển vọng dân số học đƣờng (ĐVT: 1000 người)
DS theo nhóm tuổi 1995 2000 2005 2010
Từ 0 - 5 tuổi 220 206 195 190
Từ 6 - 10 tuổi 190 180 175 170
Từ 11 - 14 tuổi 140 156 148 145
Từ 15 - 17 tuổi 90 110 120 120
Từ số liệu trên, ta thấy ngành Giáo dục Hải Phòng sẽ có nhiều điều kiện để phát triển theo chiều sâu, nâng cao chất lƣợng giáo dục và hiệu quả đào tạo. Tuy nhiên đối với cấp học THPT số trẻ em trong nhóm tuổi này vẫn còn tăng và việc tăng tỉ lệ đi học của nhóm tuổi này là rất cần thiết. Đây chính là sức ép lớn
cho việc phổ cập trình độ giáo dục THPT, đào tạo nghề và tạo công ăn việc làm cho thanh niên.
Về văn hóa giáo dục: Ngành giáo dục và đào tạo thành phố Hải Phòng
gồm có 244 trƣờng mầm non, 214 trƣờng Tiểu học, 199 trƣờng THCS, 74 trƣờng PTTH (gồm công lập, dân lập, tƣ thục và bán công), 13 trung tâm GDTX, trƣờng trung học chuyên nghiệp (trong đó có 03 trƣờng trung ƣơng đóng tại địa phƣơng), 04 trƣờng đại học, 01 trƣờng cao đẳng cộng đồng với tổng số học sinh là trên 513.737. Trong tƣơng lai, để đáp ứng với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế Hải Phòng phấn đấu là một thành phố văn minh, hiện đại, có sự nghiệp giáo dục phát triển cao của khu vực phía Bắc và cả nƣớc. Hải Phòng sẽ trở thành trung tâm văn hóa, trung tâm đào tạo của vùng Duyên hải Bắc Bộ.
Để đạt đƣợc những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Điều đó đặt ra cho giáo dục Hải Phòng nhiệm vụ phải tăng tốc phát triển giáo dục cả về qui mô và chất lƣợng để đáp ứng đƣợc yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố.
Trong 10 năm qua sự nghiệp Giáo dục đào tạo của Hải Phòng đã đạt nhiều thành tựu to lớn về nhiều mặt đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh về kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc [19]. Với chủ trƣơng xã hội hoá giáo dục đa dạng hoá các loại hình học tập, Giáo dục - Đào tạo Hải Phòng có đủ các loại hình trƣờng công lập, bán công, dân lập, tƣ thục, GDTX ở hầu hết các ngành học, bậc học đáp ứng yêu cầu học tập của thanh thiếu niên và cung cấp nguồn lao động cho thành phố. Vì vậy số học sinh đi học hàng năm ngày càng tăng, quy mô giáo dục Hải Phòng ổn định và ngày càng phát triển.