Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH Hợp tác Du học Quốc tế Hà Nội (Trang 48)

11. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

2.3.2.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan:

- Có sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty cùng ngành.

Tính riêng trên địa bàn Hà Nội có 160 công ty, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tư vấn du học; trong đó phải kể đến những công ty lâu đời, có danh tiếng và được các phụ huynh và các em học sinh tin tưởng như Công ty Đức Anh - nhiều năm liền đoạt được các giải thưởng của các Đại sứ quán, các trường đại học lớn ở những thị trường mạnh như Anh, Úc, Mỹ, Canada; công ty VISCO – quy mô công ty lớn, mạng lưới văn phòng đại diện rộng khắp trong và ngoài nước; công ty HANOITC – tiềm lực kinh tế mạnh mẽ, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, luôn trúng thầu các gói du học của Chính phủ như Đề án 322, 165, … ; Language Link hay Cleverlearn – có lợi thế vừa đào tạo ngoại ngữ vừa tư vấn du học, vì thế học sinh của những trung tâm này nếu có nhu cầu đi du học sẽ được trung tâm tư vấn và chuẩn bị các thủ tục du học; các trung tâm Hợp tác quốc tế hoặc công ty trực thuộc các trường Đại học – Cao đẳng trên địa bàn Hà Nội như tại trường Đại học Ngoại thương, Đại học Công nghiệp có thế mạnh là uy tín của trường, vì thế cũng thu hút được đông đảo sinh viên tiềm năng học tập tại trường; những văn phòng xúc tiến giáo dục hoặc trao đổi văn hóa – giáo dục trực thuộc các Đại sứ quán các nước như IDP, IIE cũng được học sinh – sinh viên lựa chọn vì độ tin cậy và mức chi phí cạnh tranh, hơn thế lại được cung cấp thông tin nhanh và chính xác nhất.

Để đánh giá về các công ty du học thông qua website riêng, hiện nay người ta thường sử dụng công cụ Google. Google đánh giá Công ty TNHH Hợp tác Du học quốc tế Hà Nội nổi bật về: Du học Hàn Quốc, Du học Thái Lan, Du học Ai len, Du học Ba Lan, Du học Phần Lan. Vị trí của Công ty cụ thể như sau: (vị trí Google với các từ khóa)

Du học Anh 2010: top 13, du học Anh 2011: vị trí số 1 Du học Hà Lan: top 7 Du học Hàn Quốc: top 6 Du học Đức: top 18, du học Đức 2010: vị trí số 1, du học Đức 2011: top 3. Du học Pháp: top 37.

Du học Singapore 2010: top 4, du học Singapore 2011: top 35. Du học Bỉ: top 2

Du học Na Uy: top 4 Du học Ba Lan: top 5 Du học Phần Lan: top 11 Du học New Zealand: top 16

Lượng học sinh tìm đến Công ty tư vấn thông qua Google khá lớn, vì thế vị trí của các bài viết của website công ty được Google đánh giá rất quan trọng. Lượng điện thoại và email liên hệ từ website cũng theo đó mà ảnh hưởng, năm 2010, số lượng email liên hệ là: 1095 trong khi con số này của năm 2011 là 1825 email. Những công ty lớn như Đức Anh, Visco, số lượng email này dao động từ 2500 – 3400 email/ năm.

Trong 2 năm 2010 và 2011, số lượng học sinh đi du học trung bình tăng không đáng kể nhưng số lượng các công ty tư vấn du học đăng ký mới tăng từ 20-30% khiến cho mức độ cạnh tranh giữa các công ty để thu hút học sinh càng thêm gay gắt. Đã xảy ra nhiều trường hợp một học sinh nộp hồ sơ ở nhiều công ty du học khác nhau, tuy nhiên nhà trường chỉ cho học sinh được chọn một đại diện tuyển sinh để hoàn tất các thủ tục du học cho học sinh, vì thế, tình trạng đổi đại diện tuyển sinh xảy ra thường xuyên hơn

so với các năm trước.

- Công tác quản lý đôi khi còn nhiều hạn chế, bất cập.

Công ty hoạt động theo các ngành nghề đã đăng ký với Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội nhưng hoạt động tư vấn du học lại chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và báo cáo kết quả hàng kỳ cho Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội. Nghĩa vụ thuế chịu sự quản lý của Chi cục thuế quận Hoàng Mai. Do đó, trong quá trình hoạt động và kinh doanh, công ty gặp phải nhiều khó khăn từ chỉ đạo của các cơ quan chủ quản. Mỗi cơ quan có đặc thù và cách quản lý khác nhau dẫn đến các chỉ tiêu và kế hoạch của công ty cũng phải phù hợp với từng cơ quan.

- Chính sách thị thực du học của các nước trên thế giới thường xuyên thay đổi nên đã gây ra không ít khó khăn cho Công ty.

Từ năm 2010 đến 2011, chính sách thị thực du học của một số nước liên tục thay đổi, có những nước thay đổi theo hướng có lợi cho sinh viên Việt Nam, có những nước theo hướng bất lợi.

Du học Anh: Năm 2010, sứ quán Anh không yêu cầu sinh viên quốc tế, trong đó có sinh viên Việt Nam phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, chỉ cần sinh viên có đủ tài chính, học lực từ trung bình trở lên nhưng có kế hoạch học tập hợp lý là có thể có visa. Tỷ lệ visa của sinh viên Việt Nam năm 2010 là 81%. Tuy nhiên, từ tháng 4 năm 2011, sứ quán Anh yêu cầu sinh viên quốc tế muốn học tập tại Vương quốc Anh theo hình thức visa sinh viên phải có chứng chỉ tiếng Anh tối thiểu tương đương IELTS 4.5, nếu không có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, sinh viên phải xin visa du lịch và sau khi kết thúc khóa tiếng Anh, sinh viên phải quay về Việt Nam để xin lại visa với các thủ tục và hồ sơ như ban đầu nếu muốn tiếp tục học tập tại Anh. Điều này đã gây khó khăn cho một bộ phận lớn sinh viên Việt Nam chưa có

tiếng Anh hoặc đã có tiếng Anh nhưng chưa thi được chứng chỉ tiếng. Đồng thời sứ quán Anh cũng đưa ra danh sách tất cả các cơ sở đào tạo được bộ giáo dục Anh công nhận, nếu sinh viên không có thư mời học của các trường, các cơ sở đào tạo có trong danh sách sẽ không được xét visa. Do đó, tỷ lệ visa của năm 2011 chỉ còn 72%, giảm 9% so với năm 2010. Bởi thế, dù số học sinh của công ty có tăng từ 19 học sinh năm 2010 lên 23 học sinh năm 2011 nhưng số visa nhận được không thay đổi.

Du học Nhật Bản: Năm 2010, Cục Cư trú của Nhật Bản xét các hồ sơ rất khắt khe cả về học lực (học sinh phải có học lực từ 6,5 trở lên mới có thể nộp hồ sơ), cả về tài chính (ngoài sổ tiết kiệm tối thiểu 600 triệu đồng, người bảo lãnh phải có thu nhập hàng tháng cao để có khả năng chi trả chi phí du học cho sinh viên). Tỷ lệ visa năm 2010 là 89%. Tuy nhiên, sau trận sóng thần lịch sử tháng 3 năm 2011, chính sách du học dành cho học sinh Việt Nam đã dễ dàng hơn: chấp nhận học lực dưới 6,5; chỉ cần chứng minh tài chính bằng các giấy tờ xác nhận của xã cũng xác nhận số dư sổ tiết kiệm là học sinh có thể có visa. Tỷ lệ visa năm 2011 lên tới 94%.

Du học Úc: Năm 2011, sứ quán Úc tăng thời gian xét visa từ 2 tuần lên 4 tuần và siết chặt các cấp độ xét visa cùng với yêu cầu trình độ tiếng Anh tối thiểu cho từng cấp độ xét gây khó khăn cho đa số sinh viên Việt Nam muốn đi du học nhưng lại chưa có tiếng Anh. Vì thế, tỷ lệ visa năm 2011 chỉ còn 47% so với năm 2010 là 61%.

Du học Đài Loan: Năm 2010, chỉ cần học sinh có hồ sơ đầy đủ theo hướng dẫn của Văn phòng Đài Bắc là có thể có visa dù cho học sinh đó có đi xuất khẩu lao động nhiều năm giờ quay về muốn quay lại Đài Loan học tập. Tuy nhiên, năm 2011, văn phòng Đài Bắc bắt đầu siết chặt chính sách visa bằng cách nâng số tiền chứng minh tài chính trong sổ tiết kiệm từ 1 năm lên

toàn bộ quá trình học tại Đài Loan; yêu cầu trình độ tiếng Hoa sơ cấp đối với các đối tượng xin visa và xét hồ sơ của các học sinh đã đi xuất khẩu lao động về chặt chẽ hơn trước. Do đó, học sinh có số năm lao động ở Đài Loan từ 3 năm trở lên bị từ chối visa rất nhiều.

- Công ty ra đời vào đúng thời điểm kinh tế trong nước cũng như quốc tế khó khăn và chưa có dấu hiệu phục hồi.

Công ty thành lập vào tháng 3/2009 khi nền kinh tế thế giới vừa trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và chưa kịp phục hồi với hàng loạt những khó khăn về tài chính, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng vì thế số lượng học sinh quan tâm và muốn đi du học cũng giảm nhiều do lý do về tài chính.

Nguyên nhân chủ quan:

- Trình độ tổ chức, quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác quản lý mới.

- Nguồn vốn kinh doanh còn nhỏ nên chưa có nhiều điều kiện để triển khai các hoạt động marketing, quảng bá; mở văn phòng đại diện tại các khu vực khác.

Tuy công ty đã tổ chức thành công hội thảo ở Hà Nội và một số tình thành nhưng số lượng hội thảo so với các công ty cạnh tranh khác còn khiêm tốn. Trung bình 1 năm Công ty tổ chức 4-5 hội thảo lớn và 10-15 hội thảo tại văn phòng Công ty; trong khi đó các công ty lớn tổ chức hàng tháng các hội thảo lớn tại các khách sạn lớn tại Hà Nội như Melia, Horizon, Metropole, … Điều này đòi hỏi kinh phí thuê phòng và chi phí quảng cáo rất lớn mà Công ty chưa có điều kiện tổ chức.

Công ty khác đều có các văn phòng đại diện tại các khu vực trong cả nước và tập trung ở những nơi có lượng học sinh tiềm năng lớn như: Hải

Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, … Trong khi đó Công ty chưa có văn phòng đại diện nào, gây bất tiện cho học sinh tại các tỉnh muốn tiếp cận thông tin du học mà mình quan tâm.

Công tác quảng bá hình ảnh công ty cũng như quảng cáo tuyển sinh các chương trình du học bao gồm nhiều hoạt động đòi hỏi lượng kinh phí lớn: Lập các trang website nội dung chuyên sâu; đăng bài hàng kỳ trên các phương tiện truyền thông: báo viết (báo Hà Nội Mới, báo Tiền Phong, …), báo mạng (Dân trí, Vnexpress, Hoa học trò, …), các bài phóng sự trên các kênh truyền hình (Đài Hà Nội, đài VTV, …); tổ chức Hội thảo hàng tháng tại các khách sạn lớn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành với sự tham gia của đại diện các trường, các cơ sở đào tạo các nước; treo băng rôn; phát tờ rơi; … Trong khi đó Công ty TNHH Hợp tác Du học Quốc tế Hà Nội mới chỉ hạn chế ở quảng bá thông tin trên website công ty và một số trang mạng khác mà chưa có nhiều kế hoạch marketing sâu rộng hơn để thu hút thêm học sinh.

- Đội ngũ nhân viên chủ yếu là thông thạo tiếng Anh nên gặp khó khăn với các thị trường không dùng tiếng Anh như Pháp, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, …

87,5% tư vấn viên thông thạo tiếng Anh, chỉ có 12,5% thông thạo tiếng Pháp, điều này ảnh hưởng nhiều đến việc tư vấn cụ thể thông tin về du học các nước mà ngôn ngữ chính thức không phải tiếng Anh. Do đó, khi lựa chọn, học sinh sẽ lựa chọn những công ty có đội ngũ nhân viên chuyên về thứ tiếng ấy để được tư vấn thông tin chính xác nhất và thực hiện các thủ tục với nhà trường nhanh nhất.

Hơn thế nữa, khi làm việc với đối tác là các trường với các ngôn ngữ đặc trưng như tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật phải thông qua phiên dịch

nên có nhiều hạn chế về sự thấu hiểu giữa hai bên dẫn đến khó khăn khi làm việc vì không phải phiên dịch nào cũng am hiểu về lĩnh vực du học cũng như giáo dục của cả 2 nước để truyền đạt hết nội dung cho đối tác. Những buổi làm việc qua phiên dịch hiểu quả sẽ không cao bằng việc các tư vấn viên có thể tự mình phản ánh các ý kiến, giải pháp, kế hoạch làm việc giữa hai bên Công ty và nhà trường nhằm đạt được những kết quả tốt nhất là học sinh có visa và công ty có Hoa hồng.

- Quy mô công ty nhỏ khiến nhiều đơn vị đào tạo nước ngoài đánh giá thấp khả năng hợp tác.

Trước khi ký hợp đồng hợp tác với các đại diện tuyển sinh, nhà trường sẽ nhận bản đăng ký từ các đại diện sau đó nhà trường sẽ cử đại diện đến từng Công ty tiềm năng trong danh sách nhằm lựa chọn những đại diện có khả năng nhất để ký hợp đồng hợp tác. Với quy mô khiêm tốn trên tòa nhà 4 tầng diện tích sử dụng 120m2,nằm ở ngoại vi thành phố với hệ thống giao thông không thuận tiện tại phố Định Công Thượng, nhiều trường đại học lớn đã rất e ngại lựa chọn công ty làm đối tác lâu dài của trường. Nếu không được làm đại diện tuyển sinh cho các trường này, khi có học sinh, Công ty phải gửi qua các Công ty lớn, do đó Hoa hồng nhận được cũng phải phân chia với các công ty lớn theo tỷ lệ không có lợi cho Công ty nhỏ. Điều này dẫn tới doanh thu giảm đáng kể dù Công ty vẫn phải chuẩn bị tất cả các thủ tục khác cho học sinh để đạt được visa.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH Hợp tác Du học Quốc tế Hà Nội (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w