Đánh giá tình hình nợ công ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nợ công viet nam (Trang 31 - 41)

- Những hạn chế trong phương pháp tính nợ: Trong nợ công còn có 1 bộ

phận là phần quỹ hưu trí – đây là cách tính nợ công tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc, vấn đề này hiện nay bị bỏ lơ khi tính nợ công ở Việt Nam. Cách tính nợ công của Việt Nam chưa phản ánh chân thực một phần quan trọng: Đó là nợ phải trả trong tương lai khi công chức về hưu. Phần này có thể rất lớn (ở Singapore chiếm tới 50% GDP). Theo nguyên tắc tính nợ theo tiêu chuẩn quốc tế, thì mỗi khi một công chức nhận lương, họ phải đóng vào quỹ về hưu, còn một phần khác, có thể bằng hoặc gấp đôi, Chính phủ phải đóng vào quỹ này. Nhiều nước, không thiết lập ra quỹ này, mà đem chi hết, nên Nhà nước hàng năm lấy tiền ngân sách ra chi trả mà quên đi quỹ kia, chứng tỏ theo cách tính này thì những nước như Việt Nam đang tính thiếu phần nợ công trong nước.

- Sự thiếu minh bạch, công khai trong vấn đề nợ công của nhà nước: Bài học lớn mà chúng ta nhận được từ Hy Lạp đó là vấn đề niềm tin và sự minh bạch. Có thể thấy tình trạng tồi tệ mà Hy Lạp gặp phải là hậu quả của việc thiếu minh bạch, chính các hành vi dối trá trong thống kê của Hy Lạp đã làm giới đầu tư quốc tế mất niềm tin, dân chúng trong nước bất hợp tác đã đẩy Hy Lạp rơi vào vòng xoáy bất ổn kinh tế. Mức thâm hụt ngân sách năm 2008 được Hy Lạp công bố là 5%, nhưng đến nay phát hiện lên đến 14%. Bi kịch Hy Lạp là bài học nhỡn tiền của chủ trương đặt tham vọng chính trị lên trên thực lực kinh tế và ở Việt Nam chúng ta vẫn thấy quá nhiều cái bí và mật bên trong số liệu ma nhà nước công bố. và câu hỏi chúng ta đặt ra là vậy con số nợ thực tế của Việt Nam là bao nhiêu, nếu nhà nước vẫn để câu hỏi này bỏ ngò thì vấn đề của Việt Nam cũng sẽ là không nhỏ trong tương lai gần.

Trong báo cáo tựa đề “ VN- Dự báo tháng 2/2010” do bộ phận đánh giá nguy cơ quốc gia (CRS) của đơn vị Thông tin Kinh tế (EIU) thuộc tạp chí Nhà kinh tế (Anh) công bố tháng 2/2010 có một phần đánh giá Vn trên các lĩnh vực nợ công, tiền tệ ngân hàng.. EIU cho rằng Việt Nam đã vượt qua những tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng áp lực về thâm hụt ngân sách và lạm phát vẫn còn đe dọa tới sự bình ổn cảu nền kinh tế.

Về nợ công, EIU cho rằng hiện có những quan ngại về những tác động tiêu cực tiềm tàng của các nỗ lực kích thích kinh tế đang thực hiện. Nổi lên nhiều lo ngại về việc các chương trình kích thích kinh tế như thế nào trong khi đồng thời phải trang trải thâm hụt ngân sách lớn ( tương đương 8,1% GDP, thâm hụt ngân sách , không kể các khoản đang cho vay) dự kiến sẽ tiếp tục cao trong năm 2010 sau khi đạt con số 9% năm 2009. trong hai năm tới, nợ công của VN sẽ tiếp tục tăng, từ con số ước tính 52,1%GDP năm (2009) lên 54,3% GDP(2011)

Mặc dù số liệu về nợ công của Việt Nam còn có nhiều thống kê khác nhau, nhưng theo ông Nguyễn Tiến Phong (chuyên gia về giảm nghèo của Liên hiệp quốc tại Việt Nam), khoản vay một USD cũng có thể coi là nhiều và là nợ xấu, nếu đồng vốn đó không được sử dụng hiệu quả. Trong khi đó, tại Việt Nam, chất lượng đầu tư, đặc biệt là đầu tư công luôn là một thách thức. “Với Việt Nam, nợ công, bất kể là bao nhiêu, cũng tiềm ẩn rủi ro thanh khoản. Và khi nợ công vượt 50% GDP, thì đó là con số rất đáng lo ngại”, ông Phong nhận xét.

“Tăng trưởng dựa vào vốn “dễ” đã để lại những hệ lụy tiêu cực cho nền kinh tế. Trong năm năm qua, chúng ta đầu tư càng nhiều, tốc độ tăng trưởng càng giảm, lạm phát càng tăng”, viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên lo lắng. “Đầu tư không ngừng gia tăng – nghĩa là khoản nợ cũng gia tăng – đe dọa an toàn nền tài chính quốc gia, trong khi nền kinh tế vẫn phải nhận một cái giá rất đắt”, ông Thiên nhấn mạnh.

Những lo ngại không chỉ dừng ở nợ công, mà còn mở rộng ra với những nợ khu vực tín dụng của các doanh nghiệp. Theo tổ chức nghiên cứu kinh tế (EIU), tỷ lệ tín dụng nội địa trên GDP tăng gấp 3 lần từ mức 35,2% năm 2000 lên mức 94,4% vào năm 2008. Còn theo số liệu của WB, tỷ lệ này đã lên đến 125% vào năm 2010. Cùng với đó, báo cáo của UNDP cũng chỉ ra những rủi ro không nhỏ trong tình hình nợ này, như: sử dụng đòn bẩy thái quá ứng với vốn chủ sở hữu không đủ tạo thành những mức nợ thiếu bền vững (giá trị tài sản thế chấp của các doanh nghiệp thường bị thổi phồng để đáp ứng nhu cầu vay mượn, đặc biệt là khối DNNN); tình trạng dễ tổn thương trước nguồn vốn nóng (năm 2007 hàng trăm nghìn tỷ đồng – tương ứng 10% GDP đã được phát hành để trung hòa các dòng vốn bằng ngoại tệ ồ ạt chảy vào – làm lạm phát năm 2008 lên kỷ lục); thị trường tài sản bùng phát, làm gia tăng tiêu xài tài sản xa xỉ khiến thâm hụt thương mại gia tăng; dựa vào nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn (do tín dụng nội địa chủ yếu

trông cậy vào khu vực ngân hàng trong khi thị trường các công ty niêm yết và trái phiếu còn nhỏ bé).

Thâm hụt ngân sách và nợ công:

Thống kê về thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam hiện có nhiều nguồn khác nhau. Ngay bản thân quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Tài chính cũng đưa ra hai con số về mức độ thâm hụt ngân sách đó là: (i) thâm hụt ngân sách bao gồm cả chi trả nợ gốc; và (ii) thâm hụt ngân sách không bao gồm chi trả nợ gốc.

Bảng2.3: Thâm hụt ngân sách của Việt Nam qua các năm (% GDP)

Cụ thể, thâm hụt ngân sách, không bao gồm chi trả nợ gốc, của Việt Nam trung bình trong giai đoạn 2003-2007 chỉ là 1,3% GDP, nhưng con số này đã tăng hơn gấp đôi lên 2,7% GDP trong giai đoạn 2008-2012. Đặc biệt những năm gần đây. Thâm hụt ngân sách liên tục đã kéo theo sự gia tăng nhanh của nợ công.

Chương 3 : Kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nợ công ở Việt Nam

Trên thực tế, trong những năm qua nợ công đã góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế- xã hội. Những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam luôn có tốc độ tăng trưởng khá, ngay cả năm 2009 khi kinh tế thế giới đang ở đà suy thoái, nhiều nền kinh tế lớn tăng trưởng âm thì tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn đạt 5,3% , năm 2010 tăng 6,78% , năm 2011 tăng 5,89% và năm 2012 đạt 5,03% .Trong tương lai , đối với Việt Nam nợ công vẫn là nguồn tài chính quan trọng bù đắp thâm hụt ngân sách để chi đầu tư cho các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc gia tăng liên tục vay nợ công cũng tạo ra rủi ro tiềm ẩn đối với ngân sách nhà nước, nhất là các rủi ro tài khoá. Để nợ công được quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng, giữ vững uy tín quốc gia, đảm bảo an ninh tài chính, hạn chế rủi ro, một số nội dung sau cần được nghiên cứu thực hiện để hoàn thiện hơn quản lý nợ công ở Việt Nam :

Quản lý ngân sách một cách chặt chẽ

Từ những bài học rút ra từ các cuộc khủng hoảng trên thế giới , thu chi ngân sách là một vấn đề cần chú trọng quan tâm . Trong đó chúng ta phải tiến hành :

- Gia tăng nguồn thu ngân sách, giảm bớt gánh nặng cho chi tiêu công

- Tăng tỷ lệ tiết kiệm trong nước để giảm các khoản vay , tăng khả năng hoàn trả các khoản vay và đồng thời tạo động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế .

- Chi tiêu hợp lý ,công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình trong quản lý nợ

công

Phát triển nội lực nền kinh tế cần tập trung vào vấn đề gia tăng hàm lượng giá trị gia tăng trong xuất khẩu bằng cách: Giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu thông qua việc đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; tăng hàm lượng công nghệ cao trong sản xuất để xuất khẩu được nhiều sản phẩm tinh và ít sản phẩm thô hơn; đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao nhận biết và thực hành về vấn đề thương hiệu cho các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường thế giới. Xây dựng môi trường tài chính hiệu quả

- Công khai, minh bạch về tài chính Đây là một nguyên tắc căn bản hàng đầu và phổ biến trên thế giới trong quản trị công nói chung, quản trị tài khóa và đặc biệt là trong quản trị nợ công. Theo hướng dẫn quản lý nợ công của IMF (2003) cũng như Cẩm nang minh bạch tài khóa (2007), cần đặc biệt nhấn mạnh một số yêu cầu cơ bản như sau:

Thứ nhất, xác định rõ vai trò và trách nhiệm tài khóa của các cơ quan của Chính phủ. Đây là yêu cầu thiết yếu để đảm bảo trách nhiệm giải trình trong việc hoạch định và thực thi chính sách tài khóa.

Thứ hai, khu vực chính phủ phải được tách bạch rõ ràng ra khỏi phần còn lại của khu vực công và phần còn lại của nền kinh tế; chính sách và vai trò quản lý của khu vực công phải rõ ràng và được công bố công khai.

Thứ ba, về quản lý nợ, pháp luật quản lý nợ nên giao trách nhiệm rõ ràng cho một cá nhân, thường là Bộ trưởng Tài chính trong việc: Lựa chọn các công cụ cần thiết cho việc vay nợ; xây dựng chiến lược quản lý nợ; xác định giới hạn nợ (nếu luật không quy định rõ) - thường là dựa vào chiến lược nợ bền vững; thiết lập và kiểm soát cơ quan/tổ chức có trách nhiệm quản lý nợ (thuộc quyền hoặc nằm ngoài) và thiết lập quy chế quản lý nợ.

Thứ tư, luật phải quy định cụ thể tất cả các khoản chính phủ bảo lãnh. Luật cũng phải xác định rõ vai trò của Ngân hàng Trung ương sao cho việc phát hành quỹ chứng khoán không bị lẫn với các biện pháp nghiệp vụ thuộc chính sách tiền tệ. Tất cả các khoản vay phải được ghi có tại một tài khoản ngân hàng dưới sự kiểm tra của Bộ Tài chính, và nghĩa vụ nợ và các điều khoản vay nợ phải được công bố đầy đủ cho công chúng. Minh bạch tài khóa đòi hỏi cơ quan lập pháp phải xác định rõ các yêu cầu trong báo cáo hàng năm về dư nợ và dòng chu chuyển nợ, kể cả số liệu về bảo lãnh nợ của chính phủ trình cơ quan lập pháp và công khai cho công chúng.

Ngoài ra, cần đảm bảo rằng thông tin về nợ công phải bao quát cả quá khứ, hiện tại và dự tính cho tương lai. Điều này hết sức cần thiết vì thông tin công khai về nợ còn nhằm tăng cường khả năng can thiệp và phòng ngừa tình huống xấu xảy ra.

- Cải cách hành chính

Việc cải cách hành chính nhà nước cần được thực hiện trên tất cả các nội dung: Thể chế; tổ chức bộ máy; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,... Trong đó, cần tăng cường cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành chính trong giải quyết khiếu nại của nhân dân; thực hiện tốt việc tiếp nhận ý kiến, phản hồi của người dân. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính cần phải được đơn giản hóa và thông tin đầy đủ trên cổng thông tin điện tử của bộ, địa phương để tạo thuận lợi tối đa cho người dân, cơ quan, tổ chức nhằm tiết kiệm chi phí, đồng thời nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong cải cách thủ tục hành chính. Đặc biệt, cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó có yếu tố hết sức quan trọng là cải cách chế độ, chính sách tiền

lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức làm việc, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ sự nghiệp công. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán và hoạt động ngân hàng, cụ thể: + Về hoạt động kiểm toán: Tiến hành kiểm toán độc lập các hoạt động quản lý nợ hàng năm.

+ Về hoạt động ngân hàng: Đặc biệt tập trung vào nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng. Cần phải hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng nghiệp vụ marketing, kỹ năng bán hàng, thương thảo hợp đồng và văn hoá kinh doanh. Đồng thời phải thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng và kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khác những cán bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ tín dụng thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.

- Đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế cũng là một cách để góp phần tăng nội lực phát triển kinh tế của đất nước

Thay đổi cơ cấu nợ công

Việt Nam thực sự thay đổi cơ cấu nợ công theo hướng tăng tỷ trọng nợ trong nước nhiều hơn nữa. Để thay đổi cơ cấu nợ công, Chính phủ Việt Nam nên phát hành trái phiếu chính phủ ghi bằng nội tệ nhiều hơn. Để nâng cao chất lượng các đợt đấu thầu mua trái phiếu chính phủ, chính phủ nên đưa ra một mức lãi suất phù hợp hơn với lãi suất thị trường và yêu cầu của nhà đầu tư.

Kiểm soát nợ công ở mức an toàn

- Đảm bảo tính bên vững, an toàn về quy mô nợ công, tốc độ tăng trưởng nợ công chính là một biện pháp để kiểm soát nợ công ở mức an toàn. Để làm được

điều này cần phải xác định được đâu là mức an toàn (ví dụ: cần phải xác định các tỷ lệ nợ công/GDP và nợ nước ngoài/GDP). Tuy nhiên, bên cạnh đó, cần chú ý phân tích bản chất của nợ công. Đó là: nợ chính phủ là vay nợ trong nước hay vay nợ nước ngoài; tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, hay lượng dự trữ quốc gia... Thực tế xảy ra trên thế giới cho thấy những nước rơi vào khủng hoảng tài chính đều có tỷ lệ nợ trên GDP khá thấp. Ví dụ: Argentina năm 2001, tỷ lệ đó chỉ ở mức 45%; Ukraine (2007) chỉ 13%; Thái Lan (1996) chỉ có 15%; Venezuela (1981) chỉ có 15%; Rumania (2007) chỉ có 20%...

Sử dụng hiệu quả nợ công

Để sử dụng hiệu quả nợ công, cần phải chú trọng vào các vấn đề sau:

- Chi tiêu công phải minh bạch, hợp lý. Vay nợ công phải được chi cho đầu tư phát triển thay vì chi tiêu dùng chính phủ. Chỉ những dự án thực sự đem lại hiệu quả kinh tế mới được xét duyệt và đầu tư thực hiện. Tăng cường thanh tra, giám sát quá trình thực hiện dự án đầu tư; tránh tình trạng tham nhũng, quan liêu.

- Đảm bảo hiệu quả trong vay, số lượng vốn vay

- Đấu thầu các dự án một cách công khai, minh bạch nhằm chọn lựa được những nhà thầu có năng lực nhất. Để doanh nghiệp ngoài quốc doanh chịu trách nhiệm thầu các dự án đầu tư nhiều hơn, thay cho các doanh nghiệp nhà nước.

- Tập huấn và nâng cao trình độ quản lý cũng như trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ trong các doanh nghiệp nhà nước.

Kết luận

Bên cạnh những cuộc khủng hoảng nợ công như của Argentina hay ở Hy Lạp , đánh giá theo một khía cạnh khác , nợ công vẫn thực sự là một nguồn tài chính quan trong không chỉ với các nước phát triển mà cả với các nước đang phát triển . Những lợi ích nó mang lại rất là nhiều , tạo nguồn lực lớn để thúc đẩy phát triển

Một phần của tài liệu nợ công viet nam (Trang 31 - 41)