Tình hình trả nợ công

Một phần của tài liệu nợ công viet nam (Trang 29 - 31)

Nợ nước ngoài của Việt Nam đang lớn gấp 3 lần so với dự trữ ngoại hối (khoảng 14-15 tỷ USD). Năm 2011, dự kiến trả nợ 86.000 tỷ đồng, chiếm 12,5%

tổng thu ngân sách nhà nước; năm 2012 sẽ phải trả 100.000 tỷ đồng, chiếm 13,5% tổng thu.

Trong khi đó, ông Phong cho biết, nợ công của Thái Lan chỉ có 44,1% GDP và dự trữ ngoại hối là 176 tỷ USD; Indonesia, Malaysia nợ công chỉ 26,9% GDP, Philippines 47,3%…

Ông Phong cũng dẫn ra rằng, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, hiện nay tổng số dịch vụ nợ (trả nợ cả gốc và lãi) của Chính phủ chiếm khoảng 14-16% tổng thu ngân sách nhà nước. Trong khi đó, theo thông lệ quốc tế, mức dịch vụ nợ an toàn là không quá 30% tổng thu ngân sách.

Khả năng thanh toán nợ của Việt Nam được UBGSTCQG đánh giá theo những chỉ tiêu: quy mô của khoản nợ so với GDP; quy mô khoản nợ so với tổng thu NSNN và so với tổng giá trị xuất khẩu – cho thấy đều đang giảm dần. Cụ thể, nếu xét theo chỉ tiêu quy mô của khoản nợ so với GDP thì khả năng thanh toán nợ của Việt Nam đang giảm rất nhanh kể từ năm 2008. So với tổng thu NSNN, năm 2010, tổng nợ công gấp gần hai lần (chưa bao gồm nghĩa vụ trả nợ dự phòng – cho các DNNN). Còn tỷ lệ nợ công nước ngoài với tổng giá trị xuất khẩu được tính xấp xỉ khoảng 44%.

Các món vay nợ nước ngoài của Việt Nam phần lớn là vay nợ dài hạn và tính thanh khoản nợ công hiện vẫn khá tốt, các khoản vay dài hạn với lãi suất thấp chiếm tới 80% (nghĩa vụ trả nợ đến năm 2013 chiếm khoảng 10% dự trữ ngoại hối quốc gia và nợ nước ngoài chiếm 20% dự trữ ngoại hối hiện nay). Mặc dù vậy, nợ công của Việt Nam vẫn có thể xảy ra những rủi ro về tính thanh khoản, khi thời hạn trả nợ bị xáo trộn (khoản nợ từ trung hạn và dài hạn có thể chuyển thành ngắn hạn – trong trường hợp các chủ nợ gặp khó khăn hay khủng hoảng kinh tế trong nước). Đặc biệt, tính thanh khoản của những khoản nợ nước ngoài trong ngắn hạn cũng tiềm ẩn những rủi ro khi tỷ lệ dự trữ ngoại hối của Việt Nam/tổng dư nợ ngắn hạn đã và đang sụt giảm với tốc độ rất nhanh, từ mức 100 lần năm 2007 xuống còn

28 lần vào năm 2008, còn 3 lần vào năm 2009 và chỉ còn gấp khoảng 2 lần trong năm 2010.

Theo Ngân hàng Á châu số dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào năm 2009 là 16,8 tỷ USD. Như vậy Việt Nam hoàn toàn có khả năng chi trả. Nếu như năm 2010 số dự trữ có thể giảm xuống dưới 15 tỷ USD thì Việt Nam vẫn có khả năng chi trả nợ nếu như tình hình cung ngoại tệ và nhập siêu không thay đổi so với năm 2009.

Bên cạnh đó, nghĩa vụ trả nợ nội địa trong ba năm tới được ước tính trên số lượng trái phiếu Chính phủ đã phát hành và sẽ đáo hạn trong vòng 3 năm tới, ước khoảng 215.000 tỷ đồng, tương đương 20% dự toán thu NSNN của thời điểm đó (2014). “Con số này khá lớn và ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách tài khóa, lạm phát và các chính sách liên quan của Việt Nam trong giai đoạn tới”, đại diện lãnh đạo UBGSTCQG nhận định.

Một phần của tài liệu nợ công viet nam (Trang 29 - 31)