Tình hình sử dụng nợ công

Một phần của tài liệu nợ công viet nam (Trang 28 - 29)

Thứ nhất, tình trạng chậm trễ trong giải ngân vốn diễn ra khá thường xuyên. Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, hết tháng 10/2009, mới giải ngân được 26.586 trong sô 64.000 tỷ đồng vón trái phiếu Chính phủ, bằng 47,5% kế hoạch năm. Tình trạng dự án, công trình thi công dở dang, chuyển tiếp kéo dài, chậm tiến độ chưa được khắc phục, gây lãng phí lớn. điều này cộng với sự thiếu kỉ luật trong đầu tư công và trong hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước cũng như các tập đoàn lớn, dẫn đến đầu tư dàn trải, thất thoát vốn đầu tư ở tất cả các khâu của quá trình quản lý dự án đầu tư.

Thứ hai, nạn tham nhũng trong quản lý nguồn vốn và nạn khát đầu tư của các cơ quan Nhà nước vẫn không giảm và có chiều hướng gia tăng. Hằng năm, nhiều tỷ đồng nguồn vốn đã bị thất thoát ra ngoài. Điều đó dẫn đến việc làm ăn không hiệu quả và liên tục thua lỗ của các tập đoàn Nhà nước.

- Điển hình là vụ việc của tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Chức năng chính của Vinashin là tập trung phát triển năng lực cốt lõi của ngành công nghiệp đóng tàu, nhưng Vinashin đã dung lượng vốn rất lớn đầu tư tràn lan ngoài ngành và thua lỗ nghiêm trọng. Trong 2 năm 2006-2007 , tổng số vốn dài hạn mà Vinashin huy động được lên tới 43.700 tỷ đồng, tương đương gần 3 tỷ USD. Các báo cáo cho biết, trong thương vụ cổ phiếu Bảo Việt, Vinashin lỗ khoảng 700 tỷ đồng, vụ tàu du lịch Hoa Sen dự tính lỗ hơn 1000 tỷ. Năm 2010, đã có tới 2/3 số tàu không sử dụng được… Trong các số tàu nói trên, có 9 tàu được mua với tổng số 3.100 tỷ đồng nhưng phải treo cờ nước ngoài vì không được đăng kiểm tại vn do quá “ đát”. Trong việc triển khai các dự án, Vinashin đầu tư đầu tư quá nhiều dự án ở nhiều lính vực kinh tế khác nhau, không tập trung vào trọng điểm, vượt khả năng cân đối tài chính, hầu hết các dự án đầu tư đều triển khai dở dang.

Thứ ba, hiệu quả đầu tư thấp, thể hiện qua chỉ số ICOR. Năm 2009, trong khi tổng mức đầu tư toàn xã hội lên tới 42,2% GDP, thì tốc độ tăng trưởng lại chỉ đạt 5,2%. Chỉ số ICOR năm 2009 đã tăng tới mức quá cao, trên 8 so với 6,6 của năm 2008. Điều này có nghĩa là, nếu năm 2001 Việt Nam cần 5,24 đồng vốn để tạo ra được 1 đồng sản lượng, thì giờ đây cần phải đầu tư thêm gần 3 đồng vốn nữa.

Một phần của tài liệu nợ công viet nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w