Ẩn dụ hình thức

Một phần của tài liệu Đặc điểm của ẩn dụ trong tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi (Trang 38)

6. Bố cục của luận văn

2.2.1.Ẩn dụ hình thức

Trong tập thơ “Quốc âm thi tập” số lượng ẩn dụ hình thức không nhiều, chỉ có 18 ẩn dụ, trong đó có 1 ẩn dụ xuất hiện 3 lần. Tất cả các ẩn dụ hình thức này đều là những ẩn dụ quen thuộc, đã được xã hội chấp nhận và sử dụng rộng rãi. Các ẩn dụ này đã quá quen thuộc và có nghĩa cố định nên ở phần này chúng tôi chỉ nhận xét những ẩn dụ có giá trị trong việc xây dựng hình ảnh thơ.

Như trên đã đề cập, ẩn dụ hình thức là phương thức ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật. Vì vậy, trong thơ, Nguyễn Trãi đã sử dụng 2 ẩn dụ hình thức là lòng bểruột bể để chỉ vị trí bên dưới mặt nước biển . Hai ẩn dụ này tuy hai mà một, bởi chúng đều dùng để ẩn dụ cho khoảng nước ở vị trí phía dưới của mặt nước biển và phía trên của đáy biển. Tuy hai ẩn dụ này cùng quy chiếu đến một đối tượng, nhưng chúng lại có những hiệu quả khác nhau trong việc xây dựng hình tượng thơ.

Dễ hay ruột bể sâu cạn;

Khôn biết lòng người vắn dài. ( Bài thứ 6 )

và : Thu cao thỏ ướm thăm lòng bể;

Hai câu thơ của bài thứ 6, Nguyễn Trãi đã dùng ruột bể ở câu trên để đối với lòng người ở câu dưới. Ruột với lòng là bộ phân cơ thể người nhưng lại biểu trưng hay quy chiếu cho trạng thái tâm l‎ý tình cảm khác nhau trong thế giới nội tâm của con người. Chẳng hạn:

Lòng: là một thực thể tâm l‎ý - ý thức, cho nên người Việt nói yếu bụng, đau bụng để chỉ một tình trạng sinh l‎ý của cơ thể người, nhưng lại dùng đau lòng để diễn đạt một trạng thái tâm lý, tình cảm: phải lòng nhau, bằng lòng, siêu lòng, vừa lòng, lòng vả cũng như lòng sung.

Ruột lại thường được dùng với nét nghĩa chỉ bộ phận trong cơ thể thuộc hệ tiêu hóa hoặc với nét nghĩa chỉ sự đau đớn về tinh thần trong các tổ hợp đứt ruột đứt gan, cắt ruột cắt gan … hơn là với nét nghĩa chỉ tình cảm, suy nghĩ sâu kín của con người ( như trong các tục ngữ thẳng ruột ngựa, ruột để ngoài da ). Cho nên nếu đổi vị trí cho nhau hoặc chỉ dùng một trong hai từ này thì nghĩa của câu thơ dễ bị thay đổi :

Trường hợp 1 :

Dễ hay lòng bể sâu cạn; Khôn biết ruột người vắn dài. Trường hợp 2 :

Dễ hay lòng bể sâu cạn; Khôn biết lòng người vắn dài. Trường hợp 3 :

Dễ hay ruột bể sâu cạn; Khôn biết ruột người vắn dài.

Ở trường hợp 1, khi đổi chỗ cho nhau rõ ràng ý thơ đã bị thay đổi hoàn toàn. Tuy lòng bể trong Dễ hay lòng bể sâu cạn không có sự thay đổi về nghĩa, nhưng nó lại làm cho câu dưới mang nghĩa khác. Nếu như lòng người là dùng để chỉ những suy nghĩ, tình cảm sâu kín của con người thì

ruột người lại khác. Ruột người ở đây hoàn toàn mang nghĩa đen, dùng để chỉ một bộ phận thuộc hệ tiêu hóa nằm bên trong khoang bụng của con người. Khôn biết lòng người vắn dài được hiểu là “ không biết được suy nghĩ, tình cảm của con người ta như thế nào, tốt hay xấu ”. Còn Khôn biết

ruột người vắn dài lại được hiểu theo hướng “ không biết là ruột con người ta dài ngắn ra sao, đo được bao nhiêu gang, bao nhiêu tấc ”.

Ở trường hợp thứ 2 và trường hợp thứ 3, việc sử dụng một từ 2 lần làm cho câu thơ bị lặp, từ đó mà mức độ biểu cảm giảm đi nhiều và không làm nổi bật lên được ý của nhà thơ. Tác giả sử dụng hình ảnh ruột bể để đối với lòng người trong hai câu thơ “ Dễ hay ruột bể sâu cạn, Khôn biết lòng người vắn dài ” là để nhấn mạnh tương quan so sánh giữa một bên là cái cụ thể : độ sâu thăm thẳm, sâu hun hút tựa như không đáy của biển với một bên là cái trừu tượng : tâm tư, tình cảm của con người. Ruột bể dù thâm sâu đến đâu đi nữa thì con người ta vẫn có thể nhận biết, có thể đo đếm được; chứ lòng người thì “ ai đo cho cùng ”.

Qua việc phân tích hai câu thơ trên có thể nhận thấy hai câu thơ này có cùng ý nghĩa với câu ca dao :

Sông sâu còn có kẻ dò,

Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng.

Bài thơ thứ 6 và bài thơ thứ 212 cùng xuất hiện 1 hình ảnh thơ, nhưng đã được nhà thơ định danh bằng 2 tên gọi khác nhau. Ruột bể hay lòng bể

vai trò khác nhau trong việc truyền tải ý thơ. Nếu như trong bài thứ 6 nhà thơ dùng ruột bể để tránh lặp từ, mang nghĩa đen và tạo sự liên tưởng với

lòng người ở phần dưới thì lòng bể trong bài thứ 212 lại không còn nét nghĩa như ruột bể :

Thu cao thỏ ướm thăm lòng bể;

Câu thơ trên có sự xuất hiện hình tượng thỏ. Trong thơ xưa mặt trăng còn được gọi là thỏ ngọc hoặc thỏ. Mặt trăng/thỏ được nhân cách hóa qua động từ ướm thăm. Trong từ điển từ ướm được giải thích là : “ thăm dò ý kiến xem có thuận lợi không ” [41, tr1091]. Ướm thăm thường dùng khi muốn thăm dò ý người khác. Mặt trặng lặn xuống biển là hiện tượng tự nhiên thường thấy, nhưng qua ngòi bút của Nguyễn Trãi hiện tượng này trở nên vô cùng lý thú. Đó không chỉ là hình ảnh trăng lặn xuống biển mà trăng đã được nhân hóa, thực hiện một hành động rất tế nhị : ướm thăm lòng bể. Như vậy việc sử dụng lòng bểtrong câu thơ này trở nên đắc địa.

- Từ lòng còn xuất hiện ở 2 ẩn dụ hình thức khác, là lòng trúclòng trời.

Nguyệt xuyên há dễ thâu lòng trúc.

( Bài thứ 49 )

Nghĩa đen của câu thơ trên là : ánh trăng đâu dễ soi thấu bên trong cây trúc. Để chỉ phần bên trong của cây trúc người ta có thể sử dụng từ ruột

hoặc lòng. Nhưng tác giả đã không dùng ruột trúc mà lại dùng lòng trúc. Bởi nếu dùng ruột trúc thì nhịp điệu trong câu thơ sẽ trở nên trúc trắc :

Nguyệt xuyên há dễ thâu ruột trúc, Nước chảy âu khôn xiết bóng non.

Hơn nữa, nếu dùng ruột trúc sẽ không thể hiện được đầy đủ ý mà nhà thơ muốn nói, bởi ruột trúc sẽ được hiểu là phần bên trong của cây trúc – so với lớp vỏ trúc phía ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối chiếu với hai câu cuối của bài thơ :

Thong thả lại toan nào của tích, Bạch mai vàng cúc để cho con.

Chúng ta có thể thấy lòng trúc ở đây được hiểu là lòng của người quân tử, bởi chỉ có người quân tử mới có cái cốt cách thanh tao đến vậy. Hơn nữa, hình ảnh cây trúc trong thơ ca thường được ví với người quân tử. Như vậy, câu thơ nên được hiểu như sau : ánh trăng (sáng) đâu dễ soi thấu được lòng người quân tử.

Từ lòng trúc là ẩn dụ hình thức sang lòng người quân từ là ẩn dụ nhân hóa, câu thơ xuất hiện cùng lúc 2 kiểu ẩn dụ.

ẩn dụ ẩn dụ

bậc 1 bậc 2

Ẩn dụ hình thức tiếp theo là ẩn dụ lòng trời.

Mới biết doanh hư đà có số Ai từng cải được lòng trời.

( Bài thứ 85 ) Lòng trúc ẩn dụ hình thức Lòng người quân tử ẩn dụ nhân hóa Lòng : bụng con người, coi là biểu tượng của tâm

lí, tình cảm, ý chí, tinh thần.

Hai câu thơ này có thể hiểu như sau : Sự vơi đầy ( doanh hư ) – tức số phận con người ta đã được định sẵn rồi, nào có ai từng thay đổi được sự sắp đặt của trời ( hay của số mệnh ). Sau này, trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du chúng ta cũng bắt gặp câu thơ có cùng ý :

Ngẫm hay muôn sự tại trời,

Trời xanh đã bắt làm người có thân.

Như vậy ở đây lòng trời dùng để ẩn dụ cho sự sắp đặt của trời. Để chỉ

sự sắp đặt của trời người ta còn có thể dùng ẩn dụ ý trời. Tuy cùng được sử dụng để ẩn dụ cho một đối tượng nhưng lòng trời lại có những nét nghĩa khác so với ý trời. Nếu như ở ý trời chỉ thể hiện ý muốn, ý định của trời thì

lòng trời lại mang nét nghĩa rộng hơn, không những chỉ ý muốn của trời mà còn chỉ những suy nghĩ, những tâm tư tình cảm ẩn chứa bên trong đối tượng được nhân hóa – trời. Thay đổi ý định của con người đã khó, thay đổi lòng người còn khó hơn vạn lần nên cải được lòng trời là điều không tưởng. Do vậy mà ẩn dụ lòng trời trong trường hợp này đã thể hiện được rõ nhất, đắt nhất điều mà Nguyễn Trãi muốn nói.

Ngoài việc phân tích hai ẩn dụ thuộc loại hình ẩn dụ hình thức kể trên, trong thơ Nguyễn Trãi, chúng tôi còn thấy sự xuất hiện một ẩn dụ hình thức nữa khá đặc sắc, đó là ẩn dụ đầu non. Ẩn dụ này xuất hiện 2 lần ở bài thứ 19 và bài thứ 97 :

Nguyệt mọc đầu non kình dội tiếng,

Khói tan mặt nước, thẫn không lầu. ( Bài thứ 19) và Đầu non Thiếu thất đen bằng mực,

Đầu có nét nghĩa là phần trước nhất (của thân thể động vật), từ đó khi chỉ phần trước nhất của một sự vật nào đó người ta có thể sử dụng từ này. Đây chính là ẩn dụ hình thức. Xét về tương quan vị trí của đầu non so với toàn thể núi thì đầu non ở vào vị trí tương ứng với chân núi, và là điểm phân chia giữa một bên là phía trong núi và một bên là phía ngoài núi. Nếu như chân núi ở vào vị trí xét theo trục dọc thì đầu non ở vào vị trí xét theo trục ngang.

Ở bài thứ 19 người đọc có thể nhận thấy không gian trong thơ là cảnh núi sông nối tiếp nhau trải dài nên việc sử dụng ẩn dụ đầu non hợp lý hơn nhiều so với ẩn dụ chân núi.

Bài thơ thứ 97 được viết khi Nguyễn Trãi ở ẩn. Hình ảnh con am nhỏ nằm giữa núi rừng là một hình ảnh thường thấy trong thơ xưa. Nơi ẩn cư của các ẩn sĩ xưa thường tránh xa chốn bụi trần. Ở câu thơ “ Đầu non Thiếu thất đen bằng mực ” đặt trong ngữ cảnh của bài thơ ta thấy ẩn dụ đầu non dùng để chỉ vị trí phân chia giữa một bên (phía ngoài núi) là chốn phàm trần với một bên (phía trong núi) là nơi thoát tục. Như vậy với ẩn dụ đầu non không gian thơ cũng được trải ra theo chiều ngang như trong bài thứ 19. Hơn nữa, ẩn dụ đầu non trong bài thứ 97 này đã tạo ra sự phân chia ranh giới rõ ràng giữa chốn hồng trần với chốn thoát tục, giữa cảnh phàm với cảnh tiên.

Bên cạnh đó, ẩn dụ đầu còn xuất hiện trong bài thứ 9 với hình ảnh

đầu bãi :

Tằm ươm lúc nhúc thuyền đầu bãi; Hầu chất so le cụm cuối làng.

Trong thơ ẩn dụ này được dùng để tạo thành vế đối ở 2 câu thứ 5 và thứ 6 : đầu bãicuối làng, ngoài ra không có gì đặc biệt.

Theo một số nhà nghiên cứu thì ẩn dụ từ vựng được coi là ẩn dụ chết, ẩn dụ định danh, tính chất bóng bảy hay hình tượng của ẩn dụ không còn nữa. Nghĩa chuyển được tạo ra theo phép ẩn dụ này được cố định hóa trong hệ thống ngôn ngữ và được toàn dân sử dụng. Chẳng hạn như các ẩn dụ :

ngọn sóng, cánh đồng … Những ẩn dụ kiểu này thường xuất hiện trong giao tiếp hàng ngày. Nhưng những yếu tố cấu tạo nên ẩn dụ hình thức trong một số trường hợp kết hợp với những yếu tố ít khi kết hợp với chúng lại tạo ra những ẩn dụ hình thức lạ và hay. Đấy chính là trường hợp của ẩn dụ chân rừng trong bài 105 :

Nương náu qua ngày chẳng lọ nhiều,

Chân rừng chụm một gian lều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Yếu tố chân thường kết hợp với những danh từ chỉ sự vật như mây, núi, trời, tường … là những sự vật mà xét trên hệ tọa độ chúng nằm trên trục dọc, có chiều cao, để tạo nên những ẩn dụ hình thức như chân mây, chân núi, chân trời, chân tường … . Nhưng trong bài thơ 105 yếu tố chân lại kết hợp với danh từ chỉ sự vật : rừng – một sự vật thường được tri nhận theo trục ngang, có chiều sâu và chiều rộng. Người ta thường nói đầu rừng, cuối rừng, chứ ít khi nói chân rừng. Như vậy chân rừng trong câu thơ chỉ vị trí ở phần dưới của rừng và rừng ở đây có thể hiểu là rừng ở trên núi, do đó mới có thể nói “ chân rừng chụm một gian lều ”. Vị trí chân rừng vì vậy cũng tương ứng với vị trí chân núi, nhưng với chân rừng người đọc tiếp nhận được nhiều thông tin hơn : gian lều của thi nhân được dựng dưới chân núi và ở nơi đó có rừng. Qua trường hợp này chúng ta có thể thấy cho dù là ẩn dụ chết, nhưng nếu được dùng một cách sáng tạo thì nó vẫn đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao.

Trong vốn từ vựng cơ bản dùng để chỉ các bộ phận trên cơ thể người thì từ mặt là một từ có sức sản sinh cao trong việc định danh các sự vật theo phương thức ẩn dụ từ vựng, chẳng hạn như mặt bàn, mặt đất, mặt hồ... Qua khảo sát chúng tôi thấy ẩn dụ từ từ mặt xuất hiện 5 lần : mặt nước (lặp lại 3 lần ở các bài thơ khác nhau), mặtbếp, mặt trăng.

Để định danh phần phía trên, bên ngoài của nước trong mối tương quan với phần bên trong, phía dưới của nước người ta dùng từ mặt => mặt nước. Ẩn dụ này đã trở thành một ẩn dụ chết, bởi nó đã được cố định hóa trong hệ thống ngôn ngữ và được toàn dân chấp nhận. Trong “Quốc âm thi tập” ẩn dụ này xuất hiện 3 lần ở các câu thơ :

Khói tan mặt nước, thẫn không lầu ( bài thứ 19 )

Lòng thế tin chỉ mặt nước bằng ( bài thứ 23 )

Chân khi mặt nước chưa hay lạt ( bài thứ 252 ) Thiên nhiên có một vị trí quan trọng trong thi ca nói chung và trong cổ thi nói riêng. Trong những cảnh thiên nhiên thường gặp trong thơ xưa, cảnh sông nước thường xuất hiện với một tần số cao. Ít có hiện tượng tự nhiên nào lại chứa đựng trong nó những trạng thái thú vị như sông nước : khi thì cuồn cuộn trôi, lúc lại hiền hòa dịu êm, lại có khi tĩnh lặng vô cùng.

Mặt nước là phần phía trên của nước, bên ngoài của nước. Cũng bởi ở vào vị trí bên ngoài nên người ta không thể biết được phía bên trong, bên dưới ẩn chứa những gì. Đây là cơ sở hình thành nên ý thơ trong câu thứ 4 của bài 23. Trong câu thơ này Nguyễn Trãi đã so sánh mặt nước với lòng người : Lòng người trên thế gian có tin thì cũng chỉ nên tin một phần thôi, bởi cũng như mặt nước bằng kia, tuy bằng phẳng đấy nhưng biết đâu bên dưới hiểm nguy đang rình rập.

Lòng thế tin chỉ mặt nước bằng.

Hình ảnh mặt nước cũng xuất hiện trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Trong Truyện Kiều hình ảnh mặt nước xuất hiện 2 lần ở các câu thơ thứ 2475 và 3077. Ở các câu thơ này chúng đều có cùng một nét nghĩa. Mặt nước ở Truyện Kiều tuy cũng mang nét nghĩa là bề nổi, phần trên của dòng nước nhưng nó có sự vận động theo dòng nước chứ không phẳng lặng như

mặt nước của Nguyễn Trãi :

Nghĩ mình mặt nước cánh bèo,

Đã nhiều lưu lạc lại nhiều gian truân.

( câu thơ thứ 2475-2476 )

Tính rằng mặt nước chân mây,

Lòng nào còn tưởng có rày nữa không ?

( câu thơ thứ 3077-3078 )

Trong thơ xưa thiên nhiên thường xuất hiện các loài thảo mộc, cây liễu là một trong số đó. Cành liễu rủ thướt tha tựa sợi tơ mỏng manh là một hình ảnh thơ thường gặp. Cành liễu mong manh trước gió trông như sợi tơ mềm mại nên người ta thường sử dụng hình ảnh để ẩn dụ, hình thành nên

Một phần của tài liệu Đặc điểm của ẩn dụ trong tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi (Trang 38)