Nhóm ẩn dụ nói về thiên nhiên

Một phần của tài liệu Đặc điểm của ẩn dụ trong tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi (Trang 63)

6. Bố cục của luận văn

3.2.1.Nhóm ẩn dụ nói về thiên nhiên

Đề tài về thiên nhiên trong Quốc âm thi tập chiếm một vị trí quan trọng. Thiên nhiên với Nguyễn Trãi cũng như với các thi nhân khác là một nguồn cảm mỹ vô cùng phong phú. Thi nhân như một kẻ đi tìm cái đẹp, và thiên nhiên với muôn vàn vẻ đẹp đã gọi mời thi nhân. Với thi nhân, thiên nhiên đã trở thành một người bạn tâm giao. Điều này đã lí giải vì sao những ẩn dụ nhân hóa trong mảng thơ về thiên nhiên của Nguyễn Trãi là một kiểu loại rất được ông ưa chuộng.

Đây là kiểu ẩn dụ được hình thành dựa trên các mối quan hệ giữa người và vật. Có thể nói ẩn dụ nhân hóa được xây dựng trên cơ chế chuyển nghĩa giữa trường về con người và trường về sự vật.

Theo cách hiểu truyền thống, nhân hóa là biện pháp gán cho sự vật, hiện tượng các hành động, cảm nghĩ, nói năng như con người. Ẩn dụ nhân hóa bao gồm hai khía cạnh có quan hệ biện chứng :

- Gán cho vật, đồ vật những hành động, cảm nghĩ như con người.

- Gán cho con người những hành động, cảm nghĩ như vật, đồ

vật. ” [10, tr413]

Nguyễn Trãi ở ẩn nơi núi rừng Côn Sơn, làm bạn với thi nhân chỉ có cỏ cây hoa lá. Ông vốn là con người ưa sự thanh cao nên những loài thực vật được ông vun trồng thường biểu trưng cho sự thanh cao. Trong phong cách

nghệ thuật truyền thống hay trong lối nói ước lệ tượng trưng : trúc, mai là hai loài thực vật ẩn chứa những vẻ đẹp cao quý của người quân tử, do đó chúng luôn được những bậc hiền sĩ lựa chọn để trồng trong vườn. Kế thừa truyền thống này, trong khu vườn của nhà thơ cũng có sự hiện diện của trúc, mai. Chúng được nhà thơ ươm trồng để bầu bạn trong những tháng ngày nhàn nhã, lánh xa cõi trần tục :

Trúc mai bạn cũ họp nhau quen, Cửa mận tường đào chân ngại chen.

( Bài thứ 46 )

Trúc không chỉ là bạn của nhà thơ mà hơn thế, trúc còn như người gác cửa, ngăn giữ không cho bụi trần tục lọt vào chốn thanh bình nơi nhà thơ đang trú ngụ nhờ vào cụm động từ đứng ngăn - là những động từ thường dùng để chỉ hành động canh gác, bảo vệ và ngăn chặn không cho người, vật lọt vào bên trong :

Vườn quỳnh dầu chim kêu hót, Cõi trần có trúc đứng ngăn.

( Bài thứ 110 )

Hình ảnh cây chuối đêm xuân qua ngòi bút của thi nhân trở nên thật đặc biệt :

Tự bén hơi xuân tốt lại thêm, Đầy buồng lạ, mùi thâu đêm.

Tình thư một bức phong còn kín, Gió nơi đâu gượng mở xem.

Ần dụ nhân hóa trong bài thơ này thể hiện qua ba động từ gượng mở xem. Ẩn dụ này đã nhân cách hóa gió, khiến gió cũng có những tính cách, những hành động như con người. Tuy nhiên cái hay, cái đặc sắc trong bài thơ này là ở phương thức hình thành ẩn dụ tình thư một bức phong còn kín

(với đối tượng được ẩn dụ là đọt chuối ). Thời gian trong thơ là mùa xuân.

Xuân là một mùa khí hậu trong năm. Xuân cũng là mùa cây cối sinh sôi nảy nở, đâm chồi nảy lộc. Dần dần trong quá trình phát triển lịch sử xuân có những nghĩa dẫn thân mới. Xuân tượng trưng cho sự tươi đẹp, cho hạnh phúc, và đặc biệt là cho tình yêu. Quá trình phát triển ý nghĩa của từ xuân

như vừa nêu trên là cơ sở để hình thành nên ẩn dụ về đọt chuối trong bài thơ. Đọt chuối là phần lá non ở trên ngọn. Phần lá này còn non nên cuộn lại chứ không trải rộng ra như thành tàu lá chuối. Vẻ bề ngoài của đọt chuối có thể làm cho người ta liên tưởng đến cuốn thư, một trong những đồ dùng của nhà nho. Dưới con mắt của nhà thơ chúng trông giống như lá thư phong kín. Hình ảnh bức thư còn phong kín với nét nghĩa dẫn thân mới của từ xuân – tình yêu đã hình thành nên ẩn dụ tình thư phong còn kín.

Hoa nhài nở trong đêm xuân cũng gợi thi hứng cho Nguyễn Trãi. Hoa nhài là loài hoa nở về đêm và buổi đêm mới chính là thời điểm hoa ngát hương nhất. Do đặc điểm này mà hoa nhài còn được gọi là dạ lai hương, và được dùng để tượng trưng cho kỹ nữ, gái giang hồ. Với phương thức hoán dụ lấy tên bộ phận gọi tên toàn thể môi son để chỉ người kỹ nữ, rồi lại từ hoán dụ này để hình thành nên ẩn dụ dùng để chỉ hoa nhài, Nguyễn Trãi đã khắc họa được vẻ phong trần của loài dạ lai hương: “Môi son bén phấn dây dây ”.

hoán dụ ẩn dụ

Khoảnh khắc hoa nhài tỏa hương cũng là khoảnh khắc sức sống tràn đầy nhất trong đời hoa. Có thể nói khoảnh khắc này chính là tuổi xuân của đời hoa. Đây là cơ sở để thi nhân hình thành nên ẩn dụ đưa xuân, ẩn dụ cho sự tỏa hương của hoa nhài:

Đêm nguyệt đưa xuân một nguyệt hay.

Hoa trong thơ Nguyễn Trãi không chỉ đẹp mà còn toát lên vẻ cao sang quý phái của bậc vương hầu. Bài thơ hoa Mẫu đơn đã cho thấy rõ điều này :

Một thân hoa tốt lại sang,

Phú quý âu chăng kém hải đường.

Bài “ái liên hoa” của Chu Đôn Di có câu: “mẫu đơn hoa chi phú quý ” nghĩa là mẫu đơn là kẻ giàu sang trong các loài hoa. Mà giàu sang phú quý thường đi với nhau. Đây chính là cơ sở để thi nhân dùng tính từ sang kết hợp với việc mượn ý thơ của Chu Đôn Di để tả hoa mẫu đơn trong thơ của mình. Hán văn có câu “Mẫu đơn chi vương, thược dược chi tướng” xét về nghĩa càng hợp với việc sử dụng các tính từ sang, phú quý để tả hoa mẫu đơn của Nguyễn Trãi.

Ngay cả những cánh hoa héo tàn rơi rụng cũng được thi nhân quý trọng như ngọc :

Ngắm hoa tàn xem ngọc rụng.

( bài thứ 105 ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong Hoa mộc môn – thơ về hoa cỏ không chỉ các loài hoa tràn đầy nhựa sống về mà ngay cả cây đa già chốn núi rừng khi xuân cũng tốt tươi trở lại. Và để ẩn dụ cho sức sống, cho sự tươi tốt, sự phát triển của cây cỏ hoa lá thì còn gì phù hợp hơn mùa xuân :

Tìm được lâm tuyền chốn dưỡng thân, Một phen xuân tới một phen xuân.

Từ xuân lập lại hai lần trong câu thơ nhưng mỗi từ lại có một chức năng ngữ pháp riêng biệt. Nếu như xuân đầu là danh từ, dùng để gọi tên một mùa trong năm thì xuân thứ hai lại có chức năng như động/tính từ, dùng để ẩn dụ cho sức sống, cho sự hồi sinh của cây đa già.

Trong “Quốc âm thi tập” ta có thể thấy Nguyễn Trãi thật sự đã hòa mình với thiên nhiên, với cỏ cây hoa lá. Nhà thơ xa lánh chốn phồn hoa đô hội để lánh mình về với thiên nhiên. Thiên nhiên đã trở thành môi trường sống của nhà thơ. Ở nơi ấy, những thứ liên quan đến cõi đời trần tục bụi bặm đều bị rũ bỏ :

Cỏ xanh cửa dưỡng để lòng nhân, Trúc rợp hiên mai quét tục trần.

( bài thứ 12 )

Sự kết hợp giữa động từ quét vốn thường kết hợp với các danh từ chỉ những vật không có hoặc không còn giá trị sử như rác rưởi với kết cấu Hán - Việt tục trần – chỉ những thói tục của cuộc sống tạo thành ẩn dụ quét tục trần đem lại hiệu quả tạo hình cao trong thơ.

Các hiện tượng thiên nhiên trong Quốc âm thi tập cũng có những hành vi điệu bộ như con người nhờ vào óc quan sát tinh tường và khả năng sử dụng ngôn từ khéo léo, linh hoạt của thi nhân. Với thủ pháp nhân hóa, Nguyễn Trãi đã khiến cho các hiện tượng thiên nhiên ấy hiện ra trong mắt người đọc vô cùng sống động, và giàu thẩm mỹ.

Chẳng hạn như sự giao mùa trong năm, mùa đông kết thúc, mùa xuân bắt đầu :

Hắc đế Huyền minh đà đổi ấn,

Sóc phương bạc tuyết hãy đeo đai.

Sự thay đổi này dưới con mắt thơ của Nguyễn Trãi không đơn giản chỉ là một hiện tượng thời tiết. Bằng phương thức nhân hóa, ẩn dụ mùa đông, mùa xuân với các vị thần Hắc đế, Huyền minh; ẩn dụ sự thay đổi thời tiết từ đông sang xuân với hành động đổi ấn của quan lại triều đình, Nguyễn Trãi đã khiến cho câu thơ trở nên sinh động, hiện tượng chuyển mùa trở nên độc đáo và khác lạ. Một điều thú vị nữa là cũng để chỉ mùa đông nhưng ở mỗi câu thơ Nguyễn Trãi lại sử dụng một ẩn dụ riêng để gọi tên. Nếu như trong câu trên thần Hắc đế được dùng để ẩn dụ cho mùa đông thì ở câu dưới

sóc phương (chỉ phương bắc, phương tương ứng với mùa đông) lại được dùng để gọi tên mùa đông. Không chỉ có vậy, qua sự nhân hóa và thủ pháp chơi chữ của Nguyễn Trãi, mùa đông như một vị đại quan trong bộ triều phục với đai đeo trên người. Đeo đai là một động từ cũ, có nghĩa vấn vương, quyến luyến [26, 306], được Nguyễn Trãi dùng để tả cảnh phương bắc tuyết trắng vẫn còn vương lại. Nhà thơ đã dùng thủ pháp chơi chữ phân tách động từ này ra làm hai phần gồm đeo là động từ và đai là danh từ để tạo thành vế đối đối với câu trên : đeo đai đổi ấn.

Trăng là đề tài muôn thuở, là nguồn mỹ cảm vô tận của thi nhân. Người xưa đã dành hẳn một vị trí cho trăng trong kho tàng điển tích. Thỏ ngọc là một trong những điển tích thường được nhắc đến nhiều trong thơ văn, dùng để ẩn dụ cho mặt trăng. Theo tích xưa trên mặt trăng có con thỏ ngọc, nên các thi nhân thường dùng thỏ ngọc hay thỏ để gọi mặt trăng. Ẩn dụ này xuất hiện 2 lần trong Quốc âm thi tập:

Một tiếng chày đâu đâm cối nguyệt,

Thu cao thỏ ướm thăm lòng bể,

Vực lạnh châu mừng thoát miệng rồng. ( bài thứ 212 ) Bên cạnh đó còn có điển tích Thiềm cung cũng được dùng để ẩn dụ cho mặt trăng. Không chỉ trăng mà ngay cả với bóng trăng người xưa cũng ưu ái xây dựng lên điển tích bóng nga, gương nga hay hương thỏ/gương thỏ. Trong bài thơ Nước trời một sắc ( bài thứ 213 ) để tả cảnh bóng trăng trên mặt biển Nguyễn Trãi cũng dùng hai điển tích này :

Hương thỏ chìm tăm Hải nhược, Nhà giao giãi bóng Thiềm cung.

Hai câu thơ này đã xây dựng lên một hình ảnh thơ đẹp huyền ảo với bóng trăng nơi đáy nước ( hương thỏ chìm tăm Hải nhược – bóng trăng lặn xuống đáy biển ). Ở đây chúng ta thấy khung cảnh được tạo dựng theo hướng từ trên cao nhìn xuống. Đến lượt mình, mặt nước lại in bóng lên trăng qua hình ảnh thơ nhà giao giải bóng Thiềm cung(nhà của giao long in bóng trên mặt trăng), làm cho không gian trong thơ có sự thay đổi, theo chiều từ dưới lên. Nước với trăng như hòa làm một, không phân rõ ranh giới, không còn biết được đâu là trên, đâu là dưới, tạo thành cảnh nước hương trời một sắc đúng như tên gọi của bài thơ. Việc Nguyễn Trãi sử dụng hai điển tích trên ẩn dụ cho mặt trăng vừa có giá trị tạo hình cao, vừa có tác dụng tránh lặp từ.

Trong Truyện Kiều chúng ta cũng bắt gặp hình ảnh trăng được ẩn dụ bằng các điển tích gương nga/bóng nga, thỏ :

Gương nga chênh chếc dòm song, ( câu 173 )

Vàng gieo ngấn nước, cây lồng bóng sân.

Rộn đường gần với nỗi xa bời bời.

Lần lần thỏ bạc ác vàng, ( câu 1269 )

Xót người trong hội đoạn tràng đòi cơn.

Nếu như thỏ được ẩn dụ cho mặt trăng thì ác lại được ẩn dụ cho mặt trời. Đây là một điển tích thường xuất hiện trong thơ xưa. Tập thơ Quốc âm thi tập cũng không phải là ngoại lệ. Người đọc có thể tìm thấy ẩn dụ này trong bài thứ 88 và bài thứ 98 :

Cây khi ác lặn rước chim về. Non tây bóng ác đã mằng tằng.

Các ẩn dụ trong Quốc âm thi tập không chỉ nhân cách hóa thế giới thực vật, các hiện tượng thiên nhiên mà còn nhân cách hóa các loài vật. Ở bài “Trận nhạn”, Nguyễn Trãi đã sử dụng một số từ thường dùng trong binh pháp như kỳ, chính, phất dõi (cờ lau ), đàn, phát lệnh để nhân hóa chim nhạn, từ đó tạo dựng được hình ảnh thơ đặc sắc, sống động. Đàn chim nhạn qua phương thức nhân hóa đã hóa thân thành một đạo quân, lúc tiến lui theo phép hành quân kỳ, chính, lúc phất cờ lau theo gió tây, khi lại theo lệnh nghiêm đỗ gấp:

Làm kỳ chính khép nên bầy

Đàn chìm đạn ngọc sao bắc, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phất dõi cờ lau gió tây,

Thu phát lệnh nghiêm hàng đỗ gấp, Sương thanh bảng nhặt tiếng kêu chầy.

...

Phương thức nhân hóa bằng việc dùng các từ trong binh pháp để chỉ hoạt động sống theo bản năng của động vật còn phát huy hiệu quả trong bài thơ “Trận bướm”. Bướm là loài côn trùng yếu ớt, mỏng manh. Ba tháng mùa xuân là thời điểm bướm xuất hiện nhiều nhất, nhưng khi xuất hiện tiếng ve báo hiệu mùa hè đã đến thì bướm thưa thớt dần. Đây là cơ sở để hình thành nên ẩn dụ trong thơ :

Chúa xuân giáo tập dư ba tháng, Mảng cầm ve mới đỗ quân.

Hình ảnh đàn bướm bay lượn dập dìu trong mùa xuân được ẩn dụ với hoạt động luyện tập của binh lính, và hoạt động dừng quân hạ trại của người lính ẩn dụ cho hình ảnh đàn bướm nghỉ bay khi hè đến. Đàn bướm qua lăng kính ẩn dụ này không còn vẻ yếu ớt của một loài côn trùng nhỏ bé nữa, mà hóa thân trở thành những chiến binh được huấn luyện kỹ càng, có tính kỷ luật cao.

Có thể dễ dàng nhận thấy trong các bài thơ có đề tài thiên nhiên phương thức ẩn dụ phổ biến là phương thức nhân hóa. Các hiện tượng thiên nhiên, các loài cỏ cây hoa lá cũng như các loài vật là đối tượng chính của thủ pháp tu từ này. Nhờ vào thủ pháp này mà các hiện tượng thiên nhiên, các loài thảo mộc, muông thú trở nên có hồn hơn, sinh động hơn và gần gũi với con người hơn.

Một điều thú vị là bên cạnh những bài thơ viết về thảo mộc, “Quốc âm thi tập” còn có những bài viết về các loài vật hay vật dụng quen thuộc với đời sống con người như con mèo, con hạc, con lợn, chim nhạn, nghiên mực … Những ẩn dụ có tính chất lâm thời xuất hiện trong mảng đề tài này cũng rất đặc sắc và độc đáo.

Những chiếc nghiên mực là một đồ dùng gắn bó thân thiết với các nho sĩ thời xưa. Trong quá trình sĩ tử trau dồi kinh sử đã có không biết bao nhiêu thỏi mực được mài trong nghiên. Vì vậy mà mực nho và nghiên mực đã trở thành những hình ảnh biểu trưng cho sự học hành. Đây là cơ sở để hình thành nên ẩn dụ biển học với đối tượng được ẩn dụ là mực ( trong nghiên ) ở câu thơ đầu của bài thơ Trâu trong nghiên :

Đầm chơi biển học đã nhiều xuân.

so biển

sánh với

ẩn dụ

biểu học

trưng cho

Hình ảnh con trâu trong tâm thức của người Việt luôn gắn liền với hành động cày ruộng. Con trâu được trạm khắc trong nghiên mực, dưới con mắt rất Việt của Nguyễn Trãi, cũng như đang cày ruộng. Trong thế giới quan Nho giáo, những gì gắn liền với nho học đều có thể kết hợp với yếu tố thánh

hoặc thánh hiền để tạo thành các tổ hợp như: chữ thánh hiền, sách thánh hiền, đạo thánh hiền … Từ khả năng kết hợp này cùng với hình tượng trâu trong nghiên Nguyễn Trãi đã tạo nên ẩn dụ độc đáo, mang đậm màu sắc Nho giáo, với đối tượng được ẩn dụ là chiếc nghiên mực :

Khỏe cày ruộng thánh đã nhiều khóm.

lượng mực được sử dụng : rất nhiều. mực, nghiên mực, bút lông, sách … biển học mực (trong nghiên)

Nghiên mực dùng lâu thường sẽ đóng cặn mực thành từng mảng trong lòng nghiên. Lớp cặn ấy càng ngày càng dày lên, đen thẫm màu mực, không

Một phần của tài liệu Đặc điểm của ẩn dụ trong tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi (Trang 63)