Việt Nam – Ngân hàng thế giới (WB)

Một phần của tài liệu Tiến trình hội nhập KTQT của VN (Trang 25 - 26)

Ngày 18-8-1956, chính quyền Sài Gòn gia nhập WB.

Ngày 2-9-1976, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiếp quản tư cách hội viên tại WB của Chính quyền Sài Gòn cũ.

Năm 1978, WB đã cho Việt Nam vay một khoản tín dụng trị giá 60 triệu USD để thực hiện dự án Thủy lợi Dầu tiếng. Tháng 1-1985, IMF và WB đình chỉ quyền vay vốn của Việt Nam do Việt Nam mặc nợ quá hạn.

Sau một thời gian bị gián đoạn, đến tháng 10-1993, với nỗ lực to lớn và quyết tâm thực hiện cải cách của Chính phủ Việt Nam cùng với sự vận động dàn xếp tài chính thiện chí của các nhà tài trợ thuộc Câu lạc bộ Paris, quan hệ tín dụng giữa WB và Việt Nam đã chính thức được nối lại.

Nhóm Ngân hàng Thế giới có 5 tổ chức thành viên, bao gồm: Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD), Hội Hỗ trợ Phát triển Quốc tế (IDA), Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Trung tâm Quốc tế Giải quyết Mâu thuẫn Đầu tư (ICSID) và Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA). Tại IBRD, Việt Nam có 968 cổ phần với số phiếu 128, chiếm 0,07% . Ở IDA, Việt Nam có tổng số phiếu bầu là 61168, chiếm 0,3%. Trong IFC, Việt Nam có 446 cổ phần với tổng số phiếu bầu bằng 696, chiếm 0,03%. Trong MIGA, Việt Nam có 388 cổ phiếu với tổng số phiếu bầu là 629. Do cổ phần tham gia của Việt Nam không lớn nên tỷ lệ phần trăm số phiếu bầu của Việt Nam tại các tổ chức thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới còn khiêm tốn. Tuy nhiên, Nhóm Ngân hàng Thế giới, nhất là WB vẫn dành nhiều ưu tiên cho Việt Nam trong việc tiếp nhận vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật.

Hoạt động hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam bao quát phạm vi rộng với nhiều lĩnh vực khác nhau, chủ yếu là: (1)Hỗ trợ cải cách chính sách, thể chế và tăng cường năng lực quản trị quốc gia, và hội nhập quốc tế trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường, (2) Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên, (3) Hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói, giảm nghèo; (4) Hỗ trợ nghiên cứu, phân tích và tư vấn chính sách; (5)Phối hợp hoạt động viện trợ cho Việt Nam; và (6) Cải thiện tình hình thực hiện các chương trình và dự án viện trợ.

Tính đến tháng 9 năm 2011, WB đã cung cấp cho Việt Nam 13.8 tỷ USD để thực hiện 117 chương trình và dự án. Tổng số vốn đã ký kết và giải ngân cho 93 chương trình và dự án vốn vay từ năm 1978 tính đến tháng 2-2010 theo các ngành

Một phần của tài liệu Tiến trình hội nhập KTQT của VN (Trang 25 - 26)