Thành tựu

Một phần của tài liệu Tiến trình hội nhập KTQT của VN (Trang 30 - 32)

3.1.1.Tăng trưởng kinh tế

Nhìn tổng thể, hội nhập kinh tế quốc tế và được biệt là gia nhập WTO đã có tác dụng tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta trong 5 năm từ 2007 đến 2011 đạt mức cao hơn với xu hướng khá ổn định, chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện từng bước. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 tăng 8,45%, năm 2008 tăng 6,18%, năm 2009 tăng 5,32%, năm 2010 tăng 6,78% và năm 2011 tăng 5,89%.

Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng GDP của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản; tăng dần tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ. Trong 2 năm 2008 và 2009, mặc dù chịu tác động của suy thoái kinh tế thế giới nên cơ cấu GDP theo ngành có sự chuyển dịch chậm hơn, nhưng về cơ bản, vẫn diễn ra theo chiều hướng tích cực. Kết quả đó một phần không nhỏ do tác động của WTO thể hiện qua các cam kết về mở rộng thị trường, giảm thuế hàng nghìn sản phẩm hàng hóa xuất nhập khẩu, tạo thế bình đẳng của hàng hóa, dịch vụ Việt Nam trên thị trường thế giới.

Nông nghiệp có sự khởi sắc toàn diện, chất lượng tăng trưởng khá ổn định. Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực này bình quân thời kỳ 2007 – 2011 tăng trên 2,59%/năm. Sản xuất nông nghiệp phát triển góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia trong mọi tình huống, đặc biệt vào thời điểm trên thế giới diễn ra khủng hoảng lương thực, giá lương thực tăng cao. Lượng gạo xuất khẩu bình quân 5 năm qua đạt trên 5.9 triệu tấn/năm, trong đó năm 2009 và 2010 đạt trên 6 triệu tấn, năm 2011 ước tính đạt 7 triệu tấn. Các mặt hàng khác như: cà phê, cao su, hạt tiêu, chè…cũng có xu hướng tương tự. Nhờ tác động của WTO, thị trường xuất khẩu nông sản được mở rộng, các loại thế bán phá giá mang tính áp đặt như trước đây bị bãi bỏ hoặc hạn chế, chất lượng nông sản tăng lên nên nhiều mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đã đứng vững trên các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU.

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá cao. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 tăng 16,7%, năm 2008 và 2009 do suy thoái kinh tế thế giới nên có mức tăng thấp hơn, nhưng đến năm 2010 đã hồi phục và tăng trên 14%, năm 2011 ước tính tăng 13%. Nét khởi sắc đáng ghi nhận là, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực ngoài nhà nước và khu vực công nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng nhanh trong 5 năm qua. Cơ cấu sản phẩm và chất lượng sản phẩm của công nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực: tỷ trọng công nghiệp chế biến tăng dần từ 78% năm 2000 lên tới 83,2% năm 2005, 84,5% năm 2007 và 89% năm 2010 và 2011. Trong thời gian đó, tỷ trọng công nghiệp khai thác giảm dần từ 15,7% năm 2006 xuống còn 9,6% năm 2009 và 11% năm 2010. Nhiều mặt hàng công nghiệp Việt Nam đã đứng vững trên thị trường trong nước, nhiều mặt hàng đã được xuất khẩu ra thị trường các nước, trong đó có thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản. sản phẩm công nghiệp phục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân cư tăng nhanh cả về số lượng, chủng loại, mẫu mã, chất lượng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các tầng lớp dân cư, giảm tỷ trọng hàng nhập khẩu, giảm nhập siêu hàng tiêu dùng…

Các ngành sản xuất và dịch vụ tăng trưởng khá. Hoạt động tín dụng, ngân hàng, chứng khoán có nhiều khởi sắc. Giá trị dồng tiền Việt Nam được giữ vững trong mọi tình huống, không xảy ra tình trạng sốt, mất cân đối giả tạo tiền – hàng.

(Nguồn tổng cục thống kê)

Một phần của tài liệu Tiến trình hội nhập KTQT của VN (Trang 30 - 32)