Thách thức

Một phần của tài liệu Tiến trình hội nhập KTQT của VN (Trang 37 - 41)

Hội nhập tạo ra nhiều cơ hội,đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức lớn đòi hỏi chúng ta phải lỗ lực vượt qua mới có thể tận dụng tốt các cơ hội phát triển.Nền kinh tế nước ta vừa yếu kém lạc hậu lại đang trong quá trình chuyển đổi mô hình cũ sang kinh tế thị trường nên các rào cản và thách thức trong hội nhập là rất lớn.Những thách thức chủ yếu đặt ra là :

 Nhận thức về hội nhập quốc tế còn hạn hẹp.Toàn cầu hóa và hội nhập là xu thế khách quan nhưng nhiều người vẫn lo ngại có bị các cường quốc tư bản chi phối và lấn át không,có làm chệch hướng XHCN mà nước ta đã lựa chọn hay không,có làm ảnh hưởng đến độc lập chủ của nước nhà không ? Đã chấp nhận hội nhập nhưng nội dung và lộ trình,đường đi nước bước thế nào để đảm bảo thành công?Hội nhập với thế giới nhưng chúng ta đã hiểu biết thế giới tới mức nào?Từ những hiểu biết hạn hẹp đó phát sinh nhiều tư tưởng lo ngại,không thuận chiều cho sự nghiệp hội nhập

 Hội nhập vào các tổ chức kinh tế.thương mại khu vực và thế giới chúng ta phải thực hiện nghĩa vụ của một thành viên,phải thực hiên các cam kết quốc tế,đòi hỏi chúng ta phải sửa đổi,bổ sung,điều chỉnh luật pháp ,chính sách sao cho phù hợp.Mặc dù đã tích cực điều chỉnh luật pháp trong những năm qua,nhưng nước ta vẫn còn hàng chục bộ luật và hàng trăm văn bản dưới luật phải sửa đổi điều chỉnh và ban hành mới để tạo cơ sở pháp lí cho hội nhập

 Như đã nói hội nhập tạo cơ hội để có sự lựa chọn đúng và thúc đẩy thiết lập cơ cấu kinh tế mới.Tuy nhiên việc đầu tiên là phải xử lí hoặc loại bỏ nền kinh tế cũ,lạc hậu không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường mở của và hội nhập.Cơ cấu lại nền kinh tế luôn luôn là công việc cực kì khó khăn phức tạp đụng chạm đến nhiều lĩnh vực tài chính, công nghệ,công ăn việc làm,thể chế điều hành..Buộc phải thay đổi từ cơ sở hạ tầng đến kiến truc thượng tầng

 Hội nhập là nhập sâu vào sân chơi chung công khai,bình đẳng,việc thành bài là tùy sức mình.Vì vận để chiến thắng trên thị trường hội nhập thì năng lực cạnh tranh phải cao.Tuy nhiên Việt Nam mới có kinh tế thị trường,bước đầu hội nhập nên sức cạnh tranh còn yếu kém trên cả 3 cấp độ: canh tranh quốc gia, cạnh tranh của doanh nghiệp và cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ.Đây là thách thức lớn mang tính quyết định.Để vượt qua thách thức này phải tập trung nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trên cả 3 cấp độ,phải tận dùng lợi thế so sanh để mở rộng thương mại quốc tế,phải phối hợp chính sách trên nhiều lĩnh vực để cải thieenjvij thế cạnh tranh của VIệt Nam trên trường quốc

nghệ,những hàng hóa dịch vụ mà Việt Nam có tiềm năng ,có ưu thế phát triển vừa đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế vừa tiến nhanh vào công nghệ hiện đại của nền tri thức.

 Hội nhập là sự nghiệp lớn,một quá trình phức tạp không chỉ tác động đên kinh tế quốc gia mà còn tác động đên từng đơn vị sản xuất kinh doanh,kể cả nhưng hộ nông dân nhỏ bé,không chỉ tác động đến sản xuất mà còn cả tiêu dùng. Tuy nhiên chúng ta tiến hành hội nhập thiếu chủ động,thiếu chiến lước hội nhập đồng bộ,nhất quá vì vậy mỗi lần tiến thêm một bước trên con đường hội nhập lại bị động lúng túng,xử lí tình huống mang tính chấp và tạm thời.Chúng ta cũng thiếu một lộ trình hợp lí để chủ động hội nhập thành công

 Hội nhập,mở của thị trường tác động đến nhiều lĩnh vực quan trọng.Giẩm thuế quan lập tức ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách,lấy gì mà bù đắp cho phần giảm thuế nhập khẩu trong ngân sách Nhà nước.Mở của,thuân lợi cho thương mại tác động đến hệ thông quản lí của khẩu,đến xuất nhập khaaut hàng hóa làm thế nào để vửa có thông thoáng trong giao lưu hàng hòa vừa có thể kiểm soát,chống gian lận thương mại.Mở của,hàng ngoại tràn vào thì việc điều tiết bình ổn thị trường không còn đơn giản nữa,không chỉ trông cậy vào các biện pháp tổ chức,hành chính được nữa.Tự do thương mại tăng áp lực canh tranh là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp trong nước,sức lực đã yếu kém lại không quen cạnh tranh thương trường,mà thất bại phá sản ,là mất việc làm,thất nghiệp.Đó là những thách thức không nhỏ mà chúng ta phải đối đầu trong quá trình hội nhập

 Hội nhập cũng là một thách thức đối với đội ngũ cán bộ thiếu kiến thức lại chưa quen đương đầu với thị trường mở cửa,hội nhập.Năng lực cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập cũng là một rào cản trợ công cuộc hội nhập.Việc nâng cao năng lực chô đội ngũ cán bộ quản lí cán bộ làm công tác hội nhaapk là đòi hỏi bức bách để đẩy mạnh tiến trinh hội nhập kinh tế của nước ta.

KẾT LUẬN

Với những đóng góp của Việt Nam vào các diễn đàn và tổ chức khu vực, đồng thời thông qua việc ký kết, thực hiện các hiệp định song phương và đa phương, Việt Nam đã thực hiện được tinh thần và ý chí, nguyện vọng thống nhất của chính phủ và nhân dân Việt Nam là xây dựng một đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Và Việt Nam sãn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình và phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Đảng Cộng sản Việt Nam – Văn kiện Đại Hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI, Nghị quyết số 07/NQ-TW của Bộ Chính trị 27/11/2001 về hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Giáo trình kinh tế quốc tế , PGS.TS Đỗ Đức Bình, TS. Nguyễn Thường Lạng (2010) - Nxb Lao động-xã hội, Hà Nội

3. Triển vọng kinh tế thế giới 2020,Phạm Đỗ Chi, Phạm Quang Diệu (2005) PGS.TS. Kim Ngọc (2005) - NxbLý luận chính trị, Hà Nội.

4. Một số xu hướng phát triển chủ yếu hiện nay của nền kinh tế thế giới, Nguyễn Xuân Thắng (Chủ biên) (2003) - Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 5. Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đối với tiến trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nguyễn Xuân Thắng (chủ biên) (2007) - Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

6. Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa, vấn đề và giải pháp, TS.Phạm Quốc Trụ (2002) - Nxb Chính trị quốc gia.

7. Kinh tế đối ngoại những nguyên lý và vận dụng tại Việt Nam, TS.Hà Thị Ngọc Oanh - Nxb Lao động xã hội (2008)

8. Hội nhập kinh tế quốc tế,tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, TS. Ngô Văn Điểm - Nxd chính trị quốc gia (2002)

9. Tài liệu bồi dưỡng kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế, Lưu Văn Tự, Thứ trưởng bộ thương mại (chủ biên)

10.Việt Nam trên chặng đường đổi mới và phát triển kiinh tế, TS. Nguyễn Minh Tú – Nxb Chính trị quốc gia

Tiếng Anh: Trang web: 1. http://www.nciec.gov.vn/index.nciec?2367 2. http://www.tapchicongsan.org.vn 3. http://www.cpv.org.vn 4. http://www.imf.org 5. http://www.nhatban.net 6. www.gso.gov.vn/ 7. www.customs.gov.vn/

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

------

CHUYÊN ĐỀ

TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Nhóm 09

1. Nguyễn văn Công 2. Hoàng Văn Thảo

Một phần của tài liệu Tiến trình hội nhập KTQT của VN (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w