Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong các trang trại chăn nuôi ở tỉnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng tình hình phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Phú Thọ và đề xuất mô hình phát triển phù hợp (Trang 53)

II. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ

4. áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong các trang trại chăn nuôi ở tỉnh

trong sản xuất còn chưa phát triển về thức ăn chăn nuôi thì đa số sử dụng thức ăn công nghiệp nhưng phải nhập từ nơi khác đến với giá cao ảnh hưởng tới giá thành thức ăn chưa được chế biến tại chỗ. Đây là một khó khăn đối với các hộ chăn nuôi. Con giống thì được sử dụng tại chỗ. Hiện nay đang có xu thế chuyển nuôi lợn nái thuần sang nuôi lợn nái ngoại, chưa có phương pháp sử dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi nh lai tạo hoá đàn vật nuôi hay nạc hoá đàn vật nuôi . Tuy nhiên đã sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho vật nuôi mang lại kết quả cao.

- Trang bị kỹ thuật chăn nuôi vẫn mang tính chất truyền thống, chưa thích ứng được với sự phát triển kinh tế xã hội ngày nay.

- Hệ thống chế biến chưa phát triển, chưa có công nghệ chế biến tại chỗ, việc đưa sản phẩm ra thị trường chủ yếu là sản phẩm thô nh lợn hơi, lợn choai... Phương tiện vận chuyển, cơ sở hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn.

4. Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong các trang trại chăn nuôi ở tỉnhPhú Thọ. Phú Thọ.

Khoa học công nghệ ngày càng trở thành một yếu tố sản xuất trực tiếp thúc đẩy sản xuất phát triển, đặc biệt là đối với ngành chăn nuôi, tiến bộ khoa học công nghệ là một nhân tố quyết định đến sự phát triển các ngành sản xuất trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong các trang trại chăn nuôi trong địa bàn tỉnh Phú Thọ, có phải do nguyên nhân là sự phát triển và hinh thành các trang trại chăn nuôi trong địa bàn tỉnh còn mới mẻ hay do các điều kiện sản xuất khác, cơ sở hạ tâng còn thấp kém cho nên ảnh hưởng đến việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trang trại nói riêng. Cụ thể: Cơ giới hoá còn chưa phát triển, việc thay thế các công cụ lao động thủ công thô sơ bằng công cụ máy móc, thay thế

động lực người còn diễn ra chậm chạp, nguyên nhân sâu xa là các hộ trang trại còn thiếu vốn, nên việc tang bị cho việc sử dụng máy móc thiết bị thay thế sức lao động con người còn chưa được quan tâm nhiều , sản xuất vẫn còn lạc hậu, hệ thống trang bị máy móc, đặc biệt trong lĩnh vực tin học để quản lý còn chưa biết đến, quản lý sản xuất còn chưa có hệ thống.

Đối với sử dụng công nghệ hoá học trong chăn nuôi có tiến bộ hơn so với công nghệ cơ giới hóa, việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi như tạo giống vật nuôi có phẩm chất tốt, chất lượng cao, tạo giống bò sữa HF, cải tạo giống bò vàng Việt Nam bằng giống bò lai sind, đẩy mạnh tiến bộ ứng dụng khoa học kỹ thuật trong các trang trại chăn nuôi sản xuất và nhân giống các lọại vật nuôi có thế mạnh, như đẩy mạnh chăn nuôi lợn thịt xuất khẩu... Điện khí hoá, hoá học hoá đang từng bước đi vào các trang trại chăn nuôi, sử dung công nghệ để phát triển , bảo vệ đàn vật nuôi như phòng trừ dịch bệnh gia sóc , gia cầm. Các vật liệu hoá học được sử dụng để xây dựng các công trình phục vụ như cải tạo đất, xây dựng hệ thống giao thông, đặc biệt là xây dựng hệ thống chuồng trại.

Nói tóm lại việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong các trang trại còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau như sự phát triển các trang trại chăn nuôi còn mới mẻ, chủ trang trại còn hạn chế về trình độ và hiểu biết... Việc ngiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất chăn nuôi trang trại , nhưng chưa tập trung, hiệu quả chưa cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng tình hình phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Phú Thọ và đề xuất mô hình phát triển phù hợp (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w