Các yếu tố sản xuất trong các trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng tình hình phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Phú Thọ và đề xuất mô hình phát triển phù hợp (Trang 51)

II. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ

3, Các yếu tố sản xuất trong các trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ

- Theo báo cáo nhận xét kết quả điều tra trang trại tỉnh Phú Thọ năm 2003 thì số lao động chăn nuôi của trang trại trong địa bàn tỉnh được phân bổ nh sau :

+ Lao động của chủ hộ trang trại chăn nuôi là 95 người bình quân gần 2 lao động/1 trang trại, so với bình quân trang trại nói chung là 2,8 lao động /1 trang trại

+ Lao động thuê ngoài thường xuyên của trang trại chăn nuôi là 12 người bình quân gần một lao động/1 trang trại, thấp hơn so với tổng số lao động bình quân trong các trang trại, chiếm 2,4% so với tổng số lao động thuê ngoài thường xuyên

+ Lao động thuê ngoài thời vụ: tổng số lao dộng thuê ngoài thời vụ của trang trại chăn nuôi là 19 lao động bình quân gần 1 lao dộng/1trang trại chiếm 2,6% so với tổng số lao động thời vụ trong các trang trại.

- Có thể thấy rằng trang trại chăn nuôi lợn sử dụng lao động chủ yếu là lao động của chủ hộ Ýt phải thuê ngoài số lao động bình quân trong các trang trại chăn nuôi thường thấp từ 2 đến 3 lao động/1 trang trại

- Hình thức trả công đối với lao động thời vụ, thì đối với lao động thời vụ từ 15 nghìn đồng đến 20 nghìn đồng cho một ngày công thời vụ cao nhất lên tới 25 nghìn đến 30 nghìn đối với lao động thường xuyên thì mức trả công theo tháng trung bình từ 300 đến 450 nghìn đồng/1 tháng/1lao động.

b. Yếu tố đất đai .

- Đất đang sử dụng của các trang trại chăn nuôi trong địa bàn tỉnh Phú Thọ tính đến năm 2003 như sau :

+Tổng diện tích đất của các trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là 22 ha được chia ra như sau :

Đất trồng cây hàng năm là 5,2 ha. Đất trồng cây lâu năm là 4,3 ha. Đất lâm nghiệp 7 ha.

Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 6,5 ha.

Nh vậy quỹ đất trong các trang trại chăn nuôi của tỉnh Phú Thọ còn thấp, chỉ chiếm 0,37% so với tổng quỹ đất trong các trang trại nói chung là 5823,3 ha. Bình quân mỗi trang trại chăn nuôi trong địa bàn tỉnh là 0,45ha/1 trang trại. Có thể nói diện tích đất bình quân còn quá nhỏ cho nên nó ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng quy mô sản xuất của các trang trại chăn nuôi trong địa bàn tỉnh Phú Thọ .

c. Yếu tố vốn .

Vốn là một yếu tố quan trọng và quyết định đến quá trình sản xuất nói chung và sản xuất trong các trang trại nói riêng đặc biệt là trong chăn nuôi lợn trang trại đòi hỏi vốn lớn, trong khi đó tổng số vốn sản xuất trong các trang trại của tỉnh Phú Thọ năm 2002 là 7415,6 triệu dồng chiếm 33,8% so với tổng số vốn sản xuất của các trang trại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Bình quân mỗi trang trại có tổng vốn sản xuất là 154,49 triệu đồng/1 trang trại/1 năm, trong đó :

- Vốn tự có là 4230,2 triệu đồng bình quân 88,3 triệu đồng/1 trang trại, có trang trại đầu tư lên tới trên 2 trăm triệu đồng. Chiếm 57,04%.

- Vốn vay 3185,4 triệu đồng chiếm 42,96%.Bình quân 66,36 triệu đồng/1trang trại, trang trại vay tối đa là 100 triệu đồng/1năm .

Có thể thấy lượng vốn đầu tư cho các trang trai chăn nuôi đòi hỏi lớn, qua điều tra trang trại năm 2003 và qua trực tiếp, tiếp xúc đối với các chủ trang trại thì hầu hết các trang traị đều thiếu vốn sản xuất và có nhu cầu vay vốn để sản xuất mở rộng quy mô trang trại. Tuy nhiên việc vay vốn đối với các hộ trang trại còn hạn chế cơ chế uư đãi chính sách cho vay đối với các hộ sản xuất trong phạm vi điều chỉnh của chính quyền các cấp còn hạn chế triển khai còn chậm.

- Nói chung các yếu tố thuộc về khoa học kỹ thuật đối với các trang trại chăn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng tình hình phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Phú Thọ và đề xuất mô hình phát triển phù hợp (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w