II. Phương hướng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ
4. xuất phát triển mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi phù hợp
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu và đánh giá tình hình phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở trong nước, trong địa bàn tỉnh Phú Thọ, trong thời gian qua và xu hướng phát triển của nó, những trang trại thực tế đã và đang phát triển. Đề tài đề xuất mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi tiếp tục phát triển và kế thừa những mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi đã thành công, để phù hợp với quy hoạch tổng thể
kinh tế xã hội, góp phần thực hiện dự án phát triển chăn nuôi ở những vùng trọng điểm trong địa bàn tỉnh Phú Thọ.
4.1. Mô hình chăn nuôi đại gia súc: Trâu, bò.
Nhờ có mô hình chăn nuôi bò vỗ béo ở tỉnh Đắc Lắc mà có thể áp dụng vào chăn nuôi đại gia súc ở các vùng có tiềm năng để phát triển như vùng trọng điểm. Hiện nay tỉnh Phú Thọ đang triển khai dự án chăn nuôi bò sữa ở các vùng trọng điểm bao gồm các huyện Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tam Nông và vùng vệ tinh nh ở Việt Trì, Lâm Thao, Phù Ninh. Nên khuyến khích các hộ chăn nuôi với quy mô từ 10 con trở lên, để hình thành các trang trại chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
4.2. Mô hình chăn nuôi dê nhốt chuồng.
Đây là mô hình chăn nuôi còn mới mẻ đối với tỉnh Phú Thọ. Song do đặc điểm về điều kiện tự nhiên, đất đai khí hậu. Mô hình này không những thuận lợi ở những khu vực có diện tích rộng, mà ngay cả những vùng có diện tích đất hẹp, không có đồng cỏ chăn thả. Nhưng thuận lợi nhất ở các vùng, như ở tiểu vùng 1 và ở tiểu vùng 2, vừa có đồi núi, vừa có thể chăn thả, đối với tiểu vùng 2 ở các huyện Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh. Đây là vùng đồi núi thấp, không có đồng cỏ để chăn thả, nhưng có điều kiện về cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông phát triển, tiêu thụ thuận lợi, áp dụng mô hình chăn nuôi dê nhốt chuồng, khuyến khích chăn nuôi từ 100 con trở lên, để hình thành các mô hình chăn nuôi dê trang trại ở tỉnh Phú Thọ.
4.3. Mô hình chăn nuôi lợn xuất khẩu.
Đây là mô hình chăn nuôi lợn đang được hình thành và phát triển tại tỉnh Phú Thọ, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu về xuất khẩu. Do các trang trại được hình thành và phát triển còn phân tán. Như vậy để đáp ứng được nhu cầu về xuất khẩu, thì các trang trại phải được hình thành một cách tập trung. Hiện nay tỉnh Phú Thọ đang có xu hướng phát triển chăn nuôi lợn trang trại xuất khẩu, tập trung ở vùng
trọng điểm như ở huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Việt Trì phục vụ chương trình xuất khẩu lợn: lợn mảnh, lợn choai, lợn sữa. Quy mô trang trại nuôi lợn gia đình; nếu nuôi lợn sinh sản phải có thường xuyên từ 20 con trở lên; nếu nuôi lợn thịt thì phải có từ 100 con trở lên. Khuyến khích các hộ chăn nuôi lợn gia đình ở vùng trọng điểm mở rộng quy mô, phát triển hình thành các mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi mới, làm cơ sở cho việc hình thành hộ chăn nuôi lợn trang trại, phục vụ chương trình xuất khẩu của tỉnh Phú Thọ.
4.4. Mô hình trang trại kinh doanh tổng hợp ( trong đó chăn nuôi đóng vai trò chủ đạo).
Đây là mô hình kinh tế trang trại phổ biến và phù hợp với tiểu vùng 2, sản xuất theo phương thức nông lâm kết hợp V-A-C hoặc R-V-A-C, đa dạng hoá sản phẩm, trong đó đẩy mạnh chăn nuôi kết hợp vừa đai gia sóc, gia sóc, gia cầm, gắn với trồng trọt, loại hình này được hình thành và phát triển ở tiểu vùng 2 như ở Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Tam Nông. Có điều kiện về cơ sở hạ tầng, có điều kiện giao lưu hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Có nhiều cơ sở chế biến nông, lâm thuỷ sản. Nên việc phát triển mô hình này là rất thuận lợi