Các loại hình đánh giá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên khối ngành không chuyên Anh (nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Phương Đông (Trang 31)

8. Phạm vi nghiên cứu

1.2.4.Các loại hình đánh giá

Để giúp người học tiến bộ, đánh giá cần:

- Kiểm tra và phản hồi thường xuyên, chính xác

- Bình luận về kết quả kiểm tra, phần nào tốt, phần nào chưa tốt, phần nào cần được kiểm tra lại sau khi đã học lại (đối với từng cá nhân)

- Đánh giá liên tục/ đánh giá thường xuyên (continuous assessment/ frequent assessment): Có nhiều kỳ đánh giá thì 1 sai sót trong một kỳ sẽ ít quan trọng hơn, do đó đánh giá đáng tin cậy hơn.

- Những căng thẳng, lo lắng trong kỳ thi kết thúc sẽ được loại bỏ.

- Sự nỗ lực thi cử diễn ra trong cả khoá học làm cho người học cố gắng học chăm chỉ hơn.

- Nếu mắc sai sót trong một kỳ kiểm tra nào thì có thời gian sửa chữa các sai lầm đó trong các bài kiểm tra khác.

- Ngay trong thời gian diễn ra khoá học, người học thấy rõ được trình độ mà mình cần đạt tới.

- Cho học sinh tự đánh giá mình và đánh giá người khác (cần có sự hướng dẫn rõ ràng về nhiệm vụ và tiêu chí).

- Đa dạng hoá và sử dụng các phương pháp đánh giá phù hợp với đối tượng. Có nhiều dạng thức đánh giá kiến thức và kỹ năng của sinh viên trong quá trình học tập. Nổi bật trong số đó là đánh giá tổng kết và đánh giá quá trình. Tùy

32

vào từng mục đích đánh giá khác nhau khi đó từng loại dạng thức sẽ được áp dụng. Hai dạng thức này liên quan chặt chẽ đến nhau và hỗ trợ nhau rất nhiều trong quá trình đánh giá.

Đánh giá tổng kết hay còn gọi là đánh giá tổng thể (summative assessment): Được tiến hành cuối khóa học (dự án) và có cho điểm số (assessment of learning). Việc đánh giá thường được sử dụng để tổng kết cả quá trình học tập” (Black and William, 1999). Đánh giá tổng thể được dùng khi muốn nhìn lại những thành tích đã đạt được và đưa thêm những bài kiểm tra vào công việc hiện có. Việc đánh giá này có liên quan đến việc chấm bài và cho điểm, tách rời khỏi công việc giảng dạy và thường được tiến hành vào những thời điểm mà giáo viên cần phải báo cáo về kết quả học tập của học sinh.” (Harlen, 1998). Đánh giá tổng thể có tác dụng để cho điểm, khen thưởng, quyết định HS nào được lên lớp… hoặc để xem xét điều chỉnh chương trình học

Đánh giá quá trình: Đánh giá thành phần (formative assessment) được tiến hành trong khóa học (dự án) và không nhất thiết có cho điểm số (Assessment for learning/ ongoing assessment/ educative assessment). Việc đánh giá được tiến hành thường xuyên và song song với tiến trình giảng dạy” (Black and Wiliam, 1999), phương pháp này cung cấp phản hồi cho HS thấy những lỗ hổng của quá trình học tập để khắc phục… và mang tính dự báo (it is forward looking…) (Harlen, 1998) Đánh giá quá trình bao gồm cả phản hồi lẫn tự quản lý tiến độ học tập của cá nhân, thường là để cung cấp phản hồi cho cả quá trình giảng dạy lẫn học tập.” (Tunstall and Gipps, 1996). Để tìm hiểu nhu cầu HS cũng như để điều chỉnh phương pháp hoặc mục tiêu trong quá trình tiến hành bài dạy, các nhà giáo dục có thể sử dụng phương pháp này. Ngoài ra, nó còn giúp hỗ trợ việc học của HS trong khi khóa học đang tiến hành.

Đánh giá thành phần và đánh giá tổng thể có mối quan hệ qua lại với nhau (interconnected), hỗ trợ nhau để phản ánh đúng nhất năng lực của người học, do đó cần phải xây dựng cả hai trong một kế hoạch đánh giá thống nhất, cần xây dựng phần lớn đánh giá thành phần theo kiểu không chính thức và cho phản hồi kịp thời.

33

Các nghiên cứu đáng tin cậy đều cho thấy tác động lớn lao của Đánh giá thành phần đối với kết quả học tập của học sinh.

Đo lường đánh giá trong lớp học là vì sự tiến bộ của người học trong suốt quá trình học; định hướng cho một (mọi) hoạt động của giảng viên; mang lại lợi ích cho cả thầy và trò (Thầy: điều chỉnh cách dạy, nâng cao kỹ năng sư phạm; Trò: tích cực, tự nguyện, nâng cao động lực học tập). Đánh giá trong giáo dục tiến hành theo tiến trình và tuỳ thuộc vào từng lớp học cụ thể, gắn với mọi hoạt động của giáo viên trong và ngoài giờ học, là bộ phận cấu thành của phương pháp dạy học, là cơ sở hình thành tài năng sư phạm.

Một trong những vấn đề quan trọng và các vấn đề liên quan thiếu khung khái niệm hay còn hạn chế về khung khái niệm, hỗ trợ phương pháp học tập và đánh giá tập trung vào năng lực thực tế. Thông thường, các giáo viên trong môi trường học thuật và thực hành sử dụng các mục tiêu truyền thống như giáo trình, bài giảng và phương pháp dạy học lấy giáo viên làm trung tâm, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập còn chủ quan, và không phù hợp. Những thực lý thuyết trước đây đã làm hạn chế sự phát triển của một phân định cụ thể để đạt được năng lực học tập. Việc cơ bản là thay đổi các phương pháp truyền thống này và áp dụng những phương pháp khác theo định hướng đầu ra và phù hợp với nhu cầu thực tế hiện đại. Sự hòa hợp của các khái niệm quan trọng trong việc phát triển và thực hiện các kết quả năng lực, phương pháp giảng dạy và học tập có sự tương tác, và phương pháp đánh giá hiệu suất.

Một số vấn đề liên quan đến thay đổi phương pháp giảng dạy để đáp ứng sự mong đợi của người học và người sử dụng lao động. Thông thường, các giảng viên thấy khó khi bỏ bớt một số nội dung giảng dạy và kỹ năng truyền thống thiết yếu. Dễ dàng để bổ sung thêm chứ tổ chức lại nội dung và phương pháp để phù hợp hơn với nhu cầu thực tế thực tế hiện nay là vấn đề khó hơn. Câu hỏi của thường được đặt ra là: Chúng ta nên từ bỏ những gì? Làm thế nào chúng ta có thể sửa đồi mà không bao gồm tất cả các nội dung? Làm thế nào chúng ta có thể bao gồm khối lượng khổng lồ những thông tin có sẵn trên Internet và trong sách bách khoa? Và

34

làm thế nào để sinh viên có thể đáp ứng được nhu cầu khi đã bị quá tải bởi nhiều vấn đề khác? Vấn đề trở nên lớn hơn khi người sử dụng lao động và người học đặt câu hỏi về những gì giáo viên đang giảng dạy và mong đợi của sinh viên là gì sau khi tốt nghiệp? Lý do tại sao sinh viên mới tốt nghiệp không có năng lưc họ cần để làm việc được trong môi trường làm việc hiện tại. Nhà tuyển dụng rất không hài lòng khi phải dành thời gian và kinh phí để đào tạo lại sinh viên tốt nghiệp và định hướng rộng hơn trước khi họ có thể làm việc an toàn với các kỹ năng cần thiết trong các vị trí chuyên nghiệp. Và sinh viên tốt nghiệp khi được hỏi, cảm thấy rằng họ đã quá tải với việc học ở trường, trong khi cảm thầy thiếu tự tin khi bước vào thực tế.

Những câu hỏi rắc rối và sâu sắc nhất đi đến trọng tâm của vấn đề: Nếu giáo viên hướng dẫn giảng dạy và đánh giá tất cả mọi thứ có thể, học viên có năng lực để thực hành? Năng lực được xác định bằng khối lượng của những gì được giảng dạy và đánh giá? Sẽ tiếp tục sử dụng phương pháp giáo dục truyền thống bất chấp những thay đổi mang tính cách mạng? Câu trả lời là "Không". Chương trình học tập và đánh giá cần phải được thiết kế lại. Số lượng lớn các nhà lãnh đạo trong nghề tin rằng đó là thời gian để làm việc cùng nhau để tạo ra mô hình hợp lý và toàn diện, thúc đẩy học tập hiệu quả và, xác định năng lực cần thiết để bắt đầu và thực hiện. Tác giả cho rằng mô hình này có nhiều tiềm năng thành công, nếu họ có căn cứ trong một khuôn khổ khái niệm toàn diện, liên kết chặt chẽ và phù hợp với nhu cầu thực tế của môi trường làm việc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên khối ngành không chuyên Anh (nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Phương Đông (Trang 31)