Phân tích thông tin định tính (qua phỏng vấn)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên khối ngành không chuyên Anh (nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Phương Đông (Trang 81)

8. Phạm vi nghiên cứu

3.3. Phân tích thông tin định tính (qua phỏng vấn)

a. Kết quả phỏng vấn sinh viên

Nhiều sinh viên đưa ra câu trả lời rất xác thực và cụ thể, đáng tin cậy và có giá trị cho nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp, lời khuyên để học nghe tiếng Anh tốt hơn.

Ở câu hỏi 1: Với những sinh viên nghe kém, họ trả lời chỉ học 1 tuần 1 buổi hoặc 120 phút/ tuần. Với những sinh viên có năng lực cao cho biết, mỗi ngày em dành 2 giờ để nghe tiếng Anh. Có thể nghe nhạc hoặc xem phim; với những sinh viên có năng lực thấp chỉ đều nghe ở lớp hoặc những bài giáo viên giao theo giáo trình.

Câu hỏi số 3 tác giả nhận được câu trả lời rất đáng ngạc nhiên, khác với sự mong đợi của tác giả. Khi được hỏi em làm gì trước và trong khi nghe, những sinh viên năng lực thấp đều trả lời, em chuẩn bị bút và giấy và chờ băng chạy thì bắt đầu nghe. Còn những sinh viên khá khi được hỏi, đều trả lời rằng các em đọc trước câu hỏi, suy nghĩ về nội dung bài nghe. Nếu trong trường hợp tự nghe, hoặc nghe nhạc, xem phim các em sẽ tua đi tua lại những chỗ không nghe được để đoán từ. Tác giả đánh giá rất cao ý kiến này của sinh viên.

Nhận xét về các yếu tố khiến sinh viên khó nghe bài khóa, đó là về vốn từ vựng, tốc độ lời nói và đặc biệt là cách phát âm. Trong khi đó giọng người nói và cấu trúc câu không thấy được đề cập đến. Một sinh viên cho biết: “nhiều khi nghe thấy rất khó. Em nghĩ chắc do mình phát âm không chuẩn nên khi nghe người đọc chuẩn mình thường không hiểu, nhiều khi người nói nói quá nhanh hoặc đúng ngữ điệu bản ngữ, mình đọc sai, nghe không quen nên hay bị nhầm sang từ khác.”

Mong muốn của sinh viên khi học nghe tiếng Anh là được học cách đọc và phát âm cho chuẩn, vì phát âm đúng từ và ngữ điệu thì sẽ nghe dễ dàng hơn. Đồng

thời sinh viên cũng bày tỏ mong muốn được chỉ cách nghe như thế nào cho hiệu quả

như trong khi nghe đoạn hội thoại, cách phát âm và cấu trúc trong khi giao tiếp. Các giải pháp được các em đề cập đến để nâng cao kỹ năng nghe, đó là sinh viên nên nghe nhiều tiếng Anh từ nhiều lĩnh vực, có thể luyện tập qua nói chuyện

82

với người nước ngoài, nghe nhạc tiếng anh mình yêu thích, khi có thể nên nói tiếng Anh thật nhiều để phát âm cũng như giao tiếp được tốt hơn. Một phương pháp khác đó là tự trau dồi từ vựng và học ngữ pháp trên mạng, tham gia các câu lạc bộ nói tiếng anh ở Hà Nội, tham gia các khóa học ở các trung tâm ngoại ngữ

b. Kết quả phỏng vấn giảng viên

Câu hỏi 1: Khác với mong muốn của sinh viên, các giảng viên chỉ khuyến khích sinh viên nghe từ 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất

Câu hỏi 2: Giảng viên khuyến khích nên học nghe ở mọi nơi, mọi lúc, và qua nhiều nguồn khác nhau: xem phim, nghe nhạc, nghe theo giáo trình....

Câu hỏi 3:

-Trước khi nghe:

Trước khi 1 bài khóa hay chủ đề nào đó, người học có thể tìm hiểu trước các từ vựng liên quan đến chủ đề đó để khi nghe phòng trường hợp nhiều từ mới quá Khi làm 1 bài test: người học cần đọc thật nhanh để nắm được chủ đề của bài nghe đó. Nếu không có thời gian để đọc câu hỏi và câu trả lời của từng câu, thì nên đọc lướt thật nhanh các câu hỏi, không cần đọc các phương án trả lời

- Trong khi nghe:

Giữ tâm trạng bình tĩnh, không quá lo lắng, tập trung nghe và cố gắng bắt được những từ khóa, nhớ chủ đề của bài nghe, các câu hỏi vừa đọc, có thể ghi nhanh lại 1 vài ý, hay những con số.

Câu hỏi 4: Đa số sinh viên gặp khó khăn trong khi nghe vì cách phát âm của họ khác với cách phát âm mà người học đã được học, đa số là khi học từ vựng sinh viên đã phát âm sai, đọc từ ko có trọng âm, nên khi nghe cả câu, ko nghe được ra là họ nói gì, và do cách đọc nối các từ với nhau, người học không nhận ra được từ vựng.

Câu hỏi 5: Nghe tiếng anh bất kể lúc nào thuận tiện, có cơ hội được nghe, được nhìn, được xem và được nói chuyện bằng Tiếng Anh, để rèn phản xạ nghe. Ngoài ra nên học các kĩ năng làm bài nghe, cách xác định từ khóa, ngữ cảnh bài nghe. Sau khi nghe xong, cố gắng học từ vựng, tập đọc lại theo ngữ điệu của bài nghe, có thể

83

đọc lại từng câu, hoặc đoạn văn, chú ý đến cách phát âm, ngữ điệu, cách nối giữa các từ. Đặc biệt cần phải luyện tập kiên trì trong 1 thời gian nhất định ...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên khối ngành không chuyên Anh (nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Phương Đông (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)