Lý thuyết về đo lường đánh giá trong giáo dục

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên khối ngành không chuyên Anh (nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Phương Đông (Trang 25)

8. Phạm vi nghiên cứu

1.2.1.Lý thuyết về đo lường đánh giá trong giáo dục

Đánh giá trong giáo dục mới được phát triển ở Việt Nam mấy thập kỷ trở lại đây trong khi các nước khác trên thế giới đã quan tâm chú trọng rất nhiều đến vấn đề trọng tâm này đã vài thế kỷ. Giáo dục Việt nam từ xưa đến nay chú trọng vào dạy kiến thức là chính, dẫn đến việc học sinh, sinh viên (HS, SV) rất ngại học hành thi cử, dẫn đến tình trạng nhiều lúc học chỉ để đối phó với các kỳ thi. Sinh viên ở các nước có nền giáo dục tiên tiến lại xem việc học, khám phá kiến thức là vui và bổ ích vì người học được tự do tìm tòi và phát hiểu, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn và định hướng. Chính vì vậy, để theo kịp sự phát triển của thế giới ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về mục đích và phương pháp của kiểm tra, đánh giá và tâm lý người học; cụ thể hơn là các nghiên cứu về đánh giá năng lực người học nhằm đánh giá chính xác kết quả học tập của người học.

26

Trước hết, mục đích đánh giá đầu tiên là để giúp sinh viên biết được kết quả học tập của mình, giúp sinh viên điều chỉnh lại những phương pháp học tập không phù hợp, hoặc phát triển, tìm tòi những cách học mới mà các em có hứng thú hơn. Tiếp đến, việc kiểm tra đánh giá còn hỗ trợ cho giáo viên- những người trực tiếp thực hiện công việc giảng dạy về kết quả áp dụng một phương pháp giảng dạy nào đó. Cuối cùng, việc kiểm tra đánh giá còn giúp phân loại thành tích, sự tiến bộ của người học, tạo động cơ, kích thích, thúc đẩy quá trình học tập của SV.

Trái lại với mong muốn của các nhà giáo dục, sinh viên lại quan niệm đánh giá là để xác định động cơ học tập: tại sao, khi nào và học như thế nào. Hầu hết sinh viên nghĩ: Tất cả những gì họ đang làm trong lớp học như viết bài luận hay các kiểm tra không có nhiều liên quan gì đến cuộc sống thực tế. Kết luận được rút ra là:

Sinh viên có thể tránh các thầy cô dạy dở, nhưng không tránh được các bài tập kiểm tra đánh giá tồinếu chúng ta muốn thay đổi cách học của học sinh, sinh viên, chúng ta hãy thay đổi cách đánh giá của mình (Nguyễn Kim Dung, 2006)

Một số thuật ngữ đã trở nên quan thuộc trong ngành đo lường và đánh giá trong giáo dục được tác giả Phạm Xuân Thanh (2011) định nghĩa như sau:

Đề thi, kiểm tra (test, exam): Là công cụ hoặc quy trình, qua đó thể hiện các yêu cầu cụ thể đối với các hoạt động thi, kiểm tra.

Thi, kiểm tra: Là quá trình người học thực hiện một yêu cầu dưới dạng một đề thi, kiểm tra, qua đó thể hiện được năng lực của mình.

Đo lường (measurement): Là hoạt động thông qua việc thi, kiểm tra để xác định mức độ người học nắm được kiến thức của một/một số môn học hoặc mức độ hiểu biết về một vấn đề nào đó, hay khả năng hoàn thành công việc được giao phó. Kết quả thể hiện dưới dạng một đại lượng định lượng.

Đánh giá (assessment): Một thuật ngữ chung để chỉ việc thu thập và xử lý thông tin một cách hệ thống làm cơ sở để đưa ra các nhận định phục vụ cho một mục đích đã được xác định từ trước (ví dụ: mục đích cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục). Ở đây, chủ yếu đề cập đến đánh giá trong giáo dục.

Đánh giá (evaluation): Là việc phân tích, lý giải các kết quả đo lường. Đánh giá (evaluation) được thực hiện dựa trên các kết quả đo lường.

27

Lý thuyết đo lường đánh giá là một lý thuyết nghiên cứu các cấu trúc tâm lý bằng cách gán các giá trị định lượng cho một mẫu hành vi, mà các giá trị đó thu thập được nhờ sử dụng các công cụ đo lường đánh giá, ví dụ như các bài thi, kiểm tra, các quan sát, phỏng vấn, điều tra... (Phạm Xuân Thanh, 2011). Cấu trúc tâm lý

được xem là một đại lượng về các thuộc tính tâm lý được xác định gián tiếp bằng các công cụ đo như các bài thi, kiểm tra, các quan sát, phỏng vấn, điều tra.... đây là đại lượng ẩn, không thể nhận biết bằng các giác quan thông thường của con người.

Có lẽ nhiều người đều hiểu rằng giáo dục mà không có thi - kiểm tra, không có đánh giá thì không có giáo dục theo đúng nghĩa của nó. Theo Popham (1999), thi - kiểm tra, đánh giá học sinh nhằm:

- Dự đoán những điểm mạnh và điểm yếu của học sinh để giáo viên tránh giảng dạy lại hoặc giảng dạy quá kỹ những điều học sinh đã biết và giáo viên có cơ hội giúp học sinh khắc phục những yếu kém của học sinh;

- Giám sát quá trình tiến bộ của học sinh và giúp giáo viên thấy được sự tiến bộ đó có tương xứng với mục tiêu đã đề ra hay không;

- Giúp giáo viên có cơ sở cho điểm hay xếp loại học sinh;

- Xác định tính hiệu quả của chương trình học tập và cung cấp thông tin phản hồi cho các nhà quản lý và những người thiết kế chương trình;

- Khẳng định với xã hội về chất lượng và hiệu quả giáo dục;

- Hỗ trợ việc đánh giá giáo viên thông qua kết quả giảng dạy của họ…

Chức năng chính của đánh giá là nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh và giúp các nhà quản lý có thông tin để đưa ra những quyết định kịp thời. Nếu xem chất lượng của quá trình dạy - học là sự “trùng khớp với mục tiêu” thì kiểm tra - đánh giá là cách tốt nhất để đánh giá chất lượng của qui trình đào tạo. (Chính 2010)

28

KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ

Các nhà giáo dục đã chia cấu trúc hành vi nhận thức thành cấu trúc năng lực (competence) và cấu trúc kết quả học tập (achivement). Năng lực là những khả năng mà học sinh có được qua đào tạo và bằng kinh nghiệm cuộc sống, qua công việc để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Còn kết quả học tập là những nhận thức được cấu thành từ những kiến thức và kỹ năng mà học sinh thu được trực tiếp ở một khoá học.

Trong giáo dục, tùy theo mục đích sử dụng mà các câu hỏi cũng được phân chia thành hai nhóm: để đo lường, đánh giá kiến thức hay để đo lường, đánh giá kỹ năng. Bảng 1.2 phân loại các câu hỏi theo loại hình và theo mục đích sử dụng.

Bảng 1.2. Phân loại câu hỏi dùng để đo lường và đánh giá trong giáo dục

Dạng câu hỏi trắc nghiệm Dạng câu hỏi tự luận

Câu hỏi nhằm mục đích đo lường, đánh giá kiến thức

 Đa lựa chọn  Ghép đôi

 Lựa chọn đúng sai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Bộ câu hỏi dựa vào hoàn cảnh cụ thể

 Điền câu trả lời

o Tự luận trả lời ngắn

o Tự luận trả lời dài  Tự luận miệng

29

Câu hỏi nhằm mục đích đo lường, đánh giá kỹ năng

 Bộ câu hỏi dựa vào hoàn cảnh cụ thể

 Câu hỏi yêu cầu thao tác hay trình diễn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên khối ngành không chuyên Anh (nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Phương Đông (Trang 25)