Đánh giá hiệu quả phương án quy hoạch sử dụng đất gắn với chương trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình quy hoạch sử dụng đất gắn với chương trình nông thôn mới tại xã Minh Khai - huyện Hoài Đức - TP. Hà Nội (Trang 62)

nông thôn mới

Với phương án quy hoạch sử dụng đất gắn với chương trình nông thôn mới tại xã Minh Khai như trên, những hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường mà phương án có thể mang lại như sau:

Phương án xây dựng quy hoạch sử dụng đất đã đạt được sự nhất trí giữa quy hoạch sử dụng đất – quy hoạch sản xuất – quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, là cơ sở để phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Về hiệu quả kinh tế: Phương án quy hoạch sử dụng đất đã dự báo và tập

trung chú ý đến đặc thù sản xuất các ngành nghề trên địa phương, dựa trên những định hướng và dự báo phát triển do đó sẽ tạo được điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - đặc biệt phát triển kinh doanh, sản xuất các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đặc thù của địa phương như sản xuất bún, miến dong, bánh kẹo...

57

Mặt khác, với phương án quy hoạch trên, hệ thống cơ sở hạ tầng như đường giao thông, khu vực sản xuất kinh doanh và chợ tập trung được xây dựng theo các tiêu chuẩn của xây dựng nông thôn mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi rất lớn trong công tác phát triển kinh tế của địa bàn xã, dự kiến sẽ không để xảy ra tình trạng vừa hoàn công đã không đủ khả năng để phục vụ phát triển. Đồng thời việc bố trí khu vực đất sản xuất kinh doanh giáp với hệ thống giao thông liên xã, tiếp nối với huyện Đan Phượng tới đường 32; cùng một khu đỗ xe tập trung sẽ tạo điều kiện cho công tác vận chuyển hàng hóa nông sản nhanh chóng, thuận lợi. Hơn nữa, việc tập trung cụm sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã – tách khỏi khu dân cư sẽ giảm thiểu việc gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân trong khu vực, tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao hơn cần có một trạm xử lý nước thải sản xuất trước khi lượng nước trên được đưa vào hệ thống thoát nước của xã.

Công tác quy hoạch tập trung trụ sở cơ quan ủy ban nhân xã cùng các công trình chăm sóc, phát triển giáo dục, y tế, văn hóa sẽ tạo thuận lợi cho người dân trên địa bàn toàn xã nói chung khi có nhu cầu thực hiện các giao dịch hành chính hay chăm sóc sức khỏe. Đồng thời, với việc phân bố tập trung hệ thống các cơ quan hành chính của xã tiếp giáp với khu vực sản xuất kinh doanh sẽ là đòn bẩy thúc đẩy phát triển mạnh cả về tinh thần và vật chất tại khu vực trên – tạo hạt nhân trung tâm cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của xã. Tuy tập trung tạo nhân tố phát triển nhưng công tác phân bổ mục đích sử dụng đất cho các thôn trên địa bàn xã không mất cân đối với hệ thống các nhà văn hóa tập trung đáp ứng theo đúng tiêu chí xây dựng nông thôn mới phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt tinh thần của người dân ngày càng tăng lên.

Trên cơ sở tôn trọng hiện trạng sử dụng đất đã có, không để đất xen kẹt trong khu dân cư, phương án quy hoạch sử dụng đất đã dựa trên điều kiện thực tế của xã Minh Khai, dự báo nhu cầu sử dụng đất ở để bố trí các khu đất giãn dân, đất dịch vụ phục vụ cho nhu cầu ở của toàn dân trong xã tại các địa điểm thuận lợi cho sinh hoạt, phát triển kinh tế của người dân: việc bố trí đất dịch vụ ( đất bồi thường theo phần trăm diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi của người dân) gần với khu vực tập

58

trung trụ sở cơ quan ủy ban nhân dân và cụm sản xuất kinh doanh tập trung; bố trí khu đất giãn dân ven xóm Mới và khu vực Đầm Tràng cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt của những hộ gia đình mới khi việc phân bố ngay sát khu vực dân cư cũ hơn nữa, khu vực dân cư mới còn nằm giáp với khu vực sân vân động và trường mầm non của khu vực miền bãi ngoài đê.

Về hiệu quả xã hội: Phương án quy hoạch với việc đẩy mạnh phát triển các

ngành nghề sản xuất đặc thù của địa phương sẽ tạo ra lượng việc làm lớn, tăng thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Đồng thời, việc bố trí khu vực sản xuất – kinh doanh tập trung sẽ hạn chế những ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh sống của nhân dân; từ đó tăng chất lượng đời sống vật chất cũng như tinh thần trên địa bàn. Hơn nữa, phương án bố trí hệ thống khu sân vận động, nhà văn hóa thôn, xã sẽ tạo môi trường thuận lợi trong sinh hoạt văn hóa, nâng cao chất lượng đời sống của người dân

Về hiệu quả môi trường: Điểm tập trung rác thải được bố trí phí Tây Nam

trên địa bàn tuy có thể gặp khó khăn trước mắt trong việc thu gom tập trung rác thải nhưng về lâu dài, điểm tập trung rác thải sẽ phát huy hiệu quả tốt khi được hoàn thiện hệ thống giao thông, thuận tiện khi thu gom rác từ khu sản xuất hàng hóa nông sản tập trung, mặt khác việc bố trí tập trung rác thải phía Tây Nam sẽ hạn chế được hướng gió thịnh hành vào mùa Đông là gió Đông Bắc và gió mùa Đông Nam.

Đối với các diện tích được bố trí vào mục đích sử dụng khác như đất trồng cây ăn quả lâu năm, đất màu, đất nghĩa trang… phương án bố trí đã đồng thời bố trí được sự phân cách cần thiết giữa khu vực như nghĩa trang và khu ở mặt khác lại đạt được hiệu quả về môi trường, điều kiện thổ nhưỡng khi bố trí khu vực trồng cây lâu năm tại đây.

Như vậy, có thể thấy phương án quy hoạch sử dụng đất gắn với chương trình nông thôn mới đưa ra tuy không tránh khỏi những hạn chế song đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi nhất để đẩy nhanh tốc độ phát triển hệ thống kinh tế - xã hội, phục vụ và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên địa bàn khi có sự thống nhất giữa các quy hoạch và cơ sở kĩ thuật để phân bổ và bố trí đất đai phục vụ các mục đích khác nhau.

59

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình quy hoạch sử dụng đất gắn với chương trình nông thôn mới tại xã Minh Khai - huyện Hoài Đức - TP. Hà Nội (Trang 62)