Đánh giá hiện trạng và tiềm năng sử dụng đất xã Minh Khai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình quy hoạch sử dụng đất gắn với chương trình nông thôn mới tại xã Minh Khai - huyện Hoài Đức - TP. Hà Nội (Trang 45)

Hiện trạng sử dụng đất: Bảng 2.6: Hiện trạng sử dụng đất STT Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) (1) (2) (3) (4) (5) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 192.25 100 1 Đất nông nghiệp NNP 114.38 59.50 1.1 Đất lúa nước DLN 67.74 35.24 1.2 Đất trồng lúa nương LUN - - 1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 44.12 22.95 1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.93 1.00 1.5 Đất rừng phòng hộ RPH - - 1.6 Đất rừng đặc dụng RDD - -

Trong đó: Khu bảo tồn thiên nhiên DBT - -

1.7 Đất rừng sản xuất RSX - - 1.8 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS - -

1.9 Đất làm muối LMU - -

40

STT Chỉ tiêu Mã Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

2 Đất phi nông nghiệp PNN 77.87 40.50

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0.94 0.49 2.2 Đất quốc phòng CQP - -

2.3 Đất an ninh CAN - -

2.4 Đất khu công nghiệp SKK - - 2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 0.47 0.24 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ SKX - - 2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS - - 2.8 Đất di tích danh thắng DDT - - 2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải DRA 0.08 0.002 2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0.83 0.43 2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 0.97 0.51 2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng SMN 6.16 3.20 2.13 Đất sông, suối SON - - 2.14 Đất phát triển hạ tầng DHT 29.85 15.53 2.15 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0.27 0.14 3 Đất chưa sử dụng DCS - -

4 Đất khu du lịch DDL - -

5 Đất khu dân cư nông thôn DNT 38.30 19.92

Trong đó: Đất ở tại nông thôn ONT 38.30 19.92

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai 2010 Huyện Hoài Đức

Tiềm năng sử dụng đất:

Tiềm năng đất đai là khả năng tăng thêm các loại đất cho các mục đích sử dụng về cả thời gian và không gian, là khả năng tăng năng suất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển mục đích sử dụng đất trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Nói cách khác tiềm năng về đất đai bao gồm tiềm

41

năng về số lượng và chất lượng đất, bao gồm ở cả đất đang sử dụng và đất chưa sử dụng. Tiềm năng về số lượng là khả năng phát triển, mở rộng diện tích đất chưa sử dụng ở mức độ tối đa để giảm dần diện tích đất chưa sử dụng, hay nói cách khác là khai thác đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng ở các mục đích khác nhau đáp ứng cho các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội làm cho đất chưa sử dụng còn lại ở mức độ tối thiểu. Tiềm năng về chất lượng đất đai là khả năng khai thác về chiều sâu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất (thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng). Để có thể khai thác tối đa tiềm năng về đất đai cần phải đầu tư cải tạo với thời gian dài, đó là mục tiêu chung. Trong thời kỳ quy hoạch từ nay đến năm 2020 tiềm năng về quỹ đất đai của xã sẽ được khai thác, mở rộng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện.

Hiện nay toàn bộ diện tích tự nhiên trên địa bàn xã đều đã được đưa vào sử dụng, tuy nhiên nếu được quy hoạch và khai thác hợp lý hơn diện tích trên địa bàn vẫn có thể mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn dựa trên các cơ sở như:

- Kế thừa các công trình công cộng hiện có.

- Tạo lập được khu trung tâm xã tập trung, khang trang.

- Phát triển dân cư tập trung làm 3 khu, giữ nguyên hệ thống 7 thôn trên địa bàn xã, thuận tiện tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

- Các khu vực sản xuất được đưa ra ngoài khu vực dân cư và làng nghề truyền thống, giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ khu vực sản xuất tới khu dân cư.

- Khu vực sản xuất TTCN – làng nghề vẫn có khoảng cách hợp lý và được gắn với nơi ở, sinh hoạt của người dân, thuận tiện trong sản xuất, sinh hoạt.

- Khai thác, phát huy mô hình Thương mại dịch vụ - TTCN – Nông nghiệp hàng hóa kết hợp trong 1 không gian hợp lý về khoảng cách để phát triển.

42

- Bố trí điểm tiểu công nghiệp – làng nghề sát đường đê sông Đáy thuận tiện cho việc giao thương hàng hóa trong khu vực.

- Khai thác nhiều đất nông nghiệp chất lượng thấp để chuyển mục đích sử dụng đất sang một số loại đất khác như: khu vực sản xuất TTCN – làng nghề, thương mại dịch vụ, xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp,

hàng hóa (rau an toàn, cây ăn quả). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiềm năng đất nông nghiệp: Hiệu quả sản xuất nông nghiệp đem lại ngoài

việc bố trí cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu sản xuất hợp lý, còn phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khác như: chế độ nước, khả năng tưới tiêu, địa hình, vị trí phân bố không gian, vốn, lao động, cũng như các yếu tố thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, định hướng tới năm 2020, diện tích đất nông nghiệp của xã chỉ còn thuộc nhóm đất cây nông nghiệp hàng năm và cây lâu năm, toàn bộ diện tích đất lúa sẽ được chuyển đổi sang các mục đích khác, do đó việc lựa chọn cây trồng và vật nuôi phù hợp là yếu tố quan trọng để phát huy tiềm năng đất nông nghiệp trên địa bàn xã.

Tiềm năng đất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Định hướng phát triển

KTXH giai đoạn 2010-2020, cơ cấu kinh tế của xã sẽ chuyển dịch nhanh theo hướng giảm đáng kể tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng – thương mại – dịch vụ, do đó đòi hỏi phải có quỹ đất để dành cho phát triển các cụm, điểm công nghiệp. Quỹ đất này chủ yếu lấy từ đất nông nghiệp.

Tiềm năng quỹ đất ở: Ngoài việc tập trung đẩy mạnh phát triển các ngành

công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại từ nay đến năm 2020 xã Minh Khai cũng tập trung phát triển các cụm, khu dân cư đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Kỳ quy hoạch 2011-2020 trên địa bàn xã có nhu cầu về quỹ đất giãn dân, đất đấu giá để xây dựng nông thôn mới. Quỹ đất này chủ yếu lấy vào phần đất nông nghiệp.

Tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng: Hệ thống cơ sở hạ tầng đóng vai trò hết sức quan trọng

43

trong việc phát triển KTXH của xã. Trong kỳ quy hoạch, hệ thống giao thông cần được nâng cấp, các công trình văn hóa xã hội, khu trung tâm văn hóa hành chính xã cần được chỉnh trang, mở rộng để phù hợp với các tiêu chí về nông thôn mới. Quỹ

đất cho các mục đích này chủ yếu lấy từ đất nông nghiệp.

Đánh giá chung về tiềm năng đất đai

Hiện nay, tiềm năng quỹ đất nông nghiệp của xã chủ yếu là khai thác sử dụng đất nông nghiệp theo chiều sâu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo các hướng: tăng vụ, thâm canh, sử dụng các công thức luân canh phù hợp, các mô hình kinh tế mới. Quỹ đất phát triển hạ tầng, xây dựng các cụm điểm công nghiệp, xây dựng và mở rộng khu hành chính - văn hóa xã, mở rộng khu dân cư… đều phải lấy vào quỹ đất đang sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Điều này đã dẫn tới, quỹ đất tự nhiên của xã vốn đã hạn hẹp thì hiện nay diện tích đất canh tác lại càng ít và manh mún, rất khó khăn cho đầu tư cải tạo và áp dụng tiên bộ KHKT. Định hướng ngắn hạn và lâu dài trong công tác sử dụng đất là việc dồn điền đổi thửa, canh tác tập trung; chuyển đổi mục đích sử dụng ở các khu vực đất nông nghiệp không mạng lại hiệu quả cao. Với đất xây dựng các công trình công cộng là tôn trọng hiện trạng, phát triển có sự gắn kết giữa hiện trạng và đầu tư mới không phá hủy toàn bộ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình quy hoạch sử dụng đất gắn với chương trình nông thôn mới tại xã Minh Khai - huyện Hoài Đức - TP. Hà Nội (Trang 45)