Phân tích doanh thu bán hàng theo quý

Một phần của tài liệu phân tích doanh thu tại công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Thanh Bình (Trang 27)

5. Kết cấu của khóa luận

2.2.5 Phân tích doanh thu bán hàng theo quý

Bảng 2.5: Phân tích doanh thu bán hàng theo quý của công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Thanh Bình

ĐVT: Việt Nam đồng (VND) Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012/2011 ST TT ST TT ST TL TT Quý I 11,893,709,500 20.73 13,694,364,940 19.1 1,800,655,440 15.14 -1.63 Quý II 13,047,484,000 22.75 16,074,837,352 22.42 3,027,353,352 23.2 -0.33 Quý III 15,497,749,386 27.02 20,393,640,890 28.44 4,895,891,504 31.59 1.42 Quý IV 16,920,727,870 29.5 21,536,745,263 30.04 4,616,017,393 27.28 0.54 Tổng DTBH 57,359,670,756 100 71,699,588,445 100 14,339,917,689 25 0

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Thanh Bình năm 2011 - 2012)

Nhận xét: qua bảng số liệu ở trên cho ta thấy DTBH của toàn công ty năm 2012 so với DTBH năm 2011 tăng 14,339,917,689 VND tương ứng tăng lên 25%, cụ thể của các quý như sau:

+ DTBH quý I: DTBH quý I của năm 2012 so với DTBH năm 2011 tăng

1,800,655,440 VND tương ứng tăng lên 15.14% tuy nhiên tỷ trọng bán của quý I

giảm 1.63%.

+ DTBH quý II: DTBH quý II của năm 2012 so với DTBH năm 2011 tăng

3,027,353,352VND tương ứng tăng lên 23.2% tuy nhiên tỷ trọng bán của quý II giảm

0.33%.

+ DTBH quý III: DTBH quý III của năm 2012 so với DTBH năm 2011 tăng

4,895,891,504VND tương ứng tăng lên 31.59% và tỷ trọng bán của quý III cũng tăng

1.42%.

+ DTBH quý IV: DTBH quý IV của năm 2012 so với DTBH năm 2011 tăng

0.54%.

Vậy ta thấy DTBH của cả 4 quý năm 2012 đều tăng lên so với năm 2011. Tuy nhiên tỷ trọng DTBH các quý năm 2012 có sự tăng giảm so với năm 2011: quý I à quý II thì tỷ trọng DTBH năm 2012 giảm so với năm 2011 chỉ đến quý III và quý IV tỷ trọng DTBH đã tăng lên. Với tình hình trên công ty cần tìm ra nguyên nhân và giải pháp cần thiết.

2.2.6 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng

2.2.6.1 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố số lượng hàng bán và đơn giá bán đến doanh thu bán hàng

Ta có công thức:

DTH = số lượng hàng bán x đơn giá bán

Chính vì vậy số lượng hàng bán và đơn giá bán có ảnh hưởng đến tình hình DTBH của doanh nghiệp. Có bảng phân tích như sau:

Bảng 2.6.1: phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng hàng bán và đơn giá bán tới doanh thu bán hàng

Các chỉ tiêu Ip(%) M0(2011) M1P0 M1(2012)

Tăng giảm chung Tăng giảm do Q Tăng giảm do P

ST TT(%) ST TT(%) ST TL(%)

Khung xương TBC 102 12,068,232,000 15,048,912,64

7

15,349,890,90

0 3,281,658,900 27.19 2,980,680,647 24.70 300,978,253 2.49

Khung xương Zinca 102 20,356,796,200 25,969,675,43

1 26,489,068,94 0 6,132,272,740 30.12 5,612,879,231 27.57 519,393,509 2.55 Tấm thạch cao 103.5 17,070,921,600 22,085,658,841 22,858,656,900 5,787,735,300 33.90 5,014,737,241 29.38 772,998,059 4.53 Hàng hóa vật tư khác 100 7,863,720,956 7,001,971,705 7,001,971,705 -861,749,251 -10.96 (861,749,251) (10.96) - - Tổng DTBH 57,359,670,756 70,106,218,624 71,699,588,445 14,339,917,689 25 12,746,547,868 22.22 1,593,369,821 2.78

Nhận xét: qua bảng số liệu ở trên cho ta thấy DTBH của toàn công ty năm 2012 so với DTBH năm 2011 tăng 14,339,917,689 VND tương ứng tăng lên 25% do ảnh hưởng của hai nhân tố do số lượng hàng bán và đơn giá bán:

- Số lượng hàng bán: làm cho DTBH năm 2012 tăng lên 12,746,547,868 VNĐ so với năm 2011 tương ứng tỷ trọng tăng lên 22.22%. Cụ thể từng nhóm mặt hàng như sau:

+ Khung xương TBC: DTBH năm 2012 tăng lên 2,980,680,647 VNĐ so với năm 2011 tương ứng tỷ trọng tăng lên 24.7%.

+ Khung xương Zinca: DTBH năm 2012 tăng lên 5,612,879,231 VNĐ so với năm 2011 tương ứng tỷ trọng tăng lên 27.57%.

+ Tấm thạch cao: DTBH năm 2012 tăng lên5,014,737,241 VNĐ so với năm

2011 tương ứng tỷ trọng tăng lên 29.38%.

+ Hàng hóa vật tư khác: DTBH năm 2012 giảm đi 861,749,251 VNĐ so với năm 2011 tương ứng tỷ trọng giảm đi 10.96%.

- Đơn giá bán: làm cho DTBH năm 2012 tăng lên 1,593,369,821 VNĐ so với năm 2011 tương ứng tỷ trọng tăng lên 2.78%. Cụ thể từng nhóm mặt hàng như sau:

+ Khung xương TBC: DTBH năm 2012 tăng lên 300,978,253 VNĐ so với

năm 2011 tương ứng tỷ trọng tăng lên 2.49%.

+ Khung xương Zinca: DTBH năm 2012 tăng lên 519,393,509 VNĐ so với

năm 2011 tương ứng tỷ trọng tăng lên 2.55%.

+ Tấm thạch cao : DTBH năm 2012 tăng lên 772,998,059 VNĐ so với năm 2011 tương ứng tỷ trọng tăng lên 4.53%.

+ Hàng hóa vật tư khác năm 2012 không có thay đổi gì so với năm 2011. Qua phân tích trên ta thấy DTBH năm 2012 tăng lên như vậy so với năm 2011 là do ảnh hưởng rất lớn của số lượng hàng bán ra. Vì vậy công ty cần tăng số lượng bán ra để hoàn thành những mục tiêu tăng DTBH mà công ty đề ra.

2.2.6.2 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố số lượng lao động và năng suất lao động tới doanh thu bán hàng

Ngoài hai yếu tố số lượng hàng bán và đơn giá bán ảnh hưởng trực tiếp đến DTBH của doanh nghiệp thì yếu tố số lượng lao động và năng suất lao động cũng ảnh hưởng rất lớn đến DTBH.

DTBH = Tổng số lượng lao động x Năng suất lao động Có số liệu như bảng sau:

Chỉ tiêu Năm 2011 (M0,T0, W0) Năm 2012 (M1,T1, W1)

Tổng DT( đã loại trừ ảnh hưởng của giá)(M) 57,359,670,756 71,699,588,445

Tổng số lao động(T) 34 32

Năng suất lao động bình quân(người/năm) (W) 1,687,049,140 2,240,612,139

Từ đó ta có bảng phân tích như sau:

Bảng 2.6.2: phân tích mức độ ảnh hưởng của tổng số lượng lao động và năng suất lao động tới doanh thu bán hàng

Các chỉ tiêu T0W0 T1W0 T1W1 Tăng giảm chung Tăng giảm do T Tăng giảm do W

ST TT(%) ST TT(%) ST TL(%) Tổng DTBH 57,359,670,756 59,046,719,89 6 71,699,588,445 14,339,917,68 9 25 1,687,049,140 2.94 12,652,868,549 22.06

Nhận xét: qua bảng số liệu ở trên cho ta thấy DTBH của toàn công ty năm 2012 so với DTBH năm 2011 tăng 14,339,917,689 VND tương ứng tăng lên 25% do ảnh hưởng của tổng số lao động và năng suất lao động bình quân:

Ảnh hưởng do tổng số lao động: do năm 2012 số lao động của công ty giảm đi 2 người so với năm 2011 làm cho DTBH năm 2012 tăng lên 1,687,049,140 VNĐ đồng thời tương ứng tỷ lệ tăng 2.94%.

Ảnh hưởng do năng suất lao động bình quân: do năm 2012 số lao động của công ty giảm đi 2 người so với năm 2011 làm cho DTBH năm 2012 tăng lên 12,652,868,549 VNĐ đồng thời tương ứng tỷ lệ tăng 22.06%

Như vậy ta thấy DTBH tăng lên do ảnh hưởng chủ yếu của năng suất lao động tăng lên trong khi số lao động giảm đi. Công ty đang quản lý và sử dựng tốt lao động tại công ty nên công ty cần phát huy hơn nữa.

CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG DOANH THU TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG

THANH BÌNH 3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

3.1.1 Những kết quả đạt được của công ty TNHH Thương mại $ Xây dựng Thanh Bình Thanh Bình

Tuy nền kinh tế những năm gần đây do ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng đứng trước những khó khăn đó công ty đã đưa ra được những chính sách, chiến lược trung và ngắn hạn giúp công ty vẫn đứng vững trên thị trường và là đối thủ nặng ký thách thức các doanh nghiệp khác là đối thủ cạnh tranh.

- Về doanh thu: DTBH của công ty qua các năm gần đây đều tăng lên từ đó mang lại thương mại. Chính vì vậy cũng đã đóng góp vào ngân sách nhà nước theo đúng luật định.

- Về sản phẩm: công ty ngày càng đa dạng hóa các loại sản phẩm tuy nhiên vẫn tập trung khai thác các mặt hàng chủ yếu mang lại DTBH lớn cho công ty. Các mặt hàng chủ đạo như khung xương tiêu chuẩn TBC, khung xương cao cấp Zinca, tấm thạch cao mà đặc biệt là tấm thạch cao Gyproc luôn ổn định về chất lượng và số lượng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Trong những năm tiếp theo công ty sẽ có những dự định tăng về chất lượng cũng như mẫu mã hơn nữa cho các mặt hàng chủ đạo của công ty.

- Về nhân lực: đội ngũ nhân viên của công ty có trình độ chuyên môn cao, được tuyển chọn kỹ lưỡng đạt theo yêu cầu làm việc của công ty. Với trình độ chủ yếu là cử nhân và trên cử nhân được tu nghiệp tại các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước. Được đào tạo và làm việc trong môi trường có tính kỷ luật cao, có tinh thần trách nhiệm, năng động, nhiệt tình, có tình đoàn kết cao, thoải mái, năng động, được thoải mái bầy tỏ ý kiến của mình. Các chế độ đãi ngộ đảm bảo cho họ có môi trường làm việc lành mạnh để nhân viên chuyên tâm làm việc đạt hiệu quả, năng suất cao.

- Về cơ sở hạ tầng: trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của công ty được đầu tư ngày càng nhiều tạo điều kiện cho việc buôn bán thuận tiện. Đường giao thông

thuận tiện khi nằm ngay đầu trực đường đại lộ Thăng Long ngã tư giao cắt giữa đường Đại lộ Thăng Long- Khuất Duy Tiến-Trần Duy Hưng-Phạm Hùng.

- Về chính sách của công ty: để khuyến khích khách hàng và kích thích tiêu thụ hàng hóa công ty đã áp dụng nhiều chính sách xúc tiến bán hàng như chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán ngay cho khách hàng. Các chính sách giảm giá, khuyến mại, tặng quà trong các dịp ngày lễ, hàng năm có tổ chức sự kiện, hội nghị khách hàng nhằm tri ân khách hàng thân thiết và khách hàng lớn có tiềm năng của công ty.

3.1.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tích đạt được trong những năm gần đây và nhất là hai năm 2011, 2012 của công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Thanh Bình, công ty vẫn còn có những tồn tại bất cập không thể tránh khỏi do những nguyên nhân chủ quan hay khách quan mang lại đã ảnh hưởng đến DTHĐKD nói chung cũng như DTBH nói riêng của công ty. Dưới đây là những tồn tại, bất cập và nguyên nhân của nó để doanh nghiệp tìm biện pháp khắc phục thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp:

- Hoạt động nghiên cứu thị trường và thu thập thông tin: để xử lý và dự báo tình hình biến động tăng, giảm chưa được theo dõi chặt chẽ, kịp thời với biến động của thị trường. Do công ty chưa xây dựng cho mình một đội ngũ chuyên nghiệp đi sâu trong lập kế hoạch và nghiên cứu thị trường.

- Về hệ thống kênh phân phối sản phẩm: hiện nay công ty đang bán hàng chủ yếu thông qua các cửa hàng đại lý của công ty là chủ yếu chính vì vậy sẽ làm mất đi doanh thu từ các kênh phân phối khác. Các kênh phân phối này cũng chủ yếu tập trung tại một số chỗ chủ yếu. Do chưa có điều kiện về tài chính cũng như năng lức mở rộng các kên phân phối khác nhau.

- Về thị trường tiêu thụ sản phẩm: thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty tập trung chủ yếu tại thị trường Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc. Quy mô thị trường còn hẹp chưa mở rộng. Vì doanh nghiệp chưa tiếp cận nhiều tại các địa phương.

- Về tổ chức công tác quản lý DTBH: công tác quản lý chưa đồng bộ, nhất quán còn cồng kềnh và chưa chặt chẽ dẫn đến những sai sót không đáng có. Do chưa tổ chức bộ máy hoạt động tốt nhất.

- Về khâu quảng bá sản phẩm: khâu quảng bá sản phẩm nhất là sản phẩm mới của công ty chưa được quan tâm đúng mức, chưa đi sâu sát vào nhu cầu của khách hàng nên hình ảnh của sản phẩm cũng như của công ty không được nhiều người biết đến. Do ban lãnh đạo của công ty chưa thực sự quan tâm đến việc quảng bá cho sản phẩm của công ty.

3.2 Các đề xuất, kiến nghị nhằm tăng doanh thu bán hàng tại công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Thanh Bình Thương mại & Xây dựng Thanh Bình

Một doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh bất cứ một loại mặt hàng nào hay lĩnh vực nào thì mục tiêu cuối cùng cũng là DT và LN. Từ những hạn chế tồn tại thấy được ở trên tại công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Thanh Bình trong thời gian em thực tập tại công ty. Với vốn kiến thức hiểu biết còn hạn hẹp của mình sau đây em xin có một số đề xuất kiến nghị nhằm tăng DTBH của công ty trong giai đoạn tới đây.

3.2.1 Tăng cường đi sâu vào nghiên cứu các biến động và hoạt động nghiên cứu thị trường và dự báo thị trường thị trường và dự báo thị trường

Lý do đưa ra giải pháp: công tác tìm hiểu nghiên cứu thị trường và dự báo thị trườn là một yếu tố quan trọng giúp các nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định một cách kịp thời và chính xác. Nó là vấn đề cần thiết cho HĐKD của công ty bởi nếu công tác này được thực hiện tốt thì công ty có thể kịp thời nắm bắt thời cơ kinh doanh cũng như tránh được những rủi ro. Trong cơ chế thị trường như hiện nay có rất nhiều thời cơ cũng như thách thức cho công ty nếu có được những nghiên cứu và đưa ra các ý kiến kịp thời giúp công ty nhận biết được thông tin về sản phẩm, chủng loại, chất lượng, giá cả, nơi tiêu thụ và đối thủ cạnh tranh. Đồng thời thị trường cung cấp thông tin về việc xác định nhu cầu, những đòi hỏi của thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng. Cũng do tại công ty hoạt động đầu tư nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm đúng mức, chưa có kế hoạch cho việc đi sâu vào nghiên cứu thị trường.

Nội dung giải pháp: nghiên cứu thị trường là một công việc khá đặc thù đòi hỏi tính khoa học và chặt chẽ trong quy trình thực hiện. Để làm được điều này cần có sự tham gia, trợ giúp của những người có chuyên môn nghiên cứu. Khi thị trường đang trong giai đoạn khó khăn này doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị

trường nhằm có những giải pháp phù hợp với lĩnh vực hoạt động của công ty mình. Công ty cần theo dõi mọi sự biến động của thị trường: giá cả, mẫu mã, đối thủ cạnh tranh, xu hướng biến động của thị trường… Dựa vào những kết quả nghiên cứu, công ty đưa ra những dự báo về khả năng phát triển thị trường của mình về thị phần, ngành nghề kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, sự phản hồi của khách hàng đối với sản phẩm của mình. Hơn nữa trong tương lai gần khi kinh tế đi vào ổn định sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng nhiều hơn các công trình sẽ được xây dựng nhiều hơn. Nên cần có những nghiên cứu kỹ lưỡng và chuẩn xác về thị trường ở tất cả mọi phương diện.

3.2.2 Mở rộng kênh phân phối và xây dựng kế hoạch chiếm lĩnh thị trường

Lý do đưa ra giải pháp: các doanh nghiệp muốn tồn tại trên thị trường trước hết phải tạo chỗ đứng và cho thương hiệu của mình trên thị trường thong qua sản phẩm của doanh nghiệp có đến tay người tiêu dùng được hay không là do mạng lưới tiêu thụ của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không. Lúc mà sản phẩm đã được người tiêu dùng biết đến là lúc công ty nên mở rộng mạng lưới phân phối tiêu thụ sản phảm nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường.

Nội dung giải pháp: công ty cần mở rộng them các cửa hàng đại lý phân phối hàng, có những chuyến tập huấn hay những thông tin tối thiểu những hiểu biết về sản phẩm của công ty mà họ sẽ bán ra. Thông tin đưa ra cần chính xác và trung thực nhất để đảm bảo sự tin cậy ban đầu cho khách hàng về sản phẩm và công ty. Ngoài ra công ty còn phải có những chính sách ưu tiên hỗ trợ cho các đại lý về cơ sở hạ tầng đồng thời cũng phải có những biện pháp giải quyết những khó khăn trong quá trình bán hàng. Bên cạnh đó khi lựa chọn đại lý cho công ty, công ty cũng cần xem xét địa điểm

Một phần của tài liệu phân tích doanh thu tại công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Thanh Bình (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w