Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền về tái cơ cấu DNNN đố

Một phần của tài liệu Báo chí ngành Tài chính với vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (Trang 96)

7 – Kết cấu luận văn

3.3- Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền về tái cơ cấu DNNN đố

tái cơ cấu DNNN đối với báo chí ngành Tài chính trong giai đoạn mới

Tái cơ cấu DNNN là một chủ đề thông tin có phạm vi ảnh hƣởng rộng lớn trong toàn xã hội. Đây cũng là một lĩnh vực thông tin có cả tính đại chúng rộng rãi và cả thông tin mang tính chuyên ngành hẹp về quản lý và tác nghiệp trong lĩnh vực tài chính.

Trong xu thế cạnh tranh và phát triển mới của báo chí, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của công chúng, báo chí cần phải có sự đổi mới, đƣa ra những

97

sản phẩm thông tin vừa có tính chuyên môn, chuyên sâu, vừa đƣa ra những thông tin đáp ứng đƣợc mức độ hiểu biết khác nhau của số đông công chúng.

Thông qua khảo sát 3 cơ quan báo chí và nội dung đăng tải thông tin tái cơ cấu DNNN trên các ấn phẩm của 3 cơ quan báo chí ngành Tài chính năm 2012, cũng nhƣ thông qua thực tiễn công tác của bản thân, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm, nhằm có thể hạn chế những điểm tồn tại, nâng cao hơn nữa chất lƣợng thông tin, tuyên truyền về vấn đề tái cơ cấu DNNN trên báo chí nói chung và đặc biệt là của báo chí ngành Tài chính nhƣ sau:

3.3.1 – Nâng cao nhận thức chính trị và kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên làm báo chí ngành Tài chính

Để đáp ứng đƣợc nhu cầu của đa dạng trình độ hiểu biết của công chúng trong vấn đề tái cơ cấu DNNN, đòi hỏi những cán bộ làm công tác phóng viên, biên tập phải có kiến thức, kinh nghiệm sâu rộng cả trong lĩnh vực chuyên ngành hẹp về tài chính, kinh tế, để từ đó cung cấp cho công chúng những thông tin chính xác, khách quan; cung cấp những thông tin thống kê, phân tích, đánh giá đúng đắn, khách quan và thuyết phục.

Qua số liệu tổng hợp khảo sát ý kiến những ngƣời làm công tác báo chí tại phụ lục 3.2 cho thấy, trong 82 ý kiến đƣợc khảo sát thì có tới 98,78% ý kiến cho rằng cần nâng cao kỹ năng nghiệp vụ báo chí hiện đại; 95,12% ý kiến cho rằng cần phải nâng cao kiến thức tài chính, kinh tế cho những ngƣời làm báo viết về tái cơ cấu DNNN. Số liệu này cho thấy, bản thân những ngƣời làm báo cũng luôn mong muốn nâng cao trình độ lý luận, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho mình.

Thực tiễn cho thấy, với sức lan tỏa thông tin nhanh và rộng khắp, sự tác động của thông tin báo chí cũng luôn có tính hai mặt: Nếu thông tin tích cực sẽ tác động tốt tới đời sống xã hội, ngƣợc lại nếu thông tin xấu sẽ tác động tiêu cực đến đời sống xã hội. Trong bối cảnh điều kiện kinh tế - xã hội còn

98

khó khăn, việc xác lập lòng tin cho công chúng đối với định hƣớng phát triển chung của đất nƣớc đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc xác lập là điều rất quan trọng. Để làm đƣợc điều đó, bản thân các phóng viên, biên tập viên, những ngƣời làm công tác báo chí ngành Tài chính phải nâng cao nhận thức về quan điểm lãnh đạo của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc đối với vai trò của báo chí về điều hành chính sách tài chính nói chung và công cuộc tái cơ cấu DNNN, tái cơ cấu kinh tế nói chung. Từ đó giúp các cơ quan báo chí ngành Tài chính giữ vững tôn chỉ, mục đích của mình, làm tốt chức năng và vai trò là cơ quan ngôn luận - tiếng nói chính thống của Đảng, Nhà nƣớc về lĩnh vực tài chính.

3.3.2 – Tổ chức các tuyến chuyên đề sâu, thay đổi cơ cấu thông tin về tái cơ cấu DNNN trên báo chí ngành Tài chính

Trong bất kỳ hoạt động nào, chính sách tài chính luôn đóng một vai trò quan trọng. Chính sách tài chính không những là yếu tố quan trọng để các tổ chức, doanh nghiệp lấy làm căn cứ để xây dựng chiến lƣợc phát triển, chiến lƣợc hoạt động phù hợp cho mình trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể.

Chính vì thế, việc chuyển tải thông tin chính xác, chính thống và tin cậy sẽ thiết thực mang lại lợi ích cho độc giả, cũng nhƣ chính bản thân các cơ quan báo chí ngành Tài chính trong việc thu hút độc giả, mở rộng phạm vi tác động ảnh hƣởng của mình trong xã hội.

Nhƣ đã trình bày ở phần 3.2.1, khi thông tin về chủ đề tái cơ cấu DNNN, báo chí ngành Tài chính thời gian qua dƣờng nhƣ vẫn chƣa tạo ra sự vƣợt trội hơn so với các tờ báo ngoài ngành, chƣa thực sự khai thác lợi thế đầu nguồn thông tin chính sách tài chính để triển khai các bài viết có thể khai thác các vấn đề các góc cạnh đánh trúng xu hƣớng mà độc giả đang quan tâm. Bởi bên cạnh các thông tin mang tính thông tấn về sự kiện, thông tin báo chí cần tiếp cận với những góc cạnh khác biệt mang tính thỏa mãn thị hiếu tò mò của độc giả, từ đó dẫn dắt độc giả đến với những thông tin mục tiêu một cách

99

tự nguyện của độc giả, nhằm phục vụ mục đích thông tin tuyên truyền cho đề án tái cơ cấu DNNN, tạo sự đồng thuận của xã hội.

Muốn vậy, các cơ quan báo chí ngành Tài chính cần phát huy tính chuyên ngành của mình, cần xây dựng các tuyến bài viết phản ánh các góc cạnh, các mặt còn tích cực, những mặt còn hạn chế dưới góc nhìn tài chính về tình hình hoạt động chung của DNNN, của việc tái cơ cấu ở các DNNN.

Với lợi thế của mình, các cơ quan báo chí ngành Tài chính cũng cần tăng cƣờng việc chủ động đứng ra tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề, các tuyến bài mang tính chuyên đề bàn tròn với các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý, để cung cấp thông tin sinh động hơn, thiết thực hơn đối với độc giả.

Bên cạnh đó, để bắt nhịp với xu thế báo chí hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh thông tin với các cơ quan báo chí khác, các cơ quan báo chí ngành Tài chính và đặc biệt là Thời báo Tài chính Việt Nam cần tăng cƣờng hơn nữa các thể loại bài điều tra, phóng sự điều tra, thể loại tin để tạo sức hấp dẫn với công chúng độc giả.

3.3.3 – Nâng cao hàm lượng thông tin tri thức về các lĩnh vực chuyên ngành kinh tế, tài chính

Việt Nam đã trải qua gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế - xã hội đã ngày càng phát triển mạnh mẽ, bắt nhịp đƣợc với trình độ khoa học, kỹ thuật và các tri thức tiên tiến của nhân loại; trình độ dân trí ngày càng đƣợc nâng cao. Đồng thời, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế vai trò của thông tin luôn có một vị trí rất quan trọng đối với mọi ngƣời, tổ chức, doanh nghiệp.

Vì vậy nhu cầu tìm đến với những thông tin mang tính lợi ích của độc giả ngày càng cao – nhất là đối với những ngƣời làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, làm công tác chuyên môn nghiệp vụ.

100

Để có đƣợc hàm lƣợng thông tin chuyên ngành, thông tin trí thức về lĩnh vực kinh tế tài chính trong bài báo, thì bản thân ngƣời viết phải có và nắm bắt đƣợc các kiến thức chuyên ngành nghiệp vụ về lĩnh vực mình đề cập. Do đó, cùng với việc tổ chức bổ sung, nâng cao các kiến thức nghiệp vụ làm báo, các cơ quan báo chí ngành Tài chính phải chú trọng việc tăng cƣờng bồi dƣỡng các kiến thức chuyên ngành tài chính – kinh tế cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên của mình.

Trong việc thực hiện tái cơ cấu DNNN, một trong những vấn đề đƣợc đề án này nhắc đến là phải làm sao nâng cao chất lƣợng hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng, vấn đề tái cơ cấu DNNN phải hƣớng đến việc cải thiện chất lƣợng và hiệu quả của kết quả tài chính. Theo đó, các vấn đề sự kiện liên quan đến quá trình tiến hành tái cơ cấu DNNN cũng cần có sự nhìn nhận sâu hơn vào vấn đề tài chính.

Khi độc giả quan tâm tới lĩnh vực tái cơ cấu DNNN, chắc rằng mảng thông tin tài chính luôn là một trong những mảng thông tin độc giả quan tâm hàng đầu. Do vậy, khi muốn truyền tải các thông tin, các sự kiện về tái cơ cấu DNNN, các cơ quan báo chí ngành Tài chính cần phát huy thuộc tính chuyên ngành của mình, để đáp ứng nhu cầu của độc giả, mang đến cho độc giả các thông tin lợi ích bằng chuyên ngành và lợi thế của mình ngày càng nhiều hơn.

3.3.4 – Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho báo chí ngành tài chính

Để nâng cao chất lƣợng thông tin, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của độc giả, báo chí luôn cần phải chú trọng đến việc phát triển chất lƣợng nguồn nhân lực; phát triển trình độ lý luận và kiến thức chuyên môn cho đội ngũ những ngƣời làm báo.

Tuy nhiên, qua khảo sát tại 3 cơ quan báo chí ngành Tài chính gồm Thời báo Tài chính Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Tạp chí Tài chính Doanh

101

nghiệp năm 2012 cho thấy, các cơ quan báo chí này có số lƣợng phóng viên, biên tập viên còn quá ít so với nhu cầu thực tế.

Để nâng cao đƣợc chất lƣợng thông tin, thì các cơ quan báo chí ngành Tài chính phải đáp ứng đủ cả số lƣợng và chất lƣợng về cán bộ phóng viên, biên tập viên. Chỉ có một đội ngũ phong viên, biên tập viên đủ về số lƣợng, mạnh về chất lƣợng thì các cơ quan báo chí ngành Tài chính mới có thể chủ động trong việc triển khai các kế hoạch, thực hiện các chủ đề, chuyên đề có tính chuyên sâu cho mình.

Do vậy, các cơ quan báo chí ngành Tài chính cần chú trọng tới việc xây dựng và phát triển đội ngũ nguồn nhân lực theo các xu hƣớng nhƣ:

+ Tăng cƣờng phát triển hệ thống cộng tác viên là những ngƣời làm công tác chuyên môn, công tác nghiên cứu, công tác quản lý ngay trong nội bộ ngành Tài chính;

+ Quan tâm phát triển đội ngũ cộng tác viên là các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, các nhà chuyên môn từ các cơ sở đào tạo kinh tế - tài chính, từ các Viện nghiên cứu, các học viện nhà trƣờng liên quan đến lĩnh vực đào tạo – nghiên cứu kinh tế - tài chính;

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại các kiến thức chuyên ngành về tài chính – kinh tế, các kiến thức nghiệp vụ chuyên môn của ngành Tài chính cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên hiện có một cách thƣờng xuyên hằng năm, thậm chí là hàng quý. Đồng thời triển khai mở các lớp bồi dƣỡng kiến thức báo chí hiện đại, cập nhật các kinh nghiệm và kỹ năng làm báo mới cho đội ngũ lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên;

+ Xây dựng kế hoạch tuyển dụng mới đội ngũ phóng viên từ các cơ sở đào tạo báo chí, từ các cán bộ làm công tác chuyên môn nghiệp vụ trong ngành Tài chính có khả năng, có sự yêu thích nghề báo… nhằm bổ sung thêm cho lực lƣợng những ngƣời trực tiếp làm báo.

102

3.3.5 – Đẩy mạnh kênh thông tin báo chí điện tử để mở rộng tầm ảnh hưởng của báo chí ngành Tài chính

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ, loại hình báo chí điện tử - phát hành qua mạng internet đang thể hiện lợi thế mạnh mẽ hơn so với các loại hình báo chí truyền thống (báo in, tạp chí). Chính nhờ việc máy tính và mạng internet đang ngày càng phổ cập rộng rãi trong mọi gia đình, là công cụ không thể thiếu trong các cơ quan tổ chức nhà nƣớc, các doanh nghiệp… vì vậy số lƣợng độc giả có thói quen đọc báo qua mạng ngày càng gia tăng nhanh chóng, làm cho báo chí điện tử trở thành một xu hƣớng phát triển mới của báo chí hiện đại.

Trong khi đó, tại 3 cơ quan báo chí ngành Tài chính hiện nay, thì mới chỉ có Tạp chí Tài chính đã xuất bản thêm ấn bản điện tử, còn Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp và Thời báo Tài chính Việt Nam – tờ báo chính thức của Bộ Tài chính vẫn chƣa xuất bản báo điện tử.

Có thể thấy rằng, các cơ quan báo chí ngành Tài chính trong những năm qua cũng luôn có sự đổi mới mạnh mẽ, nhằm đáp ứng với xu thế phát triển mới của báo chí và nhu cầu của độc giả ngày càng cao hơn. Tuy nhiên do đặc tính định kỳ, các cơ quan báo chí ngành Tài chính đã bộc lộ nhiều hạn chế, kể cả về “độ trễ” thời gian chuyển tải thông tin, cả hạn chế về thời lƣợng chuyển tải thông tin. Trong khi đó các phƣơng tiện truyền thông khác nhƣ các tờ nhật báo (báo in), các tờ báo điện tử, truyền hình… đã phát huy lợi thế của họ, đăng tải thông tin sớm hơn, lan tỏa nhanh hơn,… làm cho báo chí ngành Tài chính chƣa phát huy đƣợc hết khả năng trong môi trƣờng cạnh tranh thông tin giữa các phƣơng tiện truyền thông ở Việt Nam đang diễn ra quyết liệt hiện nay.

Với đặc tính lợi thế, báo điện tử có thể vƣợt qua rào cản về không gian, thời gian, không bị hạn chế bởi dung lƣợng thông tin… đƣa nội dung thông

103

tin lan tỏa nhanh, rộng khắp, không chỉ trong nƣớc, mà còn đến bạn đọc quốc tế. Từ đó làm cho nội dung thông tin tuyên truyền về các cơ chế chính sách, các hoạt động của ngành Tài chính nói riêng và của Quốc gia nói chung đi vào đời sống xã hội hiệu quả hơn, quảng bá thông tin và hình ảnh chính xác, kịp thời hơn đến với cộng đồng quốc tế, đồng bào Việt Nam ở nƣớc ngoài.

Do vậy, các cơ quan báo chí ngành Tài chính – nhất là đối với Thời báo Tài chính Việt Nam cần có sự nghiên cứu, thực hiện đầu tƣ xây dựng báo điện tử, để vừa bù đắp những hạn chế của thể loại báo in, tạp chí hiện thời, vừa bắt nhịp xu thế phát triển mới của báo chí hiện đại, xây dựng thành một kênh thông tin chính thống của Bộ Tài chính trên mạng Internet. Từ đó nâng cao hiệu quả công tác thông tin - tuyên truyền về các cơ chế chính sách tài chính Quốc gia, các hoạt động của ngành Tài chính, cũng nhƣ góp sức truyền tải các thông tin về các chủ trƣơng, cơ chế chính sách tài chính - kinh tế - tiền tệ của Đảng và Nhà nƣớc, tạo sự đồng thuận của xã hội vì mục tiêu xây dựng và phát triển đất nƣớc ngày càng vững mạnh hơn.

Ngoài 5 giải pháp đề xuất nêu trên đối với các cơ quan báo chí ngành Tài chính, để đề án tái cơ cấu DNNN đƣợc triển khai có hiệu quả thì cần huy động đƣợc sự vào cuộc mạnh mẽ và tập trung hơn nữa của cả hệ thống báo chí cả nƣớc.

Theo đó, phải tăng cƣờng kết nối giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc chức năng trong việc triển khai đề án tái cơ cấu DNNN với các cơ quan báo chí cả nƣớc, nhằm kịp thời cung cấp thông tin nhanh chóng, khách quan và kịp thời, chính xác cho những ngƣời làm báo. Từ đó, khai thác thế mạnh của dòng thông tin với sức lan tỏa nhanh và rộng khắp, báo chí nói chung và khối báo chí kinh tế nói riêng để góp sức nâng cao nhận thức xã hội, định hƣớng dƣ luận, huy động mọi nguồn lực, trí tuệ của ngƣời dân, của các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý, các nhà chuyên môn để góp sức tạo sự đồng thuận xã

104

hội, phát huy sức mạnh trí tuệ để chung sức triển khai đề án tái cơ cấu DNNN mang lại hiệu quả cao nhất.

Tiểu kết chƣơng 3

Với sự phát triển kinh tế - xã hội ngày càng mạnh mẽ, các chính sách tài chính cũng nhƣ các lĩnh vực của đời sống kinh tế - tài chính luôn thu hút

Một phần của tài liệu Báo chí ngành Tài chính với vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)