7 – Kết cấu luận văn
2.2- Nội dung thông tin tái cơ cấu DNNN trên báo chí ngành Tài chính
Chính sách tài chính (hay còn gọi là chính sách tài khoá) là chính sách thu chi của Chính phủ, hay còn gọi là chính sách ngân sách nhƣ thuế, phát hành trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc... Đây là nhiệm vụ của Bộ Tài chính đƣợc Chính phủ giao phó. Thực hiện nhiệm vụ chính trị và hoạt động nghiệp vụ của ngành, báo chí ngành Tài chính đã luôn bám sát chính sách và thực tiễn hoạt động của ngành để phản ánh, chuyển tải thông tin; phát hiện những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, từ đó động viên những nhân tố tích cực, nêu lên những vƣớng mắc, hạn chế và những mặt còn khiếm khuyết, tiêu cực để cùng tháo gỡ, chỉnh sửa.
44
Qua khảo sát Thời báo Tài chính Việt Nam, Tạp chí Tài chính (kể cả ấn phẩm phụ trƣơng Tài chính và Đầu tƣ), Tạp chí Tài chính doanh nghiệp xuất bản trong năm 2012 cho thấy, tuy vấn đề tái cơ cấu DNNN chỉ là một trong rất nhiều nhiệm vụ hoạt động khác của Bộ Tài chính, nhƣng số lƣợng tin, bài chuyên về vấn đề hoạt động của DNNN và tái cơ cấu DNNN đã chiếm một tỷ trọng khá nhiều. Trong cả năm 2012, cả 3 ấn phẩm phát hành 193 số báo, với tổng cộng 11.285 tin bài – trong đó có 222 tin, bài viết về vấn đề DNNN và tái cơ cấu DNNN, chiếm tỷ lệ 1,97% (Chi tiết ở bảng 2.1).
Bảng 2.1: Thống kê tin, bài viết về tái cơ cấu DNNN trên Thời báo Tài chính Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp năm 2012 Tên ấn
phẩm
Tổng số tin bài về tái cơ cấu DNNN Tổng số tin bài trong năm Số kỳ phát hành trong năm Tần suất xuất hiện tin bài về tái cơ cấu DNNN/kỳ Tỷ lệ % tin bài về tái cơ cấu DNNN TBTCVN 134 10.205 157 0,8 1,31 TCTC 60 672 24 2,5 8,93 TCDN 28 408 12 2,3 6,87 Tổng cộng 222 11.285 193 1,2 1,97
Có thể nhận thấy, Bộ Tài chính là đơn vị chủ trì soạn thảo các văn bản qui phạm pháp luật để trình trình Chính phủ và Quốc hội xem xét, ban hành thuộc hàng nhiều nhất so với các cơ quan Bộ, ngành thuộc Chính phủ hiện nay. Chỉ riêng trong năm 2012, các loại quyết định, thông tƣ, chỉ thị đƣợc ban hành liên quan đến vấn đề tái cơ cấu DNNN là 15 văn bản mới do Bộ Tài chính trực tiếp ban hành hoặc đệ trình Chính phủ ban hành – trong đó chƣa kể đến các văn bản mang tính dự thảo, các văn bản sự vụ cụ thể khác (phụ lục 1).
45
Thống kê cụ thể tin bài viết về đề tài tái cơ cấu DNNN của 3 cơ quan báo chí của Bộ Tài chính gồm: Thời báo Tài chính Việt Nam, Tạp chí Tài chính (kể cả ấn phẩm phụ trƣơng là Tài chính và Đầu tƣ), Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp, có thể nhận thấy nội dung thông tin tập trung trên các khía cạnh sau:
2.2.1 – Báo chí ngành Tài chính là một trong những kênh thông tin chính thống về tái cơ cấu DNNN
Phát huy lợi thế của các cơ quan báo chí thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính, Thời báo Tài chính Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp đã tập trung vào vùng thông tin mang tính “địa lợi” của mình, đó là cập nhật nhanh chóng, chính xác các thông tin liên quan đến các cơ chế chính sách, thông tin hoạt động về việc triển khai đề án, thông tin mang tính phổ biến kiến thức nghiệp vụ tái cơ cấu DNNN…
- Thời báo Tài chính Việt Nam: Với vị trí của một tờ báo là cơ quan ngôn luận của ngành Tài chính, trong năm 2012 Thời báo Tài chính Việt Nam đã luôn bám sát với các vấn đề, sự kiện tài chính – kinh tế quan trọng. Cụ thể nhƣ các hoạt động họp thƣờng kỳ của Chính phủ; các phiên họp, kỳ họp Quốc hội và Thƣờng vụ Quốc hội; các Hội nghị triển khai nhiệm vụ hàng tháng, hàng quý, sơ kết 6 tháng, tổng kết năm, các cuộc hội thảo – hội nghị chuyên đề… kịp thời đƣa thông tin chỉ đạo điều hành của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính về lĩnh vực tài chính nói chung và tái cơ cấu DNNN nói riêng đến với đông đảo các tầng lớp nhân dân, từ đó làm cho các chính sách mới trong lĩnh vực tài chính, tái cơ cấu DNNN nhanh chóng đi vào cuộc sống. Trong năm 2012, với tổng số khoảng 10.205 tin, bài viết liên quan đến các lĩnh vực, Thời báo Tài chính Việt Nam cũng đã đăng tải 134 tin, bài viết liên quan đến vấn đề tái cơ cấu DNNN – chiếm tỷ trọng 1,31% trong tổng số tin, bài, tần suất 0,8 lần (tin, bài) xuất hiện/kỳ xuất bản (gần nhƣ kỳ xuất bản
46
nào cũng xuất hiện tin hoặc bài viết liên quan đến vấn đề tái cơ cấu DNNN).
(Chi tiết ở bảng 2.1).
Từ đầu năm 2012, khi dự thảo đề án tái cơ cấu DNNN đang đƣợc trình lên Chính phủ và Quốc hội, Thời báo Tài chính Việt Nam đã bám sát tƣ tƣởng chỉ đạo của Đảng, Chính phủ để mở các tuyến bài để thông tin, tuyên truyền, giới thiệu về dự thảo đề án này nhƣ: “Tái cơ cấu DNNN: Tạo chất mới, lượng mới mạnh hơn” [56, (số Xuân Nhâm Thìn), tr.14]; “Kỳ vọng mang lại hiệu quả” [56, (số Xuân Nhâm Thìn), tr.15]; “Tái cơ cấu DNNN: Tư duy mới không “vơ” nhiều quyền” [56, (21), tr.12]; “Tái cơ cấu DNNN: Đòi hỏi quyết tâm lớn từ mỗi tập đoàn, tổng công ty” [56,(66), tr.2]; “Cổ phần hóa DNNN: Siets chặt chế tài, đẩy nhanh tốc độ” [56, (59), tr.12]; “Tái cơ cấu đầu tư công – giảm dần gánh nặng cho ngân sách” [56, (47), tr.6]; …
Thời báo Tài chính Việt Nam cũng đã mở những tuyến bài nhiều kỳ, chuyển tải thông tin về cơ chế chính sách, chủ trƣơng về tái cơ cấu DNNN, nhƣ: Loạt 3 bài: “Yêu cầu mới của tái cơ cấu DNNN” - Bài 1: Chọn chiến lược- bước đi linh hoạt” [56, (23),tr.10]; “Yêu cầu mới của tái cơ cấu DNNN” - Bài 2: Cải thiện vai trò giám sát chủ sở hữu Nhà nước”[56, (24), tr.3]; “Yêu cầu mới của tái cơ cấu DNNN” - Bài 3: Đổi "bình" phải đổi cả "rượu"”[56, (25), tr.3].
Chùm 5 bài với chủ đề: “Tái cơ cấu DNNN - nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế” – Bài 1: “Phân chia rõ ràng, đối sách cụ thể”[56, (41), tr.12]; Bài 2: “Xử lý nợ xấu của DNNN - "chữa bệnh tận gốc"”
[56, (42), tr.12]; Bài 3: “Nâng cao trách nhiệm trong quản trị nhân sự” [56, (43), Tr14]; Bài 4: “Minh bạch thông tin: Nói dễ, làm… khó!” [56, (44), tr.12]; Bài 5: “Mấu chốt là khâu giám sát tài chính DN” [56, (45), tr.12].
- Tạp chí Tài chính: Với nhiệm vụ và vai trò của một cơ quan thông tin lý luận của Bộ Tài chính cũng đã phát huy nhiệm vụ và vai trò của mình,
47
thƣờng xuyên có tin, bài về vấn đề tái cơ cấu DNNN. Tạp chí Tài chính đã tạo một nhịp cầu trao đổi lý luận – nghiệp vụ khá sinh động và có chiều sâu những vấn đề mang tính lý luận và nghiệp vụ của vấn đề tái cơ cấu DNNN – trong đó có nhiều bài viết có giá trị về mặt lý luận, đƣợc viết bởi các chuyên gia kinh tế, các nhà hoạt động chuyên môn chuyên sâu.
Trong đó, Tạp chí Tài chính với 2 ấn phẩm (tính cả ấn phẩm phụ trƣơng Tài chính và Đầu tƣ) trong năm 2012 đã có tới 60 bài viết liên quan đến vấn đề tái cơ cấu DNNN, trên tổng số 672 tin, bài – chiếm 8,93%. Tính trung bình tần suất xuất hiện tin, bài về tái cơ cấu DNNN trên Tạp chí Tài chính 2,5 (tin, bài) xuất hiện/kỳ - một tần suất khá nhiều trên một kỳ xuất bản.
(Chi tiết tại bảng 2.1).
Trong số các tin bài viết về vấn đề tái cơ cấu DNNN, Tạp chí Tài chính với 2 ấn phẩm: “Tạp chí Tài chính” và “Tài chính và Đầu tƣ” đã đăng tải nhiều bài viết mang tính định hƣớng lý luận, nghiệp vụ, chuyển tải thông điệp của Bộ Tài chính trong việc chịu trách nhiệm xây dựng đề tái, quản lý thực hiện triển khai đề án này, nhƣ: “Tái cấu trúc DNNN: Mục tiêu và Giải pháp”
[53, (1+2), tr.8]; “Tạo bước ngoặt để xoay chuyển khó khăn” [53, (1+2), tr.10]; “Quan điểm và giải pháp tái cơ cấu DNNN” [52, (1), tr.62]; “Tái cấu trúc DNNN và động lực đột phá” [52, (2), tr.10]; “Tái cấu trúc DNNN: Đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn” [52, (2), tr.31]; “Làm thế nào để tái cấu trúc DNNN có hiệu quả?” [52, (2), tr.35]; “Một số vấn đề về tái cấu trúc DNNN thời gian tới”
[52, (2), tr.38]; “Vai trò của nhà nước trong tái cấu trúc DNNN” [52, (2), tr.40]; “Thông tư 196: Những đổi mới về bán cổ phần, quản lý và sử dụng tiền bán cổ phần” [52, (5), tr.42]; “Quyết định 929/QĐ-TTg: Phát huy vai trò nòng cốt của DNNN” [52, (9), tr.38]; “Quyết liệt thực hiện tái cơ cấu DNNN tạo động lực thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế” [52, (12), tr.6]…
48
- Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp: Đây là tờ tạp chí trực thuộc Cục Tài chính Doanh nghiệp - đơn vị trực tiếp tham mƣu cho lãnh đạo Bộ Tài chính triển khai xây dựng dự thảo Đề án tái cơ cấu DNNN - trong năm 2012 cũng đã có tới 28 tin bài viết liên quan đến vấn đề tái cơ cấu DNNN, trên tổng số 408 tin bài trong năm 2012. Tỷ lệ lệ tin bài về tái cơ cấu DNNN năm 2012 của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp đạt 6,87%. Tần suất tin, bài về đề tài tái cơ cấu DNNN đạt 2,3 lần (tin, bài) xuất hiện\kỳ. (Chi tiết tại bảng 2.1)
Những bài viết trên tờ Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp có chiều hƣớng thông tin chuyên sâu hơn về kỹ năng, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và cũng đã có nhiều bài viết mang tính khoa học, nhằm thông tin cho độc giả hiểu sâu hơn các vẫn đề có tính lý luận nghiệp vụ, nhƣ: “Tái cấu trúc DNNN: Không thể tư nhân hóa mọi thứ” [54, (1+2), tr.4]; “Bộ trưởng Vương Đình Huệ: Việc cần làm ngay là phân loại nhóm DN” [54, (1+2), tr.6]; “Thứ trưởng Trần Văn Hiếu: Đừng ham chứ “duyệt, thẩm định, chủ trì” [54, (1+2), tr.9]; “Giải pháp đẩy mạnh CPH DNNN” [54, (4), tr.23]; “DNNN cần phải nộp cổ tức cho nhà nước” [54, (4), tr.26]; “Tái cơ cấu DNNN: Tạo lập lộ trình công khai minh bạch” [54, (6), tr.10]; “Sẽ giám sát DNNN vừa rộng vừa sâu” [54, (6), tr.12]; “CPH DNNN: Hoàn thiện cơ chế tạo lập lộ trình mới”
[54, (8), tr.9]; “Hai phương án điều chỉnh lương, thưởng tại DNNN” [54, (10), tr.22]; “Xử lý nợ gắn với tái cơ cấu DNNN: Nên phát hành “chứng thư bảo lãnh DATC”” [54, (10), tr.30]; …
Có thể nhận thấy, việc thực hiện là kênh thông thông tin chính thống của báo chí ngành Tài chính đã đƣợc các cơ quan báo chí phát huy theo từng thế mạnh của mình, làm nên những góc cạnh riêng cho mình khi tiếp cận thông tin về đề tài tái cơ cấu DNNN.
Tính chung cả năm 2012, cả 3 ấn phấm báo chí của ngành Tài chính đã đăng tải đƣợc 222 tin bài viết liên quan tới vấn đề tái cơ cấu DNNN trên 193
49
kỳ xuất bản – tần suất xuất hiện tin bài về tái cơ cấu DNNN đạt trung bình hơn 1,2 lần (tin bài) xuất hiện trên 1 kỳ xuất bản, tỷ lệ về tin bài tái cơ cấu DNNN trên tổng số tin bài xuất bản đạt 1,97%.
Qua đó có thể thấy, tin bài về đề tài tái cơ cấu DNNN đã đƣợc báo chí ngành Tài chính chú trọng quan tâm, thể hiện với một lƣợng tin bài xuất hiện trên các ấn phẩm khá nhiều – dƣờng nhƣ kỳ xuất bản nào cũng đề cập đến vấn đề tái cơ cấu DNNN trên báo chí ngành Tài chính năm 2012.
2.2.2 – Thông tin về thực trạng hoạt động của hệ thống DNNN
Hàng năm, Chính phủ, Bộ Tài chính đều công bố số liệu báo cáo về kết quả và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khối các DNNN. Trong đó, cũng có công bố bán niên về một số tình hình và kết quả kinh doanh, nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nƣớc của các tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng là đơn vị tổng hợp số liệu thống kê về tình hình sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa DNNN. Theo đó, tình hình hoạt động, kết quả các hoạt động của hệ thống DNNN luôn đƣợc Bộ Tài chính tổng hợp để cung cấp cho Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan của Đảng, phục vụ việc nắm bắt, đánh giá và nhận diện đƣợc thực trạng hoạt động của DNNN, để thực hiện chức năng hoạch định chiến lƣợc, tổ chức quản lý điều hành đối với hệ thống DNNN trong hiện tại và tƣơng lai.
Với chức năng là các cơ quan báo chí truyền thông của Bộ Tài chính, hệ thống báo chí ngành Tài chính đã thực hiện tổ chức và thông tin tuyên truyền khá đầy đủ tình hình và kết quả hoạt động của DNNN trên các ấn phẩm của mình, trong đó chủ lực là 3 cơ quan báo chí báo gồm: Thời báo Tài chính Việt Nam, Tạp chí Tài chính và Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp.
Bảng 2.2: Thống kê tin, bài viết về thực trạng hoạt động của DNNN trên Thời báo Tài chính Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp năm 2012
50 Tên ấn phẩm Tổng số tin bài
về thực trạng hoạt động DNNN
Tổng số tin bài về tái cơ cấu DNNN Số kỳ phát hành trong năm Tỷ lệ % tin bài về thực trạng hoạt động DNNN TBTCVN 52 134 157 38,8 TCTC 18 60 24 30 TCDN 5 28 12 17,85 Tổng cộng 75 222 193 33,78
Đối với hoạt động của DNNN, năm 2012 là năm tiếp nối với nhiều thông tin nổi cộm trên báo chí – cả những thông tin mang tính phản ánh những mặt hạn chế, yếu kém, tiêu cực và cả những vấn đề bàn luận về sự cần thiết phải đổi mới trong cách thức tổ chức, quản lý nhà nƣớc về hoạt động của DNNN.
Trong số 222 tin bài viết về đề tài liên quan đến tái cơ cấu DNNN, đã có tới 75 tin bài phản ánh về thực trạng hoạt động của các DNNN – Chiếm tỷ trọng 34,09% tin bài viết về tái cơ cấu DNNN. (Chi tiết tại bảng 2.2).
- Thời báo Tài chính Việt Nam: Trong năm 2012, Thời báo Tài chính Việt Nam đã đăng tải 52 tin bài thông tin liên quan về thực trạng hoạt động của DNNN, trong tổng số 234 bài viết liên quan đến vấn đề tái cơ cấu DNNN – chiếm tỷ trọng 38,8% số lƣợng tin bài viết về lĩnh vực này.
So với Tạp chí Tài chính và Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp, Thời báo Tài chính Việt Nam có số kỳ xuất bản cao hơn, lƣợng phát hành lớn hơn và thông tin mang tính cập nhật hơn, vì vậy việc đẩy mạnh thông tin về thực trạng hoạt động của DNNN đƣợc coi là hƣớng đi đúng và phù hợp.
Đề cập đến thực trạng hoạt động còn yếu kém của DNNN, Thời báo Tài chính Việt Nam đăng tải bài: “Các DNNN lớn năm 2011: Doanh thu
51
tăng, lỗ vẫn lớn” [56, (141), tr.7]; “Quản lý DNNN: Không được nhập nhằng trách nhiệm” [56, (150), tr.4]…
Phản ánh về thực trạng hoạt động yếu kém của một số DNNN, tình trạng nợ xấu, đầu tƣ ngoài ngành, chiếm dụng vốn lẫn nhau,… Thời báo Tài chính Việt Nam có bài viết “Tái cơ cấu DNNN: Không loại trừ phương án giải thể một số DN yếu kém” [56, (38), tr.6]… bài báo cho rằng, quá trình thực hiện tái cơ cấu DNNN, nếu một số DNNN không thể chuyển đổi mô hình thì sẽ phải giải thể, để ngăn chặn những ảnh hƣởng xấu tới nền kinh tế.
Vấn đề nợ xấu, chiếm dụng vốn vòng quanh cũng đƣợc Thời báo Tài chính Việt Nam đăng tải nhiều loạt bài khác nhau, chẳng hạn nhƣ: “Xử lý nợ xấu của DNNN - "chữa bệnh tận gốc"” [56, (42), tr.12]; hay nhƣ vấn đề thiếu minh bạch thông tin đang tồn tại trong hệ thống DNNN “Minh bạch thông tin – nói dễ, làm… khó” [56, (44), tr.12]; “Chần chừ trong xử lý nợ xấu: Nợ xấu ngày càng phình to” [56, (143), tr.8,9]…
Cũng với chủ đề phản ánh thực trạng hoạt động yếu kém của DNNN, Thời báo Tài chính Việt Nam đã đăng bài viết: “Mổ xẻ các khoản nợ trong nền kinh tế” [56, (70), tr.3]; “Sẽ quản lý chặt các khoản nợ của DNNN” [56, (71), tr.12]; “Xử lý nợ xấu: đánh giá thế nào về vai trò của DATC” [56, (116), tr.7]… “Xử lý nợ xấu trong DNNN: Mắt xích quan trọng trong tái cơ cấu DNNN” [56, (117), tr.7]…
Đồng thời với nhiều bài viết phản ánh các góc cạnh khác nhau về thực trạng hoạt động còn nhiều bất cập trong hệ thống DNNN, Thời báo Tài chính Việt Nam cũng đã đăng tải một số bài viết liên quan đến vấn đề đầu tƣ trái