–Một số kinh nghiệm rút ra qua công tác thông tin tuyên truyền của báo chí ngành

Một phần của tài liệu Báo chí ngành Tài chính với vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (Trang 83)

7 – Kết cấu luận văn

3.1 –Một số kinh nghiệm rút ra qua công tác thông tin tuyên truyền của báo chí ngành

truyền của báo chí ngành Tài chính về tái cơ cấu DNNN

3.1.1 –Kịp thời đưa chính sách tái cơ cấu DNNN đi vào cuộc sống

Phát huy vai trò của kênh thông tin nhanh, lan tỏa rộng, báo chí ngành Tài chính đã tập trung thông tin, tuyên truyền sâu rộng việc triển khai xây dựng Dự thảo Đề án tái cơ cấu DNNN, quá trình triển khai vận hành định hƣớng chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của Bộ Tài chính về vấn đề tái cơ cấu DNNN. Thông qua hàng trăm bài viết liên quan đến chủ đề tái cơ cấu DNNN trên báo chí ngành Tài chính đã chuyển tải ý kiến của ngƣời dân, của các chuyên gia, nhà quản lý để góp sức hiệu quả cho quá trình xây dựng dự thảo Đề án tái cơ cấu DNNN.

Đồng thời, qua các thông tin chính thống của hệ thông báo chí ngành Tài chính, các nhà quản lý và Bộ Tài chính đã chuyển tải tới công chúng độc giả những thông tin lý giải tính cấp thiết của việc thực hiện tái cơ cấu DNNN, mục đích và ý nghĩa của việc thực hiện tái cơ cấu DNNN trong bối cảnh hiện nay… Từ đó, báo chí ngành Tài chính đã góp sức nhanh chóng đƣa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Chính phủ đi vào đời sống xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội đối với các chủ trƣơng, chính sách chỉ đạo, điều hành của Đảng, Chính phủ và Bộ Tài chính.

Trong kết quả khảo sát ý kiến độc giả (Phụ lục 3.1) cho thấy, trong 212 độc giả đƣợc khảo sát thì có 64,64% ý kiến trả lời thƣờng xuyên quan tâm tới vấn đề tái cơ cấu DNNN, đồng thời có 85,85% ý kiến cho rằng báo chí có vai

84

trò tƣơng đối quan trọng và 11,70% cho rằng báo chí có vai trò rất quan trọng đối với vấn đề tái cơ cấu DNNN. Đặc biệt, về sự quan tâm của độc giả đến các thông tin về tái cơ cấu DNNN trên báo chí, cho thấy cơ tới 98,58% độc giả quan tâm tới thông tin chính sách mới về tái cơ cấu DNNN. Điều đó cho thấy, việc báo chí đã phát huy vai trò của mình, góp sức đƣa chính sách tái cơ cấu DNNN đi vào cuộc sống.

3.1.2 – Báo chí tham mưu và đồng hành cùng các cơ quan ban hành chính sách, cơ quan quản lý nhà nước

Để đƣa các thông tin cơ chế, chính sách đến với cộng đồng xã hội thì vai trò của báo chí là rất quan trọng. Đồng thời, với chức năng của mình, báo chí đã thực sự là ngƣời đồng hành với công tác tái cơ cấu DNNN. Thông tin đƣợc đƣa đến với các đối tƣợng liên quan, đến với ngƣời dân và ngƣợc lại, thông tin từ các đối tƣợng liên quan, từ ngƣời dân đƣợc thu thập chuyển tải đến các cơ quan chức năng để tiếp thu ý kiến đóng góp.

Thực tế cho thấy, báo chí phải có sự phối hợp tốt với cơ quan ban hành chính sách, cơ quan quản lý chức năng để thông tin tới công chúng một cách kịp thời, minh bạch và nhất quán về chính sách và điều hành triển khai tái cơ cấu DNNN. Bởi, để tạo sự đồng thuận xã hội, góp sức thiết thực vào sự thành công của công tác tái cơ cấu DNNN, thì việc tạo ra một nhận thức chung, một ý thức và hành động đồng thuận với chính sách, cách thức điều hành của Đảng, Chính phủ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vì vậy, việc báo chí tăng cƣờng các hình thức, nội dung thông tin sinh động, phong phú các mặt của hoạt động DNNN, các nội dung của Đề án tái cơ cấu DNNN thì cũng phải có sự nhất quán trong định hƣớng tƣ tƣởng và nội dung thông tin.

Có không ít thông tin từ những kênh thông tin phi chính thống, đăng tải những bài viết phiến diện, thiếu khách quan gây tác động ảnh hƣởng đến các chủ trƣơng, chính sách đúng đắn của Đảng, sự chỉ đạo điều hành của Chính

85

phủ, làm ảnh hƣởng tới hiệu quả triển khai công cuộc tái cơ cấu DNNN. Trong khi đó, cũng đã có hiện tƣợng báo chí gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận thông tin từ một số Vụ, Cục chức năng, của những ngƣời có chức trách… điều đó cũng đã làm ảnh hƣởng tới sự cung cấp thông tin cho báo chí, nhằm kịp thời đƣa ra những thông tin chính thống, chính xác để hạn chế sự lan tỏa của các thông thông thiếu chính xác, không chính thống.

Thống kê khảo sát từ 212 độc giả tại phụ lục 3.1 cho thấy, có tới 93,40% ý kiến quan tâm tới thông tin phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về tái cơ cấu DNNN trên báo chí; 96,23% ý kiến quan tâm đến thông tin phân tích, bình luận chính sách tái cơ cấu DNNN trên báo chí.

Vì vậy thông tin đăng tải trên báo chí chính thống nói chung và báo chí ngành Tài chính nói riêng phải đƣợc kiểm chứng một cách khoa học, chặt chẽ, không để lọt những thông tin thiếu chính xác, thiếu khách quan làm ảnh hƣởng tới lợi ích của quốc gia, ảnh hƣởng tới đƣớng lối phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc nói chung và công cuộc tái cơ cấu DNNN nói riêng.

3.1.3 – Tạo diễn đàn cho người dân và giới chuyên môn, giới khoa học đóng góp ý kiến để nâng cao hiệu quả tái cơ cấu DNNN

Có thể thấy rằng, vấn đề tái cơ cấu DNNN về thực chất là một giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc trong tình hình mới, đáp ứng xu thế phát triển mới của đất nƣớc trong sự giao lƣu, hội nhập sâu rộng với đời sống kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, việc tái cơ cấu DNNN diễn ra trong bối cảnh DNNN bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập, tạo ra dƣ luận xấu hình ảnh DNNN trong ý thức của ngƣời dân, vì vậy trong vấn đề thực thi tái cơ cấu DNNN cần có sự đấu tranh giữa cái đổi mới và cái lối mòn trong tƣ duy cũ và cả những lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân đang hiện hữu trong khối DNNN.

86

Theo đó, việc xây dựng dự thảo Đề án tái cơ cấu DNNN cũng luôn nhận đƣợc những ý kiến thuận chiều và cả những ý kiến trái chiều. Việc vào cuộc của báo chí, với các góc nhìn, những thông tin phong phú, đa dạng đã đƣa đến cho mọi tầng lớp công chúng, các cơ quan chức năng có đƣợc những thông tin khách quan nhiều chiều, từ đó có thể tiếp thu, chỉnh sửa để đƣa ra những chính sách, giải pháp phù hợp và khả thi hơn…

Kết quả khảo sát tại phụ lục 3.1 với 212 độc giả cho thấy, mảng thông tin ý kiến phản biện của của các chuyên gia nhận đƣợc sự quan tâm nhiều nhất của độc giả - với 99,06% độc giả quan tâm đến mảng thông tin này.

Chính vì vậy, có thể nói sự vào cuộc một cách tập trung, có trách nhiệm của báo chí đã góp phần hoàn thiện đề án tái cơ cấu DNNN, thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu DNNN, góp phần nâng cao hiệu quả cho việc triển khai tái cơ cấu DNNN hiện đã và đang tiếp tục thực thi.

3.1.4 – Tạo sự đồng thuận xã hội thông qua kênh thông tin chính thống, chính xác

Với những lợi thế có đƣợc trong việc tiếp cận nguồn tin, báo chí ngành Tài chính phát huy thế mạnh là kênh thông tin chính thống của Bộ Tài chính, thu hút sự quan tâm của công chúng độc giả trong việc chuyển tải các chủ trƣơng, chính sách, các giải pháp chỉ đạo, điều hành việc tái cơ cấu DNNN. Do là các cơ quan báo chí thuộc Bộ Tài chính, vì vậy với lợi thế thông tin đầu nguồn, gần gũi với lực lƣợng những cán bộ, các bộ phận chức năng tham mƣu xây dựng đề án và triển khai công tác tái cơ cấu DNNN, nên báo chí ngành Tài chính đã có đƣợc những bài viết có tính thuyết phục cao đối với công chúng độc giả.

Trong bối cảnh thông tin trên các phƣơng tiện truyền thông – cả chính thống và không chính thống, đang diễn ra khá phong phú, đa dạng đã xuất hiện không ít những thông tin thiếu khách quan, thiếu chính xác, vì vậy nhu

87

cầu tiếp nhận thông tin từ các kênh thông tin chính thống, chính xác luôn là một nhu cầu của đại đa số công chúng.

Thực tế cho thấy, trong hoạt động của DNNN giai đoạn vừa qua, bên cạnh những mặt tích cực đóng góp cho xã hội, thì khối DNNN cũng bộc lộ nhiều mặt hạn chế, yếu kém. Nhất là việc một số Tập đoàn, Tổng công ty, công ty nhà nƣớc làm ăn thua lỗ, nợ nần, gây nên nhiều bức xúc trong dƣ luận xã hội. Đó cũng chính là những nguyên nhân thúc đẩy DNNN phải thực hiện việc cơ cấu lại, làm cho hoạt động của DNNN nâng cao hiệu quả, làm tốt hơn nhiệm vụ và sứ mệnh đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc.

Thực tế khảo sát trên tại phụ lục 3.1 cho thấy, trong 212 độc giả đƣợc khảo sát, thì chỉ có 4,1% số ngƣời chƣa bao giờ tiếp cận đọc các ấn phẩm báo chí của ngành Tài chính (Thời báo Tài chính Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp), còn lại 95,9% đã thƣờng xuyên đọc và tiếp cận với một trong 3 ấn phẩm nêu trên của báo chí ngành Tài chính.

Điều đó cho thấy, độc giả cũng đã tìm đến các ấn phẩm chuyên ngành để đi tìm thông tin hữu ích cho mình. Vì vậy, với những kết quả đã làm đƣợc trong công tác thông tin tuyên truyền về tái cơ cấu DNNN, thời gian qua báo chí ngành Tài chính cũng đã phát huy lợi thế của kênh thông tin đầu nguồn về cơ chế chính sách tài chính, về số liệu thống kê báo cáo của Bộ Tài chính, đã tập trung đƣa đến cho công chúng nhiều bài viết với hàm lƣợng thông tin chính xác và sống động. Qua đó vừa làm tăng hiệu quả tạo sự đồng thuận xã hội đối với việc thực hiện công tác tái cơ cấu DNNN, vừa nâng cao chất lƣợng thông tin cho mình để phục vụ công chúng, vừa nâng cao sức thu hút của các ấn phẩm báo chí ngành Tài chính đối với công chúng.

Một phần của tài liệu Báo chí ngành Tài chính với vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)