7 Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức 40,43% 51,
3.1. Định hướng chung
3.1.1. Định hướng chung phát triển Công ty LD TNHH NIPPON EXPRESS V ỊÊT NAM- Trở thành nhà cung cấp dịch vụ giao nhận vận chuyển kho bãi hàng đầu Việt nam, phát triển về chiều rộng lẫn chiều sâu. Mục tiêu tăng trưởng 10-12% /năm. Công ty sẽ giữ mức tăng trưởng lợi
nhuận ổn định trong những năm tới (2011-2020).
- Đầu tư phát triển con người, hướng đến chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa.
- Ứng dụng CNTT vào quản lý và cung ứng dịch vụ.
- Hướng tới các dịch vụ giao nhận đòi hỏi chuyên môn cao như: hàng máy móc thiết bị phục vụ công trình, hàng sản xuất c ủa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, trung tâm phân phối hàng hóa…
- Liên kết và phát triển hệ thống đại lý tòan cầu.
- Phát triển và mở rộng mạng lưới kho bãi tại các vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước.
- Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh: ngoài việc tập trung phát triển ngành nghề truyền thống. Công ty sẽ mở rộng đầu tư, kinh doanh sang ngành nghề mới như cho thuê văn phòng, dịch vụ du lịch, dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ quản lý kho bãi.
Nhìn chung, cung cầu của thị trường kho vận giao nhận thời gian qua là lượng cung lớn hơn lượng cầu do sự phát triển tự phát của nhiều doanh nghiệp loại nhỏ. Do vậy, tính cạnh tranh rất gay gắt không chỉ về mật độ cung mà còn hàm chứa những cạnh tranh không lành mạnh.
Việt nam gia nhập WTO, cạnh tranh trong lĩnh vực này không chỉ là giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn có sự tác động của các doanh nghiệp nước ngoài (mặc dù trong lĩnh vực logistics, nhà nước vẫn còn một số qui định hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài). Cạnh tranh không chỉ về cung mà còn về chất lượng. Bởi vì, trong lĩnh vực giao nhận vận chuyển (rộng hơn là
doanh nghiệp trong nước. Đây chính là thách thức lớn đối với ngành giao nhận vận chuyển Việt nam thời kỳ hội nhập.
Dịch vụ logistics có mối liên hệ mật thiết đến sự phát triển hạ tầng giao thông vận tải, cảng biển, các phương thức vận tải… Trong quy hoạch phát triển cảng biển, vận tải biển Việt Nam cũng như Dự án phát triển bền vững giao thông vận tải Việt
Nam đến năm 2020, định hướng 2030, logistics được nhìn nhận là một thành tố thiết yếu thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.
Phác thảo một chiến lược phát triển dịch vụ logistics đến năm 2020 và các năm tiếp theo là một việc làm cần thiết, đặc biệt đối các cấp quản lý vĩ mô nhằm đồng bộ hóa logistics cũng như dịch vụ logistics với các ưu tiên phát triển các ngành kinh tế khác, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra. 3.1.2.Các mục tiêu cụ thể.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế, xã hội và chính trị thế giới cũng như trong nước còn những biến động khó lường, đòi hỏi công ty phải chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Công ty tiếp tục định hướng chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả quản lý cũng cố tổ chức, nâng cao tay nghề cán bộ công nhân viên, giữ vững hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, Công ty cũng sẽ tiếp tục đa dạng hóa, phát triển các loại hình dịch vụ có khả năng sinh lời cao như dịch vụ kinh doanh kho ngoại quan, CFS, ICD, dịch vụ bến bãi, xếp dỡ, vận chuyển container và dịch vụ kinh doanh cao ốc văn phòng.
- Thực hiện đầu tư chiều sâu vào các phương tiện xếp dỡ vận tải, xây dựng hệ thống kho bãi đạt tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời mở rộng vùng kinh doanh, cải tiến quy trình phục vụ khách hàng theo hướng nhanh chóng an toàn chính xác. Áp dụng nhiều công nghệ mới nhằm cải thiện
- Phấn đấu đạt doanh số tăng từ 7 – 10%, lợi nhuận trước thuế tăng 5 - 7%.
- Logistics là yếu tố động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt phát triển thương mại trong nước và xuất nhập khẩu, cung ứng và phân phối hàng hóa, dịch vụ đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng .
- Đẩy mạnh và hiện thực hóa kỹ năng quản trị logistics, quản trị chuyền cung ứng trong tất cả các cấp quản lý, các ngành, các doanh nghiệp có ý nghĩa thiết thực trong việc tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay.
- Logistics trong chiến lược phát triển hệ thống giao thông vận tải bền vững mà mục tiêu là vận tải đa phương thức với chất lượng cao là cơ hội cải tạo sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu dùng trong nước, nâng lợi thế cạnh tranh quốc gia, hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phát triển logistics điện tử cùng với thương mại điện tử và quản trị chuyền cung ứng an toàn và thân thiện là xu hướng thời đại.
Mục tiêu phát triển dịch vụ logistics đến năm 2020 và các năm tiếp theo: - Phấn đấu giảm chi phí hoạt động
- Giữ vững tốc độ tăng trưởng trung bình thị trường dịch vụ logistics . - Tỉ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đến năm 2020 là 40%.
- Cơ cấu lại lực lượng doanh nghiệp dịch vụ logistics: giảm số lượng, tăng chất lượng đến năm 2020 tương đương các công ty khác trong khu vực hiện nay
3.1.3. Nhiệm vụ
- Tiếp tục đầu tư nâng cấp đổi mới trang thiết bị máy móc phục vụ kinh doanh, trang bị các phương tiện tác nghiệp hàng hoá như : xe đầu kéo container và rơmoóc, xe chụp và xe nâng container, xe bán tải, xe cẩu và xe tải nhẹ, ...
bến bãi để đẩy mạnh phát triển về giao nhận vận chuyển, kinh doanh kho bãi, nâng cấp các loại hình kho CFS, kho mát phù hợp tiêu chuẩn quốc tế.
- Tăng cường khả năng quản lý, kiểm soát chi phí và đảm bảo mức lợi nhuận. Nâng cao chất lượng dịch vụ, hạ giá thành, đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng.
- Hoàn thiện việc ứng dụng CNTT vào quản lý và cung ứng dịch vụ, duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
- Tăng cường hợp tác liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước để mở rộng thị trường và nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, ngoài việc tập trung phát triển ngành nghề truyền thống, công ty sẽ mở rộng đầu tư, kinh doanh sang ngành nghề mới như : cho thuê văn phòng, dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ quản lý kho bãi, trung tâm phân phối hàng hoá.
- Tăng cường đầu tư đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, hướng đến chuyên môn hoá và chuyên nghiệp hoá để nâng cao chất lượng dịch vụ. Chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu, củng cố và hoàn thiện văn hoá doanh nghiệp.