Kiến nghị với ngõn hàng nụng nghiệp và phỏt triển nụng thụn Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội (Trang 61)

- Thay đổi cơ chế, chế độ huy động vốn phù hợp với thực tiễn. Cần tạo điều kiện để các chi nhánh đợc chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh theo hớng nâng cao quyền tự chủ, phân rõ trách nhiệm, phù hợp với quy mô và đặc điểm chi nhánh, có cơ chế tổ chức, cơ chế điều hành vốn hoặc hỗ trợ vốn cho các dự án đầu t lớn… nhằm phát huy vai trò của cơ sở.

- Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý – lãi suất luôn là một nhân tố tác động mạnh đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Do đó, cần xử lý theo cơ chế cạnh tranh linh hoạt. Chi nhánh sẽ áp dụng một mức lãi suất đảm bảo tính cạnh tranh với các Ngân hàng bạn, để sao cho có thể hấp dẫn ngời gửi không chỉ ở tính sinh lời mà còn ở tính đa dạng trong phơng thức trả lãi.

Ngoài việc căn cứ vào mối quan hệ cung – cầu về vốn, còn phải xem xét đến lãi suất sử dụng vốn, để quy định lãi suất huy động vốn và đảm bảo kinh doanh có lãi. Hơn nữa, còn phải duy trì đợc mức lãi suất hợp lí giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn trung – dài hạn; mục đích là bảo đảm lợi ích của ngời gửi tiền và khuyến khích mọi ngời gửi tiền với kỳ hạn dài hơn, nhng không đơn giản là tăng lãi suất vì nh vậy các doanh nghiệp sẽ không chấp nhận. Mặt khác, lãi suất tiền gửi cao họ sẽ không đầu t vào các phơng án kinh doanh mà chuyển sang gửi tiền vào ngân hàng lấy lãi. Vì vậy, phải tính toán cân đối, hợp lý giữa lãi suất ngắn hạn và lãi suất trung, dài hạn.

- Đa dạng hoá hình thức huy động vốn: NHNo & PTNT Việt Nam cần luôn luôn đổi mới và đa dạng hoá hình thức huy động vốn, tạo ra nhiều sản phẩm thích hợp với mọi đối tợng khách hàng. Sớm thực hiện hình thức gửi tiền tiết kiệm ở một nơi lấy ra ở nhiều nơi, xen thêm vào giữa các kỳ hạn tiết kiệm truyền thống hiện nay, để thu hút khách hàng với những sản phẩm mới đa dạng và tiện ích hơn.

Mở các đợt vận động để các tổ chức kinh tế và dân c mở tài khoản cá nhân ở Ngân hàng, phát hành séc thanh toán và thẻ thanh toán, tạo thói quen mới, tiến bộ, hạn chế sử dụng tiền mặt.

Có chiến lợc dài hạn đào tạo, bồi dỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ đối với cán bộ nhân viên, nhất là cán bộ lãnh đạo ở các huyện, phòng giao dịch ở các cụm động dân c cho tơng xứng với nhiệm vụ đợc giao, để sớm hội nhập với các Ngân hàng khu vực và thế giới. Bởi thực tiễn đã chứng minh hiệu quả sức cạnh tranh của một Ngân hàng luôn là bản chất tiềm tàng trong mỗi cán bộ nhân viên của Ngân hàng đó, nên đi đôi với việc sắp xếp, bố trí lao động hợp lý, cần mạnh dạn giao việc cho cán bộ trẻ, có năng lực và trình độ, có phẩm chất tốt để rèn luyện và thử thách. Trên cơ sở đó đề bạt vào các cơng vị nặng nề hơn. Vì vậy, các Ngân hàng cần phải hết sức quan tâm đến vấn đề cán bộ trong chiến lợc kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội (Trang 61)

w