Xu hướng của hoạt động cho vay tiêu dùng trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch 3 - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 75)

Cho vay tiêu dùng "cách đây khoang 20 mươi năm về trước còn là khái niệm khá mới" đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam, nhưng chỉ một vài năm trở lại đây, hoạt động cho vay tiêu dùng đã trở thành mục tiêu của nhiều TCTD, nhất là các TCTD ngoài nhà nước. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống của nhân dân đã đươc cai thiện đáng kể, nhu cầu chi tiêu phục vụ đời sống ngày càng cao, đó là điều kiện thuận lơi cho hoạt động ngân hàng nói chung, lĩnh vực cho vay tiêu dùng nói riêng phát triển. Nếu như ở các nước phát triển, tỷ trọng cho vay tiêu dùng thường chiếm khoang từ 40% đến 50% trên tổng dư nơ, thì tỷ lệ này của các TCTD Việt Nam hiện chỉ chiếm tỷ trọng khoang 5% trên tổng dự nơ tín dụng. Qua đó cho thấy, với tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay và với số dân trên 82 triệu người đang mở ra thị trường cho vay tiêu dùng vô cùng rộng lớn và đầy tiềm năng.

Đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng là xu hướng tất yếu, là điều kiện khách quan trong điều kiện nền kinh tế thị trường, song đồng thời đó cũng là chiến lươc, là mục tiêu và là thị trường đầy tiềm năng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Có thể nói trong hơn 10 năm trở lại đây Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển với tốc độ rất cao, cao nhất khu vực Đông Nam á. Trong 5 năm qua GDP đạt bình

quân 7,4%, đời sống nhân dân ngày càng đươc cai mạnh mẽ. Với dân số trên 82 triệu người là điều kiện vô cùng thuận lơi, là thị trường "khổng lồ" cho lĩnh vực cho vay tiêu dùng phát triển.. Như vậy, có thể thấy tiềm năng về lĩnh vực cho vay tiêu dùng là rất rộng lớn, đang mở ra cho hoạt động của các ngân hàng thương mại. Thời gian tới các ngân hàng cần đẩy mạnh lĩnh vực tín dụng tiêu dùng để thực hiện chiến lươc đa dạng hoá hoạt động ngân hàng, phân tán rủi ro, kích thích nền san suất trong nước phát triển và cai thiện đời sống nhân dân, góp phần xoá đói giam nghèo và ổn định trật tự xã hội. Trước mắt, cần tập trung đầu tư vào một số lĩnh vực:

Một là, cho vay mua, xây dựng và sửa chữa lớn nhà ở: Do đặc điểm của người á đông nói chung, người Việt Nam nói riêng, việc mua đất, xây hoặc sửa chữa nhà là công việc trọng đại trong đời người. Do vậy, để chuẩn bị làm các việc trên họ cần một khoang thời gian nhất định có thể hàng chục năm để tích luỹ nguồn tài chính và các điều kiện khác, trường hơp nếu họ còn thiếu nguồn tài chính thì chủ yếu là vay của người thân hoặc bạn bè rất ít vay tiền từ ngân hàng. Vần đề này xuất phát từ thói quen ngại vay mươn của người Việt Nam, song cũng một phần do thị trường tài chính chưa phát triển đã làm hạn chế mục đích vay tiền của nhân dân. Trong 5 năm trở lại đây, các dịch vụ tiện ích của ngân hàng đã phát triển với tốc độ khá cao, đã tạo điều kiện cho người dân rễ ràng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng để hoạt động san suất kinh doanh cũng như nhu cầu cai thiện cuộc sống. Các ngân hàng đang hướng tới cung cấp dịch bán lẻ để đáp ứng nhu cầu của cá nhân và các hộ gia đình. Trong đó việc cho vay với mục đích mua, xây dựng hoặc sửa chữa lớn nhà ở đã có rất nhiều ngân hàng triển khai thực hiện như ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (AgriBank), ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), ngân hàng thương mại cổ phần á Châu (ACB), ngân hàng Nhà Hà Nội (HabuBank), ngân hàng Nhà TP HCM (HHB), ngân hàng Sài Gòn Thơng tín (SacomBank), ngân hàng kỹ thương (TechcomBank)…và một số ngân hàng thương mại lớn đang chuẩn bị bước vào lĩnh vực này như ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VietcomBank), ngân hàng công thương Việt Nam (IncomBank)…

Hai là, cho vay qua thẻ: Thị trường thẻ ở Việt Nam đang phát triển với tốc độ có thể nói là "chóng mặt", nếu như năm 2005 chỉ có khoang 23.000 thẻ thì năm 2010 đã tăng lên 42.500 thẻ, đến nay đã vào khoang trên 300.000 nghìn thẻ và doanh số sử dụng thẻ cũng tăng tương ứng, theo dự đoán tốc độ doanh số sử dụng thẻ bình quân giai đoạn 2005– 2010 là trên 149% . Song, số lương thẻ phát hành và tỷ trọng thanh toán qua thẻ (không dùng tiền mặt) hiện còn quá nhỏ bé so với tiềm năng và so với các nước trong khu vực cũng như quốc tế. Ngoài ra, là một nước đang phát triển, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao thì nhu cầu cầu về học tập, chữa bệnh, đi du lịch ở nước ngoài ngày càng nhiều, đó là thị trường rất hấp dẫn để các ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng bằng việc cho vay qua thẻ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Với mức thu nhập trong dân cư ngày càng cao thì nhu cầu tiêu dùng cũng rất lớn, đó là điều kiện thuận lơi cho lĩnh vực phát triển thẻ của ngân hàng, do tính an toàn và thuận lơi khi sử dụng, nhất là khi ra nước ngoài để chữa bệnh, đi du lịch hay học tập. Như vậy, thị trường tiềm năng để các ngân hàng thương mại thực hiện cho vay qua thẻ là rất lớn và thuận lơi do các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam hiện chưa đươc phép phát hành thẻ, song điều kiện thuận lơi này sẽ mất khi hoạt động ngân hàng Việt Nam hội nhập với nền tài chính khu vực và quốc tế. Do vậy, ngay từ bây giờ các ngân hàng thương mại Việt Nam cần phai tận dụng triệt để các cơ hội, các điều kiện thuận lơi để phát triển dịch vụ thẻ, đồng thời đẩy nhanh việc đổi mới công nghệ và nâng cao chất lương dịch vụ.

Ba là, cho vay tiêu dùng thông thường: Mặc dù nhu cầu tiêu dùng của người dân là rất lớn như mua phương tiện phục vụ nhu cầu đi lại, mua tiện nghi sinh hoạt để cai thiện cuộc sống … nhưng thời gian qua mới chỉ có một vài ngân hàng thực hiện cho vay phục vụ các nhu cầu này của người dân, song chỉ tập chung ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hai phòng, Đà Nẵng…và cũng chỉ chủ yếu là cho vay đối với cán bộ, công nhân viên chức nhà nước với mức vay tương đối thấp so với nhu cầu (mặc dù vừa qua một số ngân hàng đã nâng mức vay lên đến 30 triệu đồng không phai thế chấp tài san, nhng số lương người đươc cho

vay với mức này là rất ít) và thời hạn thường ngắn chủ yếu là từ 1 đến 3 năm, các trường hơp đươc vay với thời hạn từ 5 năm trở lên không nhiều. Thực tế trong những năm qua cho thấy, khi các ngân hàng thương mại tiến hành triển khai cho vay tiêu dùng, số lương khách hàng có nhu cầu đến ngân hàng để liên hệ vay đã vươt mức dự đoán của các ngân hàng, hầu hết các ngân hàng đều quá tai. Song số lương khách hàng đó mới chủ yếu là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, các đối tương khách hàng khác hầu như chưa tiếp cận đươc với vốn ngân hàng, nhưng đã vươt kha năng đáp ứng của ngân hàng. Qua đó cho thấy, tiềm năng để phát triển loại hình tín dụng này là cực kỳ lớn, đang cần các ngân hàng có chiến lươc và chính sách cụ thể để đáp ứng với nhu cầu của nhân dân.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch 3 - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w