Co.opmart Long Xuyên nói riêng và hệ thống Co.opmart nói chung hiện đang là một trong những thương hiệu siêu thị nổi bật trong ngành bán lẻ Việt Nam. Bên cạnh đó, áp lực gia tăng cạnh tranh ngành cũng ngày càng khốc liệt. Từ đó cho thấy viêc xây dựng và quảng bá thương hiệu là vô cùng cần thiết. Tiếp đó, cần có những chiến lược dài hạn cho việc xây dựng thương hiệu, cơ bản đến năm 2020 trở thành siêu thị bán lẻ hàng đầu Việt Nam về dịch vụ khách hàng.
Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh không chỉ trong hình thức về logo, màu sắc…mà còn phải chú trọng đến những chi tiết như cơ sở hạ tầng, nội thất, cách trưng bày…Hệ thống nhận diện thương hiệu thể hiện đẳng cấp của mỗi doanh nghiệp, do đó việc xây dựng phải đi đôi các hoạt động và phải bám sát định vị thương hiệu. Từ đó làm nổi bật lên cá tính thương hiệu Co.opmart.
Bên cạnh đó, phải thường xuyên cập nhật những xu hướng bán lẻ mới trên thị trường tiến hành điều tra nhằm tìm ra những điều mong ước thầm kín của khách hàng nhằm làm gia tăng chất lượng phục vụ khách hàng và tạo ra những dịch vụ khác biệt. Việc tạo ra dịch vụ khách hàng và khách hàng sử dụng dịch vụ còn cần có rất nhiều nổ lực của hoạt động Marketing trong việc cung cấp thông tin, hướng dẫn và khuyến khích sử dụng dịch vụ miễn phí,… Liên tục nghiên cứu và tạo ra các dịch vụ khách hàng mới. Gia tăng các ưu dãi cho khách hàng thân thiết, thành viên và VIP. Tổ chức các sự kiện khuyến mãi nhằm kích thích người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn. Những thông tin về khuyến mãi, sự kiện thu hút khách tham quan mua sắm phải được truyền thông kịp lúc đến người dân.
Xây dựng chiến lược truyền thông, siêu thị Co.opmart với dịch vụ khách hàng hoàn hảo. Tuy nhiên, không được đưa ra thông điệp truyền thông quá sự thật vì nếu không thực hiện được sẽ làm khách hàng mất lòng tin cũng như sự hài lòng.
3.2.2.3. Giải pháp về đa dạng mặt hàng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ:
Nhìn chung người dân đến Siêu Thị là để mua sắm hàng hóa theo nhu cầu của gia đình. Có đến 70,86% người đến siêu thị để mua sắm, trong khi đó thì tỷ lệ đi xem hàng hóa có trong siêu thị là 20,57%, còn tỷ lệ đến siêu thị để chơi là 8,57%
Từ đó, cho thấy rằng ngoài việc sàn lọc kỹ chất lượng hàng hóa, không ngừng săn sóc để đảm bảo hàng hóa sạch sẽ và sẵn sàng bán cho 70,86% lượng khách hàng mua sắm, thì còn ít nhất 29,14% lượng khách hàng tiềm ẩn. Để thu hút được lượng khách hàng đó, thì bên cạnh những hàng hóa thiết yếu với mục đích chính là bán cho người tiêu dùng, thì nên có những loại hàng hóa phục vụ cho những khách hàng đến tham quan và vui chơi.
Cụ thể, khu ẩm thực - phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng. Yêu cầu bộ phận chế biến thức ăn phải không ngừng nâng cao tay nghề để chế biến các món ăn và nước uống phù hợp với khẩu vị của người dân địa phương. Bên cạnh đó, trang trí lại không gian, bố trí bàn ghế sạch sẽ và nhân viên phục vụ chuyên nghiệp.
Thường xuyên tổ chức các chương trình hoạt náo có thưởng với các chủ đề liên quan đến siêu thị nhằm thu hút khách hàng tham gia tìm hiểu về siêu thị, và những giải thưởng là những phần quà mang thương hiệu hàng nhãn riêng của hệ thống Co.op hay những phiếu mua hàng để tạo điều kiện cho khách đến mua sắm tại siêu thị.
Và đó là những giải phải để thu hút khách hàng. Tuy nhiên để giữ được khách hàng thì nhân viên phải luôn luôn niềm nở đón tiếp, tận tâm phục vụ, bên cạnh là cơ sở hạ tầng cũng phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng như bãi xe, nhà vệ sinh,.... Chỉ một lỗi nhỏ làm mất lòng khách là siêu thị mất đi rất nhiều cơ hội đế khẳng định thương hiệu.