Cải cách, hoàn thiện và thể chế hoá hoạt động TVPB&GĐXH:

Một phần của tài liệu Nhận diện các điều kiện để liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam thực hiện tốt chức năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các dự án, công (Trang 61)

Trong thời gian qua, tuỳ từng giai đoạn mà Đảng và Nhà nƣớc có những văn bản chỉ đạo hoạt động của Liên hiệp hội Việt Nam và các hội thành viên. Đối với hoạt động TVPB&GĐXH, Quyết định 22/2002/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ bƣớc đầu tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động này của Liên hiệp hội Việt Nam để các ý kiến phản biện có nơi để tiếp nhận và trình bày. Tuy

nhiên, để hoạt động này thực sự đi vào chiều sâu, cần thiết phải có văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Quyết định 22/2002/QĐ-TTg để tăng tính hiệu lực, tính chế tài của hoạt động TVPB&GĐXH. Cụ thể cần có những chế tài quy định rõ những dự án nào bắt buộc phải có ý kiến tƣ vấn, phản biện độc lập, các hình thức TVPB&GĐXH. Nếu không bắt buộc, có thể có 2 hình thức: các dự án có thể có hoặc không có ý kiến tƣ vấn, phản biện độc lập. Trong trƣờng hợp bắt buộc phải có ý kiến tƣ vấn, phản biện thì cũng cần cụ thể hoá các chế tài để giám sát dự án sử dụng tƣ vấn, phản biện tránh tình trạng rơi các ý kiến tƣ vấn, phản biện chỉ là hình thức để thông qua.

Bên cạnh đó TVPB&GĐXH là sự tranh luận chuyên nghiệp giữa các lực lƣợng xã hội với nhau hoặc với nhà cầm quyền để tạo sự chính xác chính trị của mỗi hành động có chất lƣợng, chính sách hoặc định hƣớng cho nên đòi hỏi các lực lƣợng tham gia phải có tính chuyên nghiệp cao. Chuyên nghiệp đƣợc hiểu là “làm chuyên một công việc và thành một nghề riêng hẳn hoi” [22,

tr.406]. Sự chuyên nghiệp của các chuyên gia phải thể hiện ở chỗ các chuyên gia coi TVPB&GĐXH là một nghề trong xã hội và họ phải sống đƣợc bằng chính nghề nghiệp đó. Thực tế, các nhà khoa học trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam chƣa thể sống bằng nghề TVPB&GĐXH xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, để nâng cao tính chuyên nghiệp, cần tạo cơ chế để các nhà khoa học, những chuyên gia trong lĩnh vực TVPB&GĐXH có thể sống đƣợc bằng nghề, chuyên tâm với nghề. Có nhƣ vậy, chất lƣợng của hoạt động TVPB&GĐXH mới đƣợc nâng cao và bền vững.

Hoạt động TVPB&GĐXH là hoạt động để công dân thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua các tổ chức đại diện nằm trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Thông qua các tổ chức này, tiếng nói, nguyện vọng của nhân dân đƣợc Đảng và Nhà nƣớc lắng nghe. Bằng hoạt động TVPB&GĐXH, ngƣời dân sẽ ý thức rõ hơn về quyền và nghĩa vụ công dân khi tham gia xây dựng chính quyền. Khi tham gia xây dựng chính quyền cũng chính là lúc công dân phát huy quyền làm chủ của mình trong việc tham gia hoạch định và thi hành các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc trên mọi lĩnh vực của đời

sống xã hội. Khi có sự tham gia của ngƣời dân, tính dân chủ đƣợc nâng lên, nguy cơ mất ổn định về mặt xã hội đƣợc đẩy lùi. Cũng thông qua TVPB&GĐXH trí tuệ của quần chúng nhân dân mới đƣợc thể hiện và phát huy. Đây chính là cơ sở để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của quá trình quản trị Nhà nƣớc. Về phía nhà nƣớc, tạo điều kiện cho hoạt động TVPB&GĐXH cũng là mở rộng dân chủ, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý xã hội, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng, tăng cƣờng hoạt động giám sát của nhân dân. Khi có tiếng nói của nhân dân thông qua hoạt động TVPB&GĐXH có nghĩa là những quyết sách đã ban hành chƣa phù hợp hoặc vẫn còn những thiếu sót, khiếm khuyết dẫn đến khó thực hiện hoặc không thực hiện đƣợc. Việc lắng nghe và tiếp thu các ý kiến TVPB&GĐXH chính là tranh thủ đƣợc trí tuệ của các tầng lớp nhân dân từ đó điều chỉnh các quyết sách cho phù hợp với tình hình thực tế, mang tính hiệu quả và khả thi. Mặt khác, trong quá trình tiếp thu ý kiến, ngƣời lãnh đạo, quản lý từng bƣớc thay đổi nhận thức và phong cách lãnh đạo theo hƣớng gần với nhân dân, sát với thực tiễn hơn. Mặc dù Nhà nƣớc đã ban hành những văn bản pháp lý tạo cơ sở cho PBXH nhƣng chƣa có các thiết chế hữu hiệu cho hoạt động này. Hoạt động TVPB&GĐXH hiện nay mới chỉ dừng lại ở phía xã hội (ngƣời dân đóng góp ý kiến) tức là mới chỉ mang tính một chiều. Khi thông tin mang tính một chiều, hiệu quả đối với chính sách bị triệt tiêu nghĩa là trong một số trƣờng hợp nhà quản lý không tiếp thu, hoặc không sửa đổi chính sách. Do vậy, hiệu quả của chính sách thƣờng thấp và không mang tính khả thi. Khi thông tin từ phía ngƣời dân không đƣợc tiếp thu, phản hồi dẫn đến tình trạng ngƣời dân không mặn mà với việc tham gia góp ý. Khi ngƣời dân không có sự phản hồi đối với chính sách dẫn đến nhiều khả năng khởi phát những mầm mống của sự bất bình, mất ổn định xã hội. Do đó, để nâng cao hiệu quả thực thi chính sách, Nhà nƣớc cần có cơ chế để các cơ quan thực hiện việc tiếp thu, phản hồi thông tin, tránh tình trạng các ý kiến TVPB&GĐXH rơi vào im lặng.

Bên cạnh đó, mặc dù đã đƣợc ghi nhận thành chủ trƣơng, định hƣớng của Đảng nhƣng hoạt động TVPB&GĐXH vẫn chƣa có luật nào điều chỉnh.

Do đó, một số các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhƣ Liên hiệp hội Việt Nam đã đƣa nhiệm vụ này vào Điều lệ và trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, Điều lệ của Liên hiệp hội Việt Nam không mang tính quy phạm pháp luật nên việc triển khai hoạt động TVPB&GĐXH bên ngoài tổ chức hội gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, ngay các tổ chức thành viên của Liên hiệp hội Việt Nam cũng chƣa có sự thống nhất trong việc triển khai hoạt động này. Để tạo thuận lợi cho Liên hiệp hội Việt Nam và các tổ chức thành viên phát huy những thế mạnh trong hoạt động TVPB&GĐXH, cần sớm ban hành những cơ sở pháp lý đồng bộ theo hƣớng quy định rõ chức năng, phạm vi, hình thức, nội dung và quy trình cụ thể của hoạt động này.

3.1.2.Tạo dựng môi trƣờng dân chủ bằng pháp luật:

Phát huy dân chủ để ngƣời dân và các giai tầng trong xã hội có thể có ý kiến với những đƣờng lối, chính sách, dự án mà họ đang là đối tƣợng chịu tác động. Nhà nƣớc đã có Pháp lệnh Dân chủ cơ sở nhƣng để hoạt động này mang tính pháp lý cao hơn, cần thiết phải nâng lên thành Luật để dân chủ đƣợc thực hiện rộng rãi hơn, đặc biệt tại cơ sở. Sự dân chủ không chỉ tạo điều kiện cho ngƣời dân phát biểu ý kiến mà còn thể hiện ở chỗ những ngƣời lập chính sách có ý thức và trách nhiệm lắng nghe, cân nhắc và tiếp thu những gì hợp lý từ phía xã hội phản ánh lại. Không phải tất cả các ý kiến của ngƣời dân, của các giai tầng xã hội đều đúng nhƣng đó là quyền cơ bản của công dân. Tuy nhiên, việc tiếp thu và xử lý các ý kiến đó nhƣ thế nào lại là quyền của các cơ quan có trách nhiệm đƣợc giao. Sự phản hồi giữa cơ quan nhận kết quả và các tổ chức tiến hành TVPB&GĐXH nhiều khi không rõ ràng do đó không đánh giá đƣợc hiệu quả. Sự dân chủ cũng cần thể hiện trong văn hoá tiếp thu, trả lời. Dù ý kiến của ngƣời dân chƣa hợp lý nhƣng các cơ quan có trách nhiệm cần trả lời công dân, tránh tình trạng có nơi không cho tiến hành TVPB&GĐXH, có nơi cho phát biểu ý kiến nhƣng không đƣợc tiếp thu và rồi các ý kiến đó rơi vào im lặng. Vì không có cơ chế đánh giá sự phản hồi nên các nhà khoa học không

tổng kết, không đánh giá đƣợc hiệu quả của chính hoạt động TVPB&GĐXH. Muốn phát huy dân chủ có hiệu quả, tăng cƣờng hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nƣớc cần thiết phải ban hành những văn bản pháp luật nhƣ Luật về hoạt động giám sát của nhân dân, Luật về hoạt động Tƣ vấn, phản biện và giám định xã hội. . . Trong Luật này phải quy định rõ nội dung, hình thức, cơ chế, hiệu quả pháp lý của hoạt động TVPB&GĐXH. Bên cạnh đó cần quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bên và các chế tài kèm theo tránh tình trạng phản biện cho có hoặc các nhà khoa học không chịu trách nhiệm về những ý kiến phản biện hoặc ý kiến phản biện không đƣợc tiếp thu, trả lời. Đó là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động TVPB&GĐXH đối với các chính sách của cơ quan Nhà nƣớc, góp phần tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Theo đó, các kiến nghị có thể chia làm hai loại.

Loại thứ nhất, với những dự án do chính các cơ quan Nhà nƣớc đặt hàng thì bắt buộc phải trả lời trong số những ý kiến phản biện ý kiến nào đồng ý, ý kiến nào không đồng ý và vì sao.

Loại thứ hai, với những dự án mà Liên hiệp hội Việt Nam và các hội thành viên chủ động đề xuất thì về phía các cơ quan chịu trách nhiệm chính cũng phải có ý kiến trả lời dù đó chỉ là lời cảm ơn.

3.1.3.Sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ thể TVPB&GĐXH và cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách:

Điều này thể hiện ở quá trình hợp tác để tiến hành hoạt động TVPB&GĐXH và quá trình sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu thực sự cầu thị. Trong quá trình tiến hành TVPB&GĐXH việc cung cấp thông tin chính xác, kịp thời của các cơ quan soạn thảo, ban hành văn bản dự án góp phần không nhỏ vào hiệu quả của hoạt động này. Liên hiệp hội Việt Nam dù chuyên nghiệp, độc lập và tập hợp đƣợc nhiều chuyên gia, nhà khoa học giỏi đến đâu mà không đƣợc cung cấp thông tin đầy đủ về dự án thì hiệu quả cũng sẽ không đạt đƣợc nhƣ

mong muốn. Khi có đƣợc thông tin đầy đủ thì khi tiến hành TVPB&GĐXH mới “đúng” và “trúng” vấn đề cần quan tâm. Muốn có đƣợc thông tin đầy đủ đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ thể TVPB&GĐXH với các cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách. Cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách cần nhìn nhận ở góc độ hoạt động TVPB&GĐXH sẽ giúp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của chính sách. Các kiến nghị và đề xuất về TVPB&GĐXH của các nhà khoa học cung cấp cho các cơ quan chức năng mang tính chất khuyến cáo còn việc thực hiện tới mức nào là hoàn toàn thuộc thẩm quyền của cơ quan chức năng. Các kiến nghị này không mang tính chất áp đặt mà chỉ cung cấp, phản ánh dƣ luận xã hội đối với một vấn đề cụ thể. Có nhƣ vậy, việc cung cấp thông tin mới đƣợc đầy đủ và phù hợp với vấn đề định tiến hành phản biện. Thái độ cầu thị của cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách còn thể hiện ở khía cạnh khi đã tiến hành phản biện có kết quả phải biết lắng nghe và tiếp thu tránh tình trạng các kết quả phản biện rơi vào sự lãng quên. Kết quả của hoạt động TVPB&GĐXH phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác, phối hợp giữa chủ thể TVPB&GĐXH với cơ quan có thẩm quyền. Các cơ quan có thẩm quyền cần nhận thức rõ TVPB&GĐXH có lợi cho việc hoạch định chính sách, thực thi các dự án, góp phần giảm thất thoát, lãng phí, phòng chống tham nhũng. Có nhƣ vậy thì mới tạo điều kiện cho các nhà khoa học nâng cao chất lƣợng của hoạt động TVPB&GĐXH.

3.1.4.Năng lực thực hiện TVPB&GĐXH: (thể hiện qua đội ngũ có có chuyên môn cao và am hiểu thực tiễn đất nƣớc)

3.1.4.1.Năng lực ngƣời tổ chức, chủ trì phản biện:

Trong quá trình thực hiện TVPB&GĐXH, ngƣời tổ chức, chủ trì phản biện có vai trò quan trọng đóng góp không nhỏ vào kết quả của hoạt động này. Do đó ngƣời tổ chức, chủ trì phản biện phải có những năng lực nhất định. Năng lực đó thể hiện trong việc tập hợp đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia có trình độ, am hiểu thực tiễn đất nƣớc. Việc tập hợp các nhà khoa học, các chuyên gia phù hợp với hoạt động TVPB&GĐXH là yếu tố quan trọng để làm

nên hiệu quả, chất lƣợng của hoạt động. Muốn tập hợp đƣợc, ngƣời chủ trì, tổ chức bên cạnh việc có trình độ, năng lực tổ chức, còn phải có uy tín cao trong cộng đồng khoa học để có thể tập hợp đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong và ngoài nƣớc tham gia TVPB&GĐXH. Việc tập hợp và phát triển đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ không phải cốt lấy số lƣợng mà cần chú trọng đến chất lƣợng của nguồn nhân lực. Chất lƣợng nguồn nhân lực thể hiện ở sự nhiệt huyết và sự am hiểu sâu sắc vấn đề và có trách nhiệm với xã hội. Khi có đủ nguồn nhân lực cần thiết, thì việc tiến hành hoạt động TVPB&GĐXH mới có chất lƣợng và hiệu quả. Bên cạnh trình độ chuyên môn cao, ngƣời chủ trì cũng phải là ngƣời có sự am hiểu nhất định về thực tiễn của đất nƣớc để lựa chọn việc tập hợp nguồn lực và lựa chọn phƣơng thức tiến hành hoạt động TVPB&GĐXH cho phù hợp.

3.1.4.2.Năng lực của ngƣời tham gia phản biện:

Ngƣời tham gia phản biện là những chuyên gia, nhà khoa học đóng góp ý kiến phản biện, tạo nên chất lƣợng và hiệu quả của mỗi hoạt động TVPB&GĐXH. Do đó, ngƣời tham gia phản biện thƣờng là các nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao và có năng lực TVPB&GĐXH.

Trình độ chuyên môn cao: Trong hoạt động TVPB&GĐXH, những vấn

đề cần tƣ vấn thƣờng là những vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Nếu chuyên gia không có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực cần TVPB&GĐXH, chắc chắn sẽ không thể tham gia hoạt động. Trình độ chuyên môn cao đƣợc hiểu không phải chỉ thông qua hình thức là các bằng cấp chuyên môn mà thể hiện ở sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề trong phạm vi chuyên môn có liên quan cần TVPB&GĐXH. Hoạt động TVPB&GĐXH bắt đầu từ việc xác lập các vấn đề nghiên cứu cần xem xét và các chỉ báo, chỉ tiêu để tiến hành đánh giá vấn đề đó. Với các dự án hay chính sách lớn, phức tạp thì chỉ có các chuyên gia trong phạm vi chuyên môn có liên quan mới có thể biết cần phải nhìn nhận câu chuyện theo những chỉ báo, chỉ

tiêu nào và hơn thế những chỉ báo, chỉ tiêu nào phản ánh đúng nhất cho vấn đề cần xem xét. Việc lựa chọn sai vấn đề nghiên cứu hay lựa chọn chỉ báo, chỉ tiêu không phù hợp với vấn đề cần nghiên cứu sẽ đƣa hoạt động TVPB&GĐXH vào thế bế tắc và không có đƣợc kết quả mong muốn. Những phản biện có giá trị là những phản biện dựa trên những hiểu biết sâu sắc của các chuyên gia về lĩnh vực cần phản biện.

Có năng lực thực hiện TVPB&GĐXH: Các chuyên gia có trình độ

chuyên môn cao là rất cần thiết cho hoạt động TVPB&GĐXH nhƣng bên cạnh yêu cầu về trình độ chuyên môn cao, năng lực thực hiện TVPB&GĐXH cũng là yêu cầu cần có để thực hiện hoạt động này. Ngƣời có năng lực chuyên môn cao chƣa chắc đã có năng lực thực hiện tƣ vấn. Cũng có trƣờng hợp ngƣời có năng lực tƣ vấn tốt nhƣng trình độ chuyên môn ở mức vừa phải, họ am hiểu rộng nhiều lĩnh vực cũng đƣợc coi là rất cần thiết. Tƣ vấn đƣợc coi là chức nghiệp thì ngƣời thực hiện tƣ vấn phải có năng lực, hiểu biết, kiến thức chuyên sâu về tƣ vấn, các kỹ năng, phƣơng pháp thực hiện tƣ vấn. Năng lực tƣ vấn không phải ngay một sớm một chiều mà có đƣợc, nó đƣợc bồi đắp qua nhiều quá trình đào tạo, tự đào tạo, rèn dũa, đúc kết trong một thời gian dài. Trong

Một phần của tài liệu Nhận diện các điều kiện để liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam thực hiện tốt chức năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các dự án, công (Trang 61)