Tổ chức của Liên hiệp hội Việt Nam (xem Phụ lục 3)
2.2.Khái quát nhiệm vụ TVPB&GĐXH của Liên hiệp hội Việt Nam:
TVPB&GĐXH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Liên hiệp hội Việt Nam. Nhiệm vụ này đã đƣợc xác định rõ trong Điều lệ của Liên hiệp hội Việt Nam, đặc biệt trong Chỉ thị 45/CT-TƢ ngày 11 tháng 11 năm 1998 của Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam và Chỉ thị 14-2000/CT-TTg ngày 1 tháng 8 năm 2000 của Thủ tƣớng Chính phủ và gần đây nhất là Chỉ thị 42-CT/TW của Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ƣơng
Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 16/4/2010. Ngày 30/1/2002, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Quyết định số 22/2002 QĐ-TTg, khẳng định một cách rõ nét hơn về mục đích, nội dung, đối tƣợng thực hiện, cơ quan đặt yêu cầu TVPB&GĐXH, các hình thức thực hiện, trách nhiệm của các cơ quan đặt yêu cầu, trách nhiệm của Liên hiệp hội Việt Nam và các Hội thành viên, cơ chế tài chính trong TVPB&GĐXH.
Trên thực tiễn, trong suốt gần 30 năm hoạt động và phát triển, Liên hiệp hội Việt Nam đã phát huy đƣợc thế mạnh của đội ngũ chuyên gia đầu ngành, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ khác nhau, tham gia vào các hoạt động TVPB&GĐXH và đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nƣớc. Các kết quả của TVPB&GĐXH đối với Dự án công trình thuỷ điện Sơn La, vấn đề xử lý nƣớc Hồ Tây, bảo vệ môi trƣờng Rừng quốc gia Cúc Phƣơng, chống thất thoát trong xây dựng. . .đã đƣợc Nhà nƣớc và xã hội ghi nhận.
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, hệ thống luật pháp liên tục đƣợc sửa đổi và hoàn thiện, Chính phủ phân cấp mạnh thẩm quyền ra quyết định đầu tƣ các dự án cho các ngành và địa phƣơng; tình trạng thất thoát, lãng phí, tham nhũng còn đang phổ biến. . .Do đó, nhu cầu và sự cần thiết của hoạt động TVPB&GĐXH của Liên hiệp hội Việt Nam ngày càng trở nên thiết yếu. Mặc dù hoạt động TVPB&GĐXH của Liên hiệp hội Việt Nam không phải là một hoạt động dịch vụ chuyên nghiệp, nhƣng những đòi hỏi về chất lƣợng, tính khoa học, tính khách quan, trung thực, tính pháp lý của hoạt động này càng ngày càng cao. Do vậy, quy trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ TVPB&GĐXH cũng cần đảm bảo đƣợc mức độ chuyên nghiệp cần thiết. 2.3. Thực trạng hoạt động TVPB&GĐXH của Liên hiệp hội Việt Nam và việc thực hiện Quyết định 22/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ:
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
Là một tổ chức chính trị-xã hội đại diện cho trí thức khoa học công nghệ Việt Nam, Liên hiệp hội Việt Nam đã tập hợp rộng rãi các chuyên gia trong
hầu hết các lĩnh vực chuyên môn của đất nƣớc. Với đội ngũ chuyên gia này, việc thực hiện hoạt động TVPB&GĐXH có nhiều điểm thuận lợi. Hoạt động TVPB&GĐXH của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đƣợc đề cập lần đầu tiên tại Chỉ thị số 35-CT/TƢ ngày 11/4/1988 của Ban Bí thƣ trung ƣơng Đảng (khoá VI). Hoạt động này đã đƣợc khẳng định lại nhiều lần tại Nghị quyết số 26-NQ/TƢ ngày 30/3/1991 của Bộ Chính trị (khoá VI), Thông báo số 37-TB/TƢ ngày 20/11/1992 của Ban Bí thƣ (khoá VII), Nghị quyết trung ƣơng 2 (khoá VIII) ngày 24/12/1996 và Chỉ thị số 45 ngày 11/11/1998 của Bộ Chính trị (khoá VIII). Tiếp theo Chỉ thị số 14/2000/CT-TTg ngày 1/8/2000, với Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg ngày 30/1/2002, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành một văn bản quy định về hoạt động TVPB&GĐXH của Liên hiệp hội Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cần thiết để hoạt động này đi vào chiều sâu. Trong văn bản này, Thủ tƣớng Chính phủ đã quy định cụ thể và chi tiết về hoạt động TVPB&GĐXH của Liên hiệp hội Việt Nam và các hội thành viên.
Từ khi có Quyết định 22/2002/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ “Về hoạt động tƣ vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam”, Liên hiệp hội Việt Nam ở cấp trung ƣơng, cấp địa phƣơng, hay các hội ngành trung ƣơng và kể cả nhiều đơn vị 81, đã tham gia khá hiệu quả vào nhiều hoạt động TVPB&GĐXH từ cấp trung ƣơng cho đến địa phƣơng. Thực hiện Chỉ thị 35-CT/TW và Điều lệ nhiệm kỳ II, ngay từ những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trƣớc, Liên hiệp hội Việt Nam đã tập hợp chuyên gia của các hội thành viên đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc nhƣ Báo cáo chính trị trình Đại hội VII của Đảng, Hiến pháp 1992. . .Theo đề nghị của các cơ quan của Chính phủ, từ năm 1992 Liên hiệp hội Việt Nam đã tiến hành phản biện nhiều dự án từ quy mô các địa phƣơng cho tới những dự án quy mô lớn mang tầm quốc gia nhƣ tƣ vấn, phản biện luận chứng kinh tế - kỹ thuật công trình thuỷ điện Yaly trên sông Sêsan (Gia Lai); tổ chức thẩm tra hồ sơ kỹ thuật hệ thống tải điện 500kV Bắc Nam; phản biện luận chứng kinh tế - kỹ thuật nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, Phả Lại II. . . .
Tiếp tục phát huy thế mạnh về TVPB&GĐXH của mình, trong giai đoạn từ năm 2001 cho đến nay, Liên hiệp hội Việt Nam đã thực hiện vai trò phản biện với nhiều công trình, dự án kinh tế-xã hội trọng điểm của đất nƣớc thể hiện qua hàng loạt các dự án lớn có sự tham gia chủ trì phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam nhƣ:
Trong năm 2001, bằng việc thành lập 19 hội đồng tƣ vấn chuyên ngành và Ban Tƣ vấn, Phản biện và Giám định xã hội, Liên hiệp hội Việt Nam đã phối hợp với các hội thành viên tổ chức tham gia đóng góp ý kiến cho nhiều văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc nhƣ: văn kiện và nhân sự Đại hội IX, X của Đảng; Hiến pháp sửa đổi (5/2001); Chiến lƣợc phát triển Khoa học và Công nghệ năm 2001-2010; Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001-2010; phản biện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2010 của 9 trong số 11 vùng kinh tế (vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Tây Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Nam, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên); phản biện đánh giá chất lƣợng, tính khoa học và sƣ phạm của chƣơng trình giáo dục, sách giáo khoa và thiết bị dạy học các trƣờng phổ thông; dự án tài chính giáo dục…Nhiều dự án đầu tƣ trọng điểm thuộc nhiều hội thành viên, nhiều hội đồng tƣ vấn - phản biện và nhiều nhà khoa học, chuyên gia tham gia phản biện. Số lƣợng các dự án, chƣơng trình mà Liên hiệp hội Việt Nam và các hội thành viên tiến hành phản biện khá phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động này có thể thấy rõ qua một số dự án nhƣ:
Phản biện về dự án Thuỷ điện Sơn La. Ban đầu, Bộ Kế hoạch - Đầu tƣ
đƣa ra phƣơng án xây dựng đập thuỷ điện với cao trình 265m từ mực nƣớc biển đến mặt nƣớc hồ. Các nhà khoa học thuộc Liên hiệp hiệp hội Việt Nam đã tiến hành phản biện theo nhiều cách tiếp cận khác nhau từ lĩnh vực khoa học công nghệ thuỷ điện, địa chất kiến tạo, dự báo động đất, môi trƣờng, các vấn đề về kinh tế-xã hội học, dân tộc học trong việc di dân và phát triển bền vững nói
chung. Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu tích nƣớc ở mức 265m, dung tích hồ Sơn La sẽ là 24 tỉ m3, lớn gấp gần 3 lần dung tích hồ tích nƣớc ở Hòa Bình (9 tỉ m3
). Vì Sơn La nằm trong vùng có nguy cơ cao về động đất, cùng một hệ thống sông, hồ Sơn La ở thƣợng nguồn, Hòa Bình ở hạ nguồn, trƣờng hợp xảy ra sự cố động đất gây vỡ đập, 24 tỉ m3
nƣớc hồ Sơn La sẽ là thảm họa khôn lƣờng cho hạ nguồn và cả vùng đồng bằng Bắc Bộ ...Việc xây dựng đập thuỷ điện với cao trình 265m sẽ tích nƣớc và làm cho một phần lớn diện tích của tỉnh Sơn La bị ngập trong nƣớc. Nƣớc ngập sẽ làm biến mất nhiều loài động, thực vật, tác động đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Đi đôi với vấn đề môi trƣờng, vấn đề dân cƣ cũng đƣợc tính đến. Việc nâng độ cao của đập thuỷ điện đồng nghĩa với phần diện tích ngập trong nƣớc sẽ lớn hơn và số hộ dân phải di dời cũng nhiều hơn. Trong khi đó, công tác di dân, tái định cƣ liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp về mặt xã hội nhƣ giải quyết vấn đề việc làm, đất canh tác, xáo trộn về văn hoá. . .
Từ những nghiên cứu, đánh giá đó, Liên hiệp hội Việt Nam đã tiến hành phản biện và đề xuất với Quốc hội phƣơng án xây dựng đập thuỷ điện thấp hơn so với dự kiến ban đầu là 215m với thiết kế 3 bậc thang. Với đề xuất này, vừa đảm bảo đƣợc hiệu quả kinh tế (sản lƣợng điện vẫn đạt yêu cầu) nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc các vấn đề về quốc phòng, an ninh, môi trƣờng và xã hội. Với những phản biện sâu sắc của Liên hiệp hội Việt Nam và các hội thành viên, Quốc hội sau đó đã chấp nhận duyệt cao trình 215m, tránh một “hiểm họa” cho các tỉnh, thành phố dƣới xuôi. [1]
Phản biện dự án thay nước Hồ Tây, Hà Nội. Năm 2001, một dự án thay
nƣớc Hồ Tây bằng vốn vay 32 triệu USD của chính phủ Cộng hòa Áo đƣợc UBND TP Hà Nội rục rịch chuẩn bị. Nội dung dự án bao gồm: "Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nƣớc thải của các lƣu vực xung quanh hồ Tây và xây dựng hệ thống xử lý nƣớc lấy từ sông Hồng bơm vào hồ Tây. Thay toàn bộ nƣớc hồ 3 lần trong một năm, đảm bảo nƣớc hồ Tây đạt tiêu chuẩn của một hồ bơi thể thao...".
Mặc dù mới trong giai đoạn chuẩn bị song với số vốn đầu tƣ khá lớn vào thời điểm giai đoạn đó đã khiến dƣ luận quan tâm. Các nhà khoa học thuộc Liên hiệp hội Việt Nam đã tiến hành phản biện đối với dự án này. Ý kiến phản biện của các nhà khoa học không hoàn toàn bởi dự án "động" đến hồ Tây, một "địa linh" nhạy cảm nhất của Hà Nội, mà chủ yếu do giải pháp "thay nƣớc hồ Tây bằng nƣớc sông Hồng". Theo đánh giá của nhiều nhà khoa học, thì hiện mức độ ô nhiễm nƣớc ở hồ Tây vẫn ở mức nhẹ. Trong khi đó, sông Hồng (nằm dƣới Khu công nghiệp Việt Trì) lại là nơi tiếp nhận chất thải từ đủ các nguồn khác nhau - từ nƣớc thải sinh hoạt đến nƣớc thải công nghiệp - nên mức độ ô nhiễm ở đây là không thể lƣờng hết.
Cũng cần phải nói rằng hồ Tây là một trong 4-5 hồ nƣớc ngọt còn lƣu giữ đƣợc hệ sinh thái tự nhiên phong phú nhất. Do đó việc thay đổi nguồn nƣớc chắc chắn sẽ gây ảnh hƣởng không nhỏ đến hệ sinh thái. Đó là lo ngại của các chuyên gia về sinh thái, cho rằng, bài toán xử lý ô nhiễm của hồ Tây không phải là vấn đề thay nƣớc, mà cần ƣu tiên hàng đầu việc ngăn chặn và xử lý các nguồn nƣớc thải đổ vào hồ. Một trong những vấn đề nổi cộm của dự án là nguồn kinh phí và ai trả nợ. Theo tính toán, 32 triệu USD vay của Cộng hoà Áo với lãi suất 2,9%/năm thì sau 15 năm (thời hạn thanh toán), chúng ta sẽ phải trả ƣớc chừng khoảng 13 triệu USD tiền lãi. Trƣớc những ý kiến phản biện của các nhà khoa học, dự án này sau đó đã đƣợc hủy bỏ vì tính phi lý của nó.[2]
Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam hay còn gọi là dự án Đƣờng sắt cao tốc Hà Nội- TP Hồ Chí Minh nằm trong chiến lƣợc phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2050 nhằm giải quyết năng lực vận tải hàng hóa cũng nhƣ đi lại của ngƣời dân. Theo đánh giá của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng của Quốc hội, chủ trƣơng đầu tƣ Dự án Đƣờng sắt cao tốc Hà Nội- TP Hồ Chí Minh là cần thiết, bởi thực tế không chỉ ở nƣớc ta, mà cả các nƣớc trên thế giới, vận tải đƣờng sắt có nhiều ƣu thế hơn so với phƣơng thức vận tải đƣờng bộ và đƣờng hàng không nhƣ vận chuyển đƣợc khối lƣợng lớn, an toàn, tiêu hao năng lƣợng thấp, giảm thiểu lƣợng khí thải ra
môi trƣờng, giảm thiểu số ngƣời thiệt mạng do tai nạn giao thông…Tốc độ khai thác 300km/h. Tổng mức đầu tƣ: 55,853 tỷ USD. Tiến độ thực hiện: bắt đầu thiết kế xây dựng năm 2010 . Giai đoạn 1: Đến năm 2020 đƣa vào khai thác đoạn Hà Nội-Vinh và đoạn Nha Trang- TP Hồ Chí Minh. Giai đoạn 2: Đến 2030 đƣa vào khai thác đoạn Vinh- Đà Nẵng và hoàn thành toàn tuyến vào năm 2035. Ý kiến phản biện của các nhà khoa học thuộc Liên hiệp hội Việt Nam nêu ra ba vấn đề:
Thứ nhất, các nhà khoa học cho rằng: GDP cả nƣớc năm 2010 khoảng 104,6 tỷ USD, với tốc độ tăng trƣởng bình quân 6% - 7%/năm [16] thì chƣa thể đáp ứng vốn đầu tƣ cho nhiều ngành kinh tế , trong khi đó yêu cầu đầu tƣ cho dự án là quá lớn. Kế hoạch huy động vốn mỗi năm, bình quân đạt gần 4,4 tỷ USD trong đó nguồn từ ngân sách là 570 triệu USD, vốn ODA, vốn vay ƣu đãi hơn 2,4 tỷ USD, vốn doanh nghiệp gần 1,3 tỷ USD. Việc phụ thuô ̣c đến 2/3 vào vốn vay nƣớc ngoài gồm ODA và vốn vay ít ƣu đãi hơn tr ong bối cảnh hiện nay nợ nƣớc ngoài của Việt Nam vào khoảng 38,9% GDP, nợ Chính phủ đã ở mức trên 42% GDP, tích lũy nội địa và dự trữ ngoại tệ thấp thì việc vay thêm để đủ vốn đầu tƣ cho dự án này sẽ làm gánh nặng nợ quốc gia tăng lên đáng kể.
Thứ hai, với phƣơng án giá vé bằng 50% vé máy bay hạng phổ thông, tỷ lệ nội hoàn kinh tế là cao nhất, đạt 10,6%. Tuy nhiên thời gian hoàn vốn vẫn là bài toán chƣa thể giải với đơn vị lập dự án. Ngay cả với phƣơng án đem lại tỷ lệ nội hoàn kinh tế ƣu việt nhất này, cơ quan thẩm tra dự án vẫn bác bỏ vì con số 10,6% vẫn nằm dƣới mức yêu cầu tối thiểu là 12%. Thêm nữa, khi khi áp dụng chính sách giá vé bằng 75% giá vé máy bay thì chỉ số nội hoàn tài chính chỉ đạt 2,4 - 3%, thời gian hoàn vốn nhanh nhất là 45 năm trong khi thông thƣờng, thời gian hoàn vốn khoảng 10 năm thì dự án mới đƣợc coi là hiệu quả.
Thứ ba, xét về khía cạnh môi trƣờng của dự án thì phá rừng, thiếu nƣớc sinh hoạt, sạt lở đất và lũ cục bộ ở những vùng đƣờng sắt cao tốc đi qua là nguy cơ nhãn tiền.
Trƣớc những nghiên cứu đánh giá, phản biện của các nhà khoa học cùng với các ý kiến từ các giai tầng khác là kênh cung cấp thông tin cho các đại biểu
Quốc hội, giúp các đại biểu Quốc hội có thêm căn cứ để quyết định một vấn đề quan trọng của đất nƣớc. Kết quả là Quốc hội chƣa thông qua việc đầu tƣ xây dựng tuyến đƣờng sắt cao tốc này. [5]
Dự án khai thác bôxit ở Tây Nguyên
Dự án tổ hợp Bauxit – Nhôm Lâm Đồng đƣợc Tổng Công ty khoáng sản Việt Nam (nay thuộc Tập đoàn Vinacomin) lập “Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (BCNCTKT) tổ hợp Bôxít nhôm Lâm Đồng” từ những năm 1997-1998. Ngày 30/5/1998, Tổng Công ty khoáng sản Việt Nam đã trình Thủ tƣớng