6. Cấu trúc của luận văn
3.3 So sánh, phân tích sự trùng hợp và khác biệt của từ vựng được cung
CỦA TỪ VỰNG ĐƯỢC CUNG CẤP Ở CÙNG CHỦ ĐIỂM GIỮA CÁC GIÁO TRÌNH
3.3.1 Từ kết quả khảo sát chung về số lượng các chủ điểm và từ ngữ
được cung cấp trong các chủ điểm của 4 giáo trình như trên. Ở phần 3.3 này, chúng tôi sẽ so sánh các cặp giáo trình theo từng bậc học và theo trình tự kế tiếp từ cơ sở đến nâng cao. Trước hết chúng tôi tiến hành kháo sát, so sánh sự trùng hợp và khác biệt của từ vựng được cung cấp ở cùng chủ điểm giữa các giáo trình cùng bậc cơ sở (GT1 và GT2) và các giáo trình cùng bậc nâng cao (GT3 và GT4). Đối với các giáo trình khác bậc liền kề (từ cơ sở đến nâng cao), chúng tôi thử ghép bộ và so sánh sự trùng hợp và khác biệt của từ vựng được cung cấp ở cùng chủ điểm giữa các cặp giáo trình là: GT1 và GT3, GT1 và GT4, GT2 và GT3, GT2 và GT4. Từ kết quả so sánh đó, chúng tôi sẽ đưa ra một số nhận xét khái quát về sự trùng hợp và khác biệt của từ vựng được cung cấp ở cùng chủ điểm giữa các giáo trình.
3.3.2 Từ vựng được cung cấp theo 2 chủ điểm có mặt trong cả 4 giáo trình
Trong 4 giáo trình được khảo sát ở trên, chỉ có 2 chủ điểm gặp ở cả 4 giáo trình là:
1. Ăn uống 2. Mua sắm
Tuy có sự trùng lặp ở 2 chủ điểm này nhưng ở mỗi giáo trình lượng từ ngữ được cung cấp cũng không đồng đều và thống nhất. Điều này là đương nhiên. Có thể thấy sự cung cấp từ ngữ ở chủ điểm này trong 4 giáo trình trên qua các bảng thống kê như sau:
1. Chủ điểm ăn uống
Tên giáo trình Tổng số từ
GT1 173
GT2 136
GT3 295
GT4 406
Từ bảng số liệu trên, chúng tôi xin biểu diễn bằng biểu đồ dưới đây:
173 136 295 406 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 Số lượng từ GT1 GT2 GT3 GT4 2. Chủ điểm mua sắm Tên giáo trình Tổng số từ
GT1 173
GT2 139
GT3 239
GT4 365
Từ kết quả trên, chúng tôi biểu diễn bằng biểu đồ sau:
173 139 239 365 0 50 100 150 200 250 300 350 400 Số lượng từ GT1 GT2 GT3 GT4
Như vậy, ở hai chủ điểm này, tương quan về lượng từ giữa GT1 và GT2 có thể chấp nhận được. Giữa hai giáo trình cùng bậc, độ lêch về số lượng từ trong mỗi chủ điểm không quá lớn.
Chủ điểm GT1 GT2
Ăn uống 173 136
Mua sắm 173 139
Tuy nhiên, giữa GT3 và GT4 thì số lượng từ ngữ lại chênh lệch nhau quá lớn. Điều này chứng tỏ các giáo trình được biên soạn biệt lập không hề
Chủ điểm GT3 GT4
Ăn uống 295 406
Mua sắm 239 365
3.3.3 Từ vựng được cung cấp cho những chủ điểm có trong từng cặp giáo trình
3.3.3.1 So sánh GT1 và GT2
Đây là 2 giáo trình cùng bậc. Giữa GT1 và GT2 có 6 chủ điểm trùng nhau (nói cách khác là có 6 chủ điểm cùng được hai giáo trình này cung cấp). Đó là các chủ điểm sau: - Chào hỏi - Nghề nghiệp - Ăn uống - Mua sắm - Thời tiết
- Giao thông, đi lại
Số từ ngữ được cung cấp ở 6 chủ điểm này trong GT1 và GT2 cụ thể là như sau: Chủ điểm Số lượng từ trong GT1 Số lượng từ trong GT2 Số lượng từ trùng nhau giữa 2 giáo trình Chào hỏi 19 31 12 Nghề nghiệp 47 34 18 Ăn uống 112 171 36 Mua sắm 87 139 28 Thời tiết 156 136 51 Giao thông, 187 126 42
đi lại
Tổng số 608 637 187
Từ những kết quả đã khảo sát ở trên, chúng tôi đưa ra một số nhận xét sau:
Đây là 2 giáo trình cùng bậc, GT1 có 17 chủ điểm, GT2 có 18 chủ điểm, nhưng chỉ có 6 chủ điểm trùng hợp với nhau và gồm 187 từ trùng nhau giữa các chủ điểm, chiếm 15% tổng số từ được cung cấp ở 6 chủ điểm trùng hợp nhau của hai giáo trình.
Nếu phân tích cụ thể thì:
+ Chủ điểm “Chào hỏi” có 12 từ trùng nhau ở 2 giáo trình, chiếm 1,0% tổng số từ được cung cấp thuộc 6 chủ điểm trong 2 giáo trình.
+ Chủ điểm “Nghề nghiệp” có 18 từ trùng nhau, chiếm 1,4%. + Chủ điểm “Ăn uống” có 36 từ trùng nhau, chiếm 2,9%. + Chủ điểm “Mua sắm” có 28 từ trùng nhau, chiếm 2,2% + Chủ điểm “Thời tiết” có 51 từ trùng nhau, chiếm 4,1%
+ Chủ điểm “Giao thông, đi lại” có 42 từ trùng nhau, chiếm 3,4%. Sự trùng lặp về số lượng chủ điểm giữa GT1 và GT2 quá ít thể hiện tính thiếu thống nhất trong việc biên soạn và cung cấp vốn từ trong các giáo trình cùng bậc. Trong 6 chủ điểm trùng hợp của hai giáo trình, chỉ có 187 từ ngữ trùng nhau giữa 2 giáo trình, chứng tỏ độ trùng hợp từ vựng ở cùng những chủ điểm trùng nhau trong 2 giáo trình không cao; nói cách khác, việc cung cấp từ vựng cho cùng một chủ điểm giữa 2 giáo trình là quá phân tán, rất không thống nhất. Các giáo trình này đã được biên soạn một cách tùy ý tác giả, không dựa trên những căn cứ khách quan chung.
3.3.3.2 So sánh GT3 và GT4
Đây cũng là hai giáo trình cùng bậc. Theo thống kê, GT3 có 12 chủ điểm và giáo trình 4 có 8 chủ điểm; trong đó có 5 chủ điểm trùng hợp ở cả hai
- Học tập - Ăn uống - Mua sắm - Du lịch - Phố cổ
Số từ ngữ được cung cấp ở 5 chủ điểm này trong GT3 và GT4 như sau:
Chủ điểm Số lượng từ trong GT3 Số lượng từ trong GT4 Số lượng từ trùng nhau giữa hai giáo
trình Học tập 256 291 59 Ăn uống 203 441 46 Mua sắm 267 365 51 Du lịch 527 407 74 Phố cổ 272 418 82 Tổng số 1520 1922 312
Từ kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy một số đặc điểm như sau: GT3 và GT4 có năm chủ điểm với 312 từ trùng lặp nhau, chiếm 9,1% tổng số từ được cung cấp trong 5 chủ điểm trùng nhau của cả hai giáo trình. Nếu phân tích cụ thể thì:
+ Chủ điểm “Học tập” có 59 từ trùng nhau, chiếm 1,7% so với tổng số từ được cung cấp ở 5 chủ điểm trùng hợp nhau của GT3 và GT4.
+ Chủ điểm “Ăn uống” có 46 từ trùng nhau, chiếm 1,3%. + Chủ điểm “Mua sắm” có 51 từ trùng nhau, chiếm 1,5%. + Chủ điểm “Du lịch” có 74 từ trùng nhau,chiếm 2,1%. + Chủ điểm “Phố cổ” có 82 từ trùng nhau, chiếm 2,4%.
Như vậy, trong GT3 và GT4 là hai giáo trình bậc nâng cao nhưng chưa có sự thống nhất về mặt cung cấp chủ điểm cũng như cung cấp về từ vựng trong từng chủ điểm ở cả hai giáo trình, thể hiện tính chưa thống nhất trong khi biên soạn giáo trình ở cùng một cơ sở đào tạo. Sở dĩ chúng tôi có thể nhận xét như vậy là vì, cũng như ở cặp so sánh GT1 và GT2, cặp GT3 và GT4, có tỉ lệ từ ngữ trùng lặp ở 5 chủ điểm trùng nhau rất thấp.
3.3.3.3 So sánh GT1 và GT3
GT1 và GT3 là 2 giáo trình khác bậc, kế tiếp. GT1 có 17 chủ điểm và GT3 có 12 chủ điểm, trong đó có 5 chủ điểm trùng hợp nhau là các chủ điểm:
- Học tập - Văn hóa - Ăn uống - Mua sắm - Du lịch
Số từ ngữ được cung cấp ở 5 chủ điểm này trong GT1 và GT3 như sau:
Chủ điểm Số lượng từ trong GT1 Số lượng từ trong GT3 Số lượng từ trùng nhau giữa hai giáo trình Học tập 459 256 76 Văn hóa 387 749 82 Ăn uống 112 203 43 Mua sắm 87 267 28 Du lịch 368 527 69 Tổng số 1413 2050 298
Số lượng chủ điểm trùng nhau giữa GT1 và GT3 là 5 chủ điểm. Số lượng từ trùng nhau của các chủ điểm là 298 từ, chiếm 8,6% tổng số từ được
+ Chủ điểm “Học tập” có 76 từ trùng nhau, chiếm 2,2% tổng số từ được cung cấp ở 5 chủ điểm trùng hợp của hai giáo trình.
+ Chủ điểm “Văn hóa” có 82 từ trùng nhau, chiếm 2,4%. + Chủ điểm “Ăn uống” có 43 từ trùng nhau, chiếm 1,2%. + Chủ điểm “Mua sắm” có 28 từ trùng nhau, chiếm 0,8% + Chủ điểm “Du lịch” có 69 từ trùng nhau, chiếm 2,0%.
GT1 và GT3 là hai giáo trình thuộc hai bậc học khác nhau, do đó, về số lượng chủ điểm trùng lặp và số lượng từ trùng lặp trong các chủ điểm đó giữa hai giáo trình không cao đã phản ánh sự mở rộng chủ điểm và vốn từ của giáo trình ở bậc cơ sở và nâng cao.
3.3.3.4 So sánh GT1 và GT4
GT1 và GT4 là 2 giáo trình khác bậc, kế tiếp. Theo thống kê, GT1 có 17 chủ điểm còn GT4 chỉ có 8 chủ điểm. Trong đó, có 6 chủ điểm trùng hợp nhau ở cả hai giáo trình là những chủ điểm sau:
- Chào hỏi - Đồ vật - Quốc tịch - Ăn uống - Mua sắm - Du lịch
Số từ ngữ được cung cấp ở 6 chủ điểm này trong GT1 và GT4 như sau:
Chủ điểm Số lượng từ trong GT1 Số lượng từ trong GT4 Số lượng từ trùng nhau giữa hai giáo trình Chào hỏi 19 144 16
Học tập 459 291 66
Ăn uống 112 441 57
Mua sắm 87 365 25
Du lịch 368 407 41
Tổng số 1045 1648 205
Từ kết quả khảo sát, chúng ta có thể thấy ở hai giáo trình này có sự trùng lặp về chủ điểm khá lớn (với 6 chủ điểm, so với tổng số chủ điểm của GT4 là 8 chủ điểm). Sự trùng lặp về từ vựng giữa hai giáo trình ở các chủ điểm trùng nhau này là 7,6% tổng số từ được cung cấp ở các chủ điểm có sự trùng lặp. Nếu phân tích cụ thể thì:
+ Chủ điểm “Chào hỏi” có 16 từ trùng nhau, chiếm 0,6% tổng số từ được cung cấp ở 6 chủ điểm trùng hợp nhau ở cả 2 giáo trình.
+ Chủ điểm “Học tập” có 66 từ trùng nhau, chiếm 2,5%. + Chủ điểm “Ăn uống” có 57 từ trùng nhau, chiếm 2,1%. + Chủ điểm “Mua sắm” có 25 từ trùng nhau, chiếm 0,9% + Chủ điểm “Du lịch” có 41 từ trùng nhau, chiếm 1,5%.
Như vậy, có thể thấy, GT1 và GT3 có sự trùng hợp khá lớn về chủ điểm. Tuy nhiên, trong các chủ điểm trùng nhau đó, thì sự lặp lại từ vựng lại không nhiều, điều này thể hiện sự mở rộng về từ vựng của của mỗi chủ điểm nhưng thiếu tính mở rộng về chủ điểm trong biên soạn giáo trình.
3.3.3.5 So sánh GT2 và GT3
GT2 và GT3 là hai giáo trình khác bậc, liền kề. Theo thống kê ở trên, GT2 có 18 chủ điểm và GT3 có 12 chủ điểm và giữa hai giáo trình này chỉ có 2 chủ điểm là trùng lặp nhau hoàn toàn là:
Số từ ngữ được cung cấp ở 2 chủ điểm này trong GT2 và GT3 như sau: Chủ điểm Số lượng từ có trong GT2 Số lượng từ có trong GT3 Số lượng từ trùng nhau giữa hai giáo trình Ăn uống 203 136 47 Mua sắm 267 139 38 Tổng số 470 275 85
Từ số liệu khảo sát, chúng tôi nhận thấy: Đây là 2 giáo trình khác bậc, kế tiếp; giữa GT2 và GT3 có 2 chủ điểm trùng lặp nhau là chủ điểm “Ăn uống” và chủ điểm “Mua sắm” và tổng số từ trùng nhau là 85 từ, chiếm 11,4% tổng số từ của hai chủ điểm trùng hợp nhau. Cụ thể là:
+ Chủ điểm “Ăn uống” có 47 từ trùng nhau, chiếm 6,3% tổng số từ được cung cấp ở cả hai chủ điểm trùng hợp nhau.
+ Chủ điểm “Mua sắm” có 38 từ trùng nhau, chiếm 5,1%.
Như vậy, có thể thấy số lượng từ và số lượng chủ điểm trùng lặp giữa hai giáo trình này rất ít. Sự khác biệt này cho thấy sự khác nhau trong việc cung cấp vốn từ giữa 2 giáo trình ở các bậc học cơ sở và nâng cao. Hai giáo trình ít trùng lặp về chủ điểm và cũng ít trùng lặp về từ vựng trong các chủ điểm đó. Điều này, như trên chúng tôi đã nói, thể hiện sự mở rộng về từ vựng ở bậc học cơ sở và nâng cao.
3.3.3.6 So sánh GT2 và GT4
GT2 và GT4 cũng là 2 giáo trình khác bậc, kế tiếp. Theo thống kê ở trên, GT2 có 18 chủ điểm và GT4 có 8 chủ điểm, trong đó có 3 chủ điểm trùng lặp nhau. Đó là các chủ điểm sau:
- Chào hỏi - Ăn uống - Mua sắm
Ở cả 3 chủ điểm này, trong hai giáo trình này vốn từ vựng được cung cấp cụ thể là như sau: Chủ điểm Số lượng từ trong GT2 Số lượng từ trong GT4 Số lượng từ trùng nhau giữa hai giáo trình Chào hỏi 31 144 16 Ăn uống 136 441 47 Mua sắm 139 365 49 Tổng số 306 950 112
Theo biểu số liệu này, ở cả 3 chủ điểm có 112 từ trùng nhau, chiếm 8,9% tổng số từ được cung cấp ở ba chủ điểm đó. Cụ thể là:
+ Chủ điểm “Chào hỏi” có 16 từ trùng nhau giữa hai giáo trình, chiếm 1,3% tổng số từ được cung cấp ở 3 chủ điểm trùng nhau của hai giáo trình.
+ Chủ điểm “Ăn uống” có 47 từ trùng nhau, chiếm 3,7%. + Chủ điểm “Mua sắm” có 49 từ trùng nhau, chiếm 3,9%.
Như vậy, sự trùng lặp từ vựng ở 3 chủ điểm này của GT2 và GT4 là một tỉ lệ thấp. Điều đó vừa thể hiện tính củng cố từ vựng chưa cao giữa 2 giáo trình khác bậc, kế tiếp nhưng đồng thời lại thể hiện được sự mở rộng về từ ngữ đối với giáo trình thuộc bậc học nâng cao so với giáo trình thuộc bậc học cơ sở.
3.3.4 Đến đây, tập hợp 6 cặp so sánh nêu bên trên lại, chúng tôi thu
được biểu số liệu như sau:
Các cặp giáo trình được so sánh với nhau
Số chủ điểm trùng lặp
Số lượng từ trùng lặp/ Số lượng từ được cung cấp ở chủ điểm trùng lặp
GT1 – GT2 6 187/ 1058
GT1 – GT3 5 298/ 3165
GT1 – GT4 8 205/ 2488
GT2 – GT3 2 85/ 660
GT2 – GT4 3 112/ 1144
Nhìn vào bảng số liệu tổng hợp này ta thấy:
- So sánh các cặp giáo trình cùng bậc và khác bậc, chúng ta nhận thấy một kết quả chung, đó là, sự trùng lặp về chủ điểm cũng như số lượng từ trùng lặp so với số lượng từ được cung cấp ở chủ điểm trùng lặp là rất ít.
- Số lượng các chủ điểm trùng lặp nhau giữa các cặp giáo trình rất ít, kể cả trong các cặp giáo trình cũng bậc và giữa các giáo trình khác bậc, kế tiếp.
+ Giữa các giáo trình cùng bậc (GT1 và GT2), (GT3 và GT4) mà cũng ít có sự trùng lặp về chủ điểm cũng như từ vựng thì chứng tỏ tính thiếu thống nhất trong chương trình và kế hoạch cung cấp từ vựng cho giáo trình dạy tiếng cùng bậc.
+ Giữa các giáo trình khác bậc liền kề (GT1 và GT3), (GT1 và GT4), (GT2 và GT3), (GT2 và GT4), sự trùng lặp về chủ điểm và từ vựng không nhiều đã thể hiện tính củng cố về từ vựng còn thấp giữa các giáo trình bậc cao so với giáo trình bậc thấp, nhưng nó lại thể hiện tính mở rộng về từ vựng của các giáo trình thuộc bậc học nâng cao so với các giáo trình thuộc bậc học cơ sở.
- Số lượng từ trùng lặp trong các chủ điểm là rất ít, ngay cả ở những chủ điểm có sự trùng lặp nhau giữa các giáo trình. Đối với các giáo trình khác bậc thì đây là một điều dễ hiểu. Tuy nhiên, đối với các giáo trình cùng bậc thì điều này thể hiện tính bất cập trong việc cung cấp từ vựng đối với các giáo trình.
- Những điều trên đây cho thấy khá rõ rằng các giáo trình cùng một hệ thống của cùng một cơ sở đào tạo nhưng có lẽ đã được biên soạn theo chủ quan của tác giả là chính.
Tiểu kết
Trong chương này, chúng tôi đã tập trung phân tích việc cung cấp vốn từ theo chủ điểm trong các giáo trình được khảo sát. Kết quả phân tích cho thấy: 4 giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được sử dụng tại Khoa Việt Nam học và tiếng Việt mà chúng tôi khảo sát luôn có sự khác biệt về số