Về số lượng chung của các từ thuộc các từ loại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc giáo trình dạy tiếng Việt trong bộ giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ( trình độ A-B (Trang 42)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.1 Về số lượng chung của các từ thuộc các từ loại

Số lượng toàn thể của vốn từ trong từng giáo trình được khảo sát, tỏ ra là không đồng đều. Điều này có thể có lý do đầu tiên là ở quy mô của từng cuốn. Cụ thể là:

Tên giáo trình Số lượng từ Quy mô của giáo trình

GT1 1302 215 trang, khổ 16 x 24 cm

GT2 1050 327 trang, khổ 19 x 27cm

GT3 2610 268 trang, khổ 16 x 24 cm

GT4 1651 347 trang, khổ 19 x 27 cm

Chúng tôi trình bày lại số liệu về từ ngữ trong 4 giáo trình bằng một biểu đồ như sau:

1302 1050 2610 1651 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 Số lượng từ GT1 GT2 GT3 GT4

1. Nhìn vào biểu đồ chúng ta thấy, trong mỗi giáo trình ở các trình độ khác nhau thì lượng từ ngữ được cung cấp là khác nhau. Ở trình độ cơ sở số lượng từ được cung cấp ít hơn so với giáo trình ở trình độ nâng cao:

+ Giáo trình bậc cơ sở: GT1: 1302 từ, GT2: 1050 từ + Giáo trình bậc nâng cao: GT3: 2610 từ, GT4: 1651 từ

2. Tuy cùng một bậc học nhưng số lượng từ vựng được sử dụng trong các giáo trình cũng khác nhau.

+ Ở trình độ cơ sở, số lượng từ cung cấp trong giáo trình 1 là 1302 từ, nhiều hơn số lượng từ mới được đưa vào giáo trình 2 là 1050 từ.

+ Ở trình độ nâng cao, số lượng từ được cung cấp trong giáo trình 3 là 2610 từ, nhiều hơn số lượng từ mới được cung cấp trong giáo trình 4 là 1651 từ.

Như vậy, có thể thấy rằng, số lượng từ ngữ của các giáo trình cung cấp theo nguyên tắc từ ít đến nhiều theo trình độ của giáo trình giảng dạy. Số lượng từ vựng ở giáo trình bậc cơ sở ít hơn số lượng từ vựng được cung cấp trong giáo trình ở bậc nâng cao. Điều này là hợp lý.

Tuy nhiên, sự khác nhau về số lượng từ vựng được cung cấp trong mỗi giáo trình như thế phản ánh tính không thống nhất trong việc định lượng vốn

từ. (Điều đó một phần do số lượng trang sách của các giáo trình không giống nhau: cùng bậc học cơ sở nhưng GT1 có 215 trang còn GT2 có 327 trang; cùng bậc học nâng cao nhưng GT3 có 268 trang còn GT4 có 347 trang).

Chính sự khác nhau về quy mô của giáo trình và thời lượng giảng dạy mỗi giáo trình không giống nhau đã làm cho số lượng từ được cung cấp trong các giáo trình khác nhau.

3. Lượng từ vựng được sử dụng trong các tài liệu dạy tiếng quá khác nhau cho thấy rằng, trong thực tế việc xây dựng các tài liệu giảng dạy vẫn thiếu một cơ sở về quy mô và cơ cấu giáo trình. Điều đó tất sẽ dẫn đến những chênh lệch về số lượng từ ngữ được cung cấp. Mặt khác, tình trạng khác biệt lớn trong danh sách các từ được cung cấp trong các giáo trình lại có thể tác động ngược đến việc khó xác định thời lượng phù hợp và thống nhất cho từng bậc học.

Có thể nói, vấn đề định lượng từ ngữ được cung cấp cần phải được xử lý một cách thống nhất và nghiêm túc, có cơ sở khoa học khách quan để biên soạn giáo trình cho các bậc học một cách đồng bộ, phù hợp với nhau, bảo đảm tính liên tục, kế thừa và quản lý được vốn từ. Nếu làm được như vậy sẽ góp phần mang lại hiệu quả cao cho việc dạy tiếng và giúp người học tiếp nhận được kiến thức một cách tốt hơn.

2.3.2 Về số lượng từ được cung cấp theo từng từ loại

Qua việc thống kê các từ theo từng từ loại trong các giáo trình nêu trên, chúng tôi nhận thấy những từ loại như: Danh từ, động từ, tính từ có số lượng rất lớn. Nếu lập biểu đồ biểu diễn số lượng từ của từng từ loại được cung cấp trong 4 giáo trình được khảo sát, chúng tôi thu được kết quả sau đây:

2.3.2.1 Biểu đồ thể hiện số lượng danh từ được cung cấp trong bốn giáo trình

561 532 1296 784 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 Số lượng từ GT1 GT2 GT3 GT4

2.3.2.2 Biểu đồ thể hiện số lượng động từ được cung cấp trong bốn giáo trình 344 187 651 347 0 100 200 300 400 500 600 700 GT1 GT2 GT3 GT4 Số lượng từ

2.3.2.3 Biểu đồ thể hiện sơ lượng tính từ được cung cấp trong bốn giáo trình

127 106 320 169 0 50 100 150 200 250 300 350 GT1 GT2 GT3 GT4 Số lượng từ

Các từ loại khác có số lượng ít hơn nhiều so với danh từ, động từ và tính từ, do đó, chúng tôi không trình bày bằng biểu đồ mà trình bày bằng bảng số liệu sau: Giáo trình 1 2 3 4 Đại từ 54 40 51 61 Tình thái từ 12 11 18 22 Kết từ 37 32 53 46 Số từ 41 45 65 48 Trợ từ 8 10 15 16 Phụ từ 118 91 141 158

- Qua số liệu trên đây, chúng ta thấy tình trạng phân bố của các từ theo từ loại rất không đồng đều. Điều này là tất nhiên. Số lượng danh từ, động từ, tính từ được cung cấp trong các giáo trình nhiều hơn nhiều lần so với các loại từ đại từ, tình thái từ, kết từ, số từ, trợ từ, phụ từ. Vì trong thực tế thực từ là lớp từ có số lượng lớn nhất, có ý nghĩa phạm trù chung khá rõ, dùng biểu thị thực thể, quá trình hay đặc trưng, là những đối tượng phản ánh hiện thực được nhận thức và phản ánh trong tư duy. Đây là lớp từ có khả năng làm thành tố

chính trong tổ chức đoản ngữ và làm thành phần câu. Còn hư từ là lớp từ có số lượng ít hơn so với thực từ, có ý nghĩa phạm trù chung mờ nhạt, chuyên dùng biểu thị các quan hệ, tức là những mối liên hệ giữa các đối tượng phản ánh và dùng biểu thị cách thức phản ánh các đối tượng đó. Đây là lớp từ không có khả năng làm thành tố chính trong tổ chức đoản ngữ và làm thành phần câu, chuyên dùng làm thành tố phụ đi kèm thực từ, dùng để liên kết từ trong câu theo cách nói của Nguyễn Tài Cẩn trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” (2009).

Khi dạy một ngôn ngữ với tư cách là ngoại ngữ cho người nước ngoài chính là chúng ta cung cấp cho họ một lượng từ vựng cụ thể để phản ánh về thế giới khách quan, về sự vận động của các sự vật, hiện tượng với các đặc thù của nó. Với lí do trên thì vai trò của danh từ, động từ, tính từ là rất lớn. Chẳng hạn, muốn nói tới sự vật, hiện tượng họ cần những từ chỉ khái niệm (danh từ), muốn nói tới hoạt động của sự vật cần các động từ, muốn nêu lên đặc trưng, tính chất của sự vật cần phải có tính từ. Vốn từ của người học càng phong phú thì họ càng có thể thực hiện khả năng giao tiếp tốt hơn và dễ dàng hơn. Khi học ở trình độ cơ sở, vốn từ vựng của người học chưa nhiều, các chủ điểm được tiếp xúc còn nhiều hạn chế, do đó khả năng giao tiếp của người học còn khó khăn. Nhưng lên đến bậc học nâng cao, khi vốn từ vựng được tích lũy nhiều hơn thì khả năng giao tiếp của người học sẽ có những bước phát triển mới, hoàn thiện hơn trước đó. Đó chính là lí do tại sao người ta chia ra thành các bậc học. Ở những trình độ khác nhau, khả năng phản ánh tư duy của người học cũng khác nhau nên cách sử dụng từ ngữ cũng khác nhau. Ở những bậc học cao hơn đòi hỏi một lượng từ vựng phong phú hơn để đáp ứng nhu cầu học tập và giao tiếp cao hơn, do đó số lượng từ cần được cung cấp nhiều hơn ở bậc cơ sở.

Các từ thuộc từ loại như đại từ, tình thái từ, kết từ, số từ, trợ từ, phụ từ về thực chất là những từ loại đi kèm thực từ hoặc dùng để liên kết từ trong câu nên chiếm số lượng ít. Nhưng sự có mặt của chúng lại rất cần thiết đảm

bảo sự vận hành của các từ loại chủ đạo khác. Điều đó được chứng minh qua 4 cuốn giáo trình mà chúng tôi tiến hành khảo sát.

Cũng như trong các thứ tiếng khác, trong tiếng Việt từ loại là một hệ thống từ được phân chia theo bản chất từ vựng - ngữ pháp. Bộ phận biến động nhiều nhất trong các giáo trình chắc chắn thuộc về thực từ. Còn việc sử dụng các hư từ chỉ có tính chất công cụ ngữ pháp là căn bản.

- Để giúp cho việc theo dõi được dễ dàng, chúng tôi xin tổng hợp bảng phân bố các từ loại ở các giáo trình bằng bảng thống kê như sau:

Giáo trình Từ loại 1 2 3 4 Danh từ 561 532 1296 784 Động từ 344 187 651 347 Tính từ 127 106 320 169 Đại từ 54 40 51 61 Tình thái từ 12 11 18 22 Kết từ 37 32 53 46 Số từ 41 45 65 48 Trợ từ 8 6 15 16 Phụ từ 118 91 141 158 Tổng số 1302 1050 2610 1651

Từ kết quả thống kê ở bảng trên chúng tôi biểu diễn qua biểu đồ đường như sau:

GT3 GT4 GT1 GT2 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 Danh từ Động từ Tính từ Đại từ Tình thái từ Kết từ Số từ Trợ từ Phụ từTừ loại S l ư n g t

Nhìn vào biểu đồ này, chúng ta có thể thấy, mặc dù các điểm biểu thị các chỉ số về lượng có cao, thấp khác nhau nhưng đường nét của biểu đồ tương đối đồng dạng. Điều này thể hiện xu hướng chung ở các từ loại trong cả 4 giáo trình, phản ánh tỉ lệ phân bố của các từ loại ở các giáo trình vẫn có nét tương tự dù số lượng các từ loại trong mỗi giáo trình khác nhau. Ở trong 4 giáo trình thì danh từ là từ loại luôn có số lượng nhiều nhất, tiếp đến là động từ, tính từ. Các từ loại còn lại có số lượng xếp theo thứ tự lần lượt là phụ từ, đại từ, số từ, kết từ, tình thái từ, trợ từ.

- Lượng từ đưa ra trong mỗi giáo trình có sự khác biệt nhau rất rõ, không đồng đều, nặng về ngẫu nhiên, từ phát, vì vậy dẫn đến sự thiếu tính hệ thống và thiếu kiểm soát cả về định lượng cũng như định tính.

- Sự phân bố từ vựng không đều không chỉ ảnh hưởng về mặt từ vựng mà còn ảnh hưởng cả ở mặt ngữ pháp (các cấu trúc cú pháp, kết hợp từ,…).

2.4 PHÂN TÍCH, SO SÁNH SỰ TRÙNG HỢP VÀ KHÁC BIỆT CỦA TỪ VỰNG THEO TỪNG TỪ LOẠI TRONG CÁC GIÁO TRÌNH ĐƯỢC KHẢO SÁT

Từ kết quả khảo sát ở trên, chúng tôi phân tích, so sánh sự trùng lặp và khác biệt của từ vựng theo từng từ loại trong các giáo trình được khảo sát. Ở đây, chúng tôi sẽ so sánh theo từng cặp giáo trình cùng bậc và các giáo trình khác bậc liền kề.

- Đối với các giáo trình cùng bậc, chúng tôi sẽ so sánh hai cặp giáo trình là:

1. GT1 và GT2 2. GT3 và GT4.

- Đối với các giáo trình khác bậc liền kề, chúng tôi sẽ thử ghép bộ các cặp giáo trình với 4 khả năng như sau:

1. GT1 và GT3 2. GT1 và GT4 3. GT2 và GT3 4. GT2 và GT4

Từ kết quả so sánh đó, chúng tôi sẽ phân tích để rút ra một số nhận xét khái quát về việc cung cấp từ vựng theo từng từ loại trong các giáo trình được khảo sát.

2.4.1 Phân tích, so sánh các giáo trình cùng bậc (cùng trình độ)

2.4.1.1 Số liệu so sánh theo từng từ loại giữa GT1 và GT2 là như sau :

Từ loại GT1 GT2

Số lượng từ trùng nhau giữa hai giáo trình

Danh từ 561 532 89

Tính từ 127 106 28 Đại từ 54 40 12 Tình thái từ 12 11 4 Kết từ 37 32 22 Số từ 41 45 10 Trợ từ 8 6 2 Phụ từ 118 91 62 Tổng số 1302 1050 316

Từ bảng số liệu trên đây của GT1 và GT2, chúng ta có thể thấy, tuy cả hai giáo trình đều cùng thuộc trình độ cơ sở nhưng số lượng từ ngữ được cung cấp ở hai giáo trình này chưa có sự thống nhất. GT1 được cung cấp 1302 từ, GT2 cung cấp 1050 từ nhưng số lượng từ trùng lặp nhau chỉ có 316 từ, chiếm 15,5% so với tổng số từ của hai giáo trình. Trong đó:

+ Danh từ có 89 từ trùng nhau giữa hai giáo trình, chiếm 4,4%. + Động từ có 87 từ trùng nhau, chiếm 4,3%.

+ Tính từ có 28 từ trùng nhau, chiếm 1,4%. + Đại từ có 12 từ trùng nhau, chiếm 0,6% + Tình thái từ có 4 từ trùng nhau, chiếm 0,2%. + Kết từ có 22 từ trùng nhau, chiếm 1,1%. + Số từ có 10 từ trùng nhau, chiếm 0,5% + Trợ từ có 2 từ trùng nhau, chiếm 0,1% + Phụ từ có 62 từ trùng nhau, chiếm 3,0%.

(Tỉ lệ trên đây được tính theo công thức [X/ [(1302 + 1050) – 316]] x 100).

Như vậy, tuy cùng một bậc học và một cơ sở đào tạo nhưng hệ thống từ vựng được cung cấp trong các giáo trình cùng bậc học cũng không đồng bộ và tương thông. Điều đó thể hiện tính hệ thống giữa các giáo trình thấp.

Từ loại GT3 GT4 Số lượng từ trùng nhau Danh từ 1296 784 146 Động từ 651 347 82 Tính từ 320 169 34 Đại từ 51 61 20 Tình thái từ 18 22 7 Kết từ 53 46 21 Số từ 65 48 16 Trợ từ 15 16 8 Phụ từ 141 158 78 Tổng số 2610 1651 412

Từ bảng số liệu trên, chúng tôi nhận thấy, đây là hai giáo trình cùng trình độ nâng cao nhưng vấn đề cung cấp từ vựng thì cũng chưa có sự tương thông khi xét theo từng từ loại.

GT3 cung cấp 2610 từ trong khi đó GT4 cung cấp 1651 từ, trong đó có 412 từ trùng lặp giữa hai giáo trình chiếm 10,7%. Cụ thể là:

+ Danh từ có 146 từ trùng nhau, chiếm 3,8%. + Động từ có 82 từ trùng nhau, chiếm 2,1%. + Tính từ có 34 từ trùng nhau, chiếm 0,9%. + Đại từ có 20 từ trùng nhau, chiếm 0,5%. + Tình thái từ có 7 từ trùng nhau, chiếm 0,2%. + Kết từ có 21 từ trùng nhau, 0,5%.

+ Số từ có 16 từ trùng nhau, chiếm 0,4%. + Trợ từ có 8 từ trùng nhau, chiếm 0,2%. + Phụ từ có 78 từ trùng nhau, chiếm 2,0%.

(Tỉ lệ trên đây được tính theo công thức [X/ [(2610 + 1651) – 412 ]] x 100)

giáo trình. Ngay trong cùng một bậc nhưng hệ thống từ vựng được cung cấp của các giáo trình cũng không tương thông chứng tỏ tính hệ thống giữa các giáo trình vẫn còn thấp thậm chí có thể nói là thiếu tính thống nhất.

2.4.2 Phân tích, so sánh các giáo trình khác bậc (khác trình độ)

2.4.2.1 Số liệu so sánh theo từng từ loại giữa GT1 và GT3 là như sau:

Từ loại GT1 GT3

Số lượng từ trùng nhau giữa hai giáo trình

Danh từ 561 1296 151 Động từ 344 651 78 Tính từ 127 320 36 Đại từ 54 51 13 Tình thái từ 12 18 4 Kết từ 37 53 23 Số từ 41 65 8 Trợ từ 8 15 3 Phụ từ 118 141 57 Tổng số 1302 2610 373

GT1 và GT3 là hai giáo trình thuộc hai bậc học khác nhau. GT1 là giáo trình bậc cơ sở còn GT3 là giáo trình bậc nâng cao, vì thế, sự khác nhau về số lượng từ vựng cũng tương đối lớn. GT1 cung cấp 1302 từ, còn GT3 cung cấp 2610 từ, gấp hơn 2 lần so với số lượng từ được cung cấp ở GT1. Cả hai giáo trình có số lượng từ trùng nhau là 373 từ, chiếm 10,5%. Trong đó:

+ Danh từ có 151 từ trùng nhau, chiếm 4,3 %. + Động từ có 78 từ trùng nhau, chiếm 2,2%. + Tính từ có 36 từ trùng nhau, chiếm 1,0%. + Đại từ có 13 từ trùng nhau, chiếm 0,4%. + Tình thái từ có 4 từ trùng nhau, chiếm 0,1%. + Kết từ có 23 từ trùng nhau, chiếm 0,6%.

+ Số từ có 8 từ trùng nhau, chiếm 0,2%. + Trợ từ có 3 từ trùng nhau, chiếm 0,08%. + Phụ từ có 57 từ trùng nhau, chiếm 1,6%.

(Tỉ lệ trên đây được tính theo công thức [X/ [(1302 + 2610) – 373]] x 100).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc giáo trình dạy tiếng Việt trong bộ giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ( trình độ A-B (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)