- Trên tất cả đây là một ví dụ tuyệt vời về cách một thương hiệu có thể chạm vào con người và để lại cho mọi người cảm giác tốt. Dự án đặc biệt lan truyền trên các trang tin tức và phương tiện truyền thông xã hội. Video trên Youtube đạt hơn 400.000 lượt xem trong một tháng. 78% các phản hồi là tích cực và chỉ có 8% tiêu cực.
- Tổng giá trị PR đã lên đến 1,7 triệu SG $.
- Quan trọng nhất, chiến dịch này chạm vào trái tim của lao động nhập cư tại Singapore Chỉ trong một vài ngày, một cây cầu vô hình giữa người dân Singapore và hơn 1,3 triệu lao động di cư ra thành phố, được xây dựng.
Link video: https://www.youtube.com/watch?v=sj4A6g2GP30
IV. Kết luận:
Những bài học về quản trị một công ty quảng cáo/ truyền thông toàn cầu
- Chiến dịch phải phù hợp với văn hóa, sở thích, phong tục,… của từng quốc gia, từng khu vực
Nhận thức văn hóa là yếu tố quan trọng đối với các công ty quảng cáo toàn cầu trong thị trường toàn cầu ngày nay. Với việc thấu hiểu tốt với văn hóa địa phương sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận hiệu quả với khách hàng, nhận được sự hỗ trợ từ các bên hữu quan, phát triển bền vững và thu hút được các nguồn lực chất lượng từ môi trường. Trong một tổ chức, việc thấu hiểu được giá trị, thói quen, phong cách, sự mong đợi của thành viên sẽ là chìa khóa thành công giúp xây dựng tinh thần làm việc nhóm, giảm mâu thuẫn xấu và cải thiện năng suất lao động. Ví dụ như: Người Đức thường hay đề cập thẳng vấn đề khi bình luận về vấn đề nào đó, mặc dù điều này có thể sẽ làm người khác không hài long, bởi vì họ muốn chỉ ra những lỗi sai để khắc phục; trong khi đó thì người Philipine lại muốn làm cho lãnh đạo của họ được vui bằng việc làm nhẹ đi các vấn đề xảy ra. Vì vậy hiểu được bản chất của văn hóa tại quốc gia sở tại không chỉ giúp giải quyết những vấn đề tồn tại trong thực tiễn mà còn hạn chế sự bất đồng về văn hóa giao tiếp giữa các thành viên trong tổ chức.
Sự bất đồng về văn hóa là một trong những nguyên nhân gây ra sự mệt mỏi và giảm năng suất lao động trong doanh nghiệp. Một công ty toàn cầu muốn thành công, trước tiên phải hiểu rõ và thích nghi với văn hóa địa phương. Để hạn chế bất đồng văn hóa trong nội bộ doanh nghiệp và các bên hữu quan bên ngoài, các công ty quảng cáo/truyền thông toàn cầu phải nhận thức tất cả khía cạnh văn hóa khi tiến hành các hoạt động đầu tư tại các nước ngoài.
Văn hóa là các qui tắc xã hội cụ thể phản ánh thái độ, niềm tin. Mỗi một doanh nghiệp đa quốc gia thường phân chia sự khác nhau về đặc điểm văn hóa tại các quốc gia theo ngôn ngữ, vị trí địa lí, tôn giáo, sự phát triển kinh tế, trình độ học vấn, hệ thống luật pháp v..v.. văn hóa được thể hiện rõ nét bằng việc giao tiếp lẫn nhau thông qua hành vi và cách thể hiện cảm xúc. Ví dụ người Mỹ thường hay dung từ lóng trong giao tiếp, trong khi người Nhật thì lại không thích nói thẳng vào vấn đề, khi họ nói “sẽ bàn về vấn đề đó sau” nghĩa là học sẽ không bao giờ nói về vấn đề đó nữa. Sự bất đồng về giao tiếp bắt nguồn tự sự khác nhau về giá trị, thói quen, phong cách, quan điểm về sự đúng giờ trong làm việc.
Chủ nghĩa vị chủng thường bắt nguồn từ các nhóm người cùng quốc tịch luôn muốn cô lập và phân biệt đối xử với các nhóm người khác. Vấn đề sẽ được giải quyết khi chúng ta xây dựng môi trường làm việc nhóm bằng cách xây dựng các nhóm làm việc nhóm có sự hỗ trợ lẫn nhau, giúp cho mọi người xích lại gần nhau hơn, nhờ đó mà họ có thể chia sẻ niềm tin, thói quen và sự mong đợi.
Mặc dù văn hóa được hình thành từ sớm trong cuộc đời mỗi con người nhưng nó vẫn có thể thay đổi và phát triển theo thời gian bằng việc tiếp nhận có chọn lọc các
nền văn hóa khác để thích nghi với sự biến động của môi trường. Ví dụ về văn hóa đốt pháo vào các dịp lễ tết nguyên đán tại Việt Nam đã trở thành truyền thống, nhưng chính phủ đã những thấy sự lãng phí cũng như sự mất an toàn nên đã đưa ra chỉ thị cấm đốt pháo.
Có thê một chiến dịch được agency ở Mỹ thực hiện rất thành công nhưng khi mang thực hiện ở châu Á lại không thành công như mong đợi. Có một lý do là tại sao khách hàng không thích một thiết kế, có thể họ không thích màu xanh lá cây, hoặc họ đã có một trải nghiệm xấu với một phông chữ Bauhaus một lần, bất cứ điều gì. Vấn đề là công ty phải hiểu được lý do tại sao khách hàng không hài lòng, và một khi bạn phát hiện ra rằng họ ghét cay ghét đắng màu xanh và không thích phông chữ Bauhaus, bạn sẽ có nhiều thành công hơn ở vòng tiếp theo.
Chiến lược đa nội địa là một trong những chiến lược giúp doanh nghiệp thích nghi với văn hóa địa phương. Các nhà quản trị chỉ quan tâm đến việc kiểm soát các yếu tố như chỉ số ROI, doanh số, chi phí sản xuất v.v trong khi họ vẫn cho phép các đơn vị kinh doanh thực hiện các hoạt động phù hợp với môi trường văn hóa xã hội địa phương.
Trước đây các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh rất khó phát triển tại Việt Nam bởi vì thói quen người Việt Nam là các sản phẩm được chế biến từ gạo và bột mỳ. Bằng việc hiểu được văn hóa này mà các nhà hàng này đã có sự thay đổi để phù hợp hơn với khẩu vị của người Việt Nam, lao động Việt Nam cũng nên xem xét việc thay đổi thói quen ngủ trưa khi làm việc tại các công ty nước ngoài.
Ngôn ngữ hình thể hay lời nói đôi khi cũng là nguyên nhân gây ra sự bất đồng như cách cử động ngón tay hay cách gật đầu thể hiện sự đồng ý hay không cũng chỉ ra sự khác nhau về văn hóa giữa các quốc gia. Các khu vực địa lí có khí hậu nóng hay lạnh cũng sẽ tác động mạnh đến văn hóa. Sự thích nghi với điều kiện môi trường địa lí khác nhau cũng hình thành nên hành vi cụ thể khi tiếp xúc với đối tượng bên ngoài.
Giáo dục và công nghệ cũng có mối liên hệ đến văn hóa, nó ảnh hưởng đến quan điểm và cách làm việc với nhau. Ví dụ sự phát triển của Internet đã làm thay đổi thói quen đọc báo giấy và sách thường, những người đi du học nước ngoài về đã có sự lĩnh hội những nền văn hóa khác nhau cũng giúp họ có sự thay đổi về tư duy quan điểm.
Phương tiện truyền thông đại chúng cũng có sự tác động đến quảng cáo, truyền thông cũng như sự thay đổi văn hóa bằng việc truyền tải thông tin đến cho những người phụ thộc vào mục tiêu của doanh nghiệp.Ví dụ càng ngày có nhiều trẻ em Việt Nam thích ăn KFC,Phosmat và Hamburger do sự tương tác của truyền thông đại
chúng. Mặt tích cực của hệ thông luật pháp sẽ giúp bảo vệ nhà đầu tư, nhưng mặt tiêu cực của nó sẽ gây ra các chi phí quan lieu khi sự thay đổi hệ thống luật pháp và làm cho việc đầu tư bị giảm giá trị đáng kể. Tuy nhiên việc thấu hiểu với hệ thống luật pháp của đất nước sở tại có thể sẽ giúp các công ty đa quốc gia điểu chỉnh chiến lược công ty để tận dụng được lợi thế từ các đất nước này.
- Cần quan tâm đến mong muốn của khách hàng, xem khách hàng đang muốn điều gì? Làm sao để phục vụ khách hàng tốt nhất?
Trong một thế giới đa chiều với muôn vàn các tương tác như hiện nay thì mọi mối quan hệ sẽ khó lòng tồn tại nếu chỉ xuất phát từ lợi ích đơn phương. Quan hệ đó chỉ có thể phát sinh và được duy trì trên cơ sở lợi ích song phương, đa phương (bilateral/mutual benefit). Vì lẽ đó quan niệm về marketing cũng cần được thay đổi nó không nên chỉ xuất phát từ lợi ích doanh nghiệp mà cần bắt đầu từ lợi ích của cả doanh nghiệp lẫn khách hàng (value for both customer and maketing). Trên quan điểm đó, một khái niệm chuẩn về marketing được đưa ra là: Marketing là tổng hợp những mối quan hệ làm hài lòng khách hàng mà kết quả là mang lại giá trị cho cả khách hàng và doanh nghiệp.
Thứ nhất, “cảm nhận chiều sâu” (Insight). Theo đó, giữa một biển thông tin thì vai trò của nhà PR là phải tóm tắt được những điều quan trọng nhất, có giá trị nhất cho khách hàng, chẳng hạn sản phẩm của họ đang ở đâu trên thị trường? Đối tượng truyền thông của họ là ai? Kênh truyền thông nào phù hợp?... Thứ hai là “ý tưởng” (Idea). Thứ ba là “sự ảnh hưởng” (Influence), nghĩa là phải trả lời các câu hỏi như “Kênh truyền thông nào có sức ảnh hưởng mạnh nhất?”, “Người nổi tiếng nào nên được mời?”...
- Thường xuyên làm mới và thay đổi mình, nắm bắt và đón đầu xu hướng
Cùng với sự bùng nổ của xu hướng sử dụng mạng internet, giờ đây hầu như công ty nào cũng mong muốn tiếp cận được khách hàng tiềm năng của họ trên thế giới ảo. Hơn nữa, việc này còn giúp họ tiết kiệm chi phí hơn đầu tư vào các hình thức tốn kém khác như quảng cáo, PR, tổ chức sự kiện...