So sánh câu nguyên nhân-kết quả trong tiếng Nhật với tiếng Việt

Một phần của tài liệu Các phương thức biểu thị nguyên nhân - kết quả trong tiếng Nhật (Trang 73)

5. Cấu trúc của luận văn

2.4. So sánh câu nguyên nhân-kết quả trong tiếng Nhật với tiếng Việt

2.4.1. Sự tƣơng đồng giữa hai ngôn ngữ Nhật –Việt trong việc diễn tả quan hệ nhân-quả

Khi đối chiếu câu nguyên nhân-kết quả trong tiếng Nhật và tiếng Việt, mặc dù thuộc về hai loại hình ngôn ngữ khác nhau, chúng tôi thấy có nhiều nét chung như sau:

- Xét về mặt cấu trúc, chúng đều được cấu tạo từ hai vế có quan hệ chính phụ với nhau, vế phụ biểu thị ý nghĩa nguyên nhân, vế chính biểu thị kết quả

xảy ra trên cơ sở của nguyên nhân đã nêu. VD:

Bởi là con nhà nghèo nên nó buộc lòng phải bán máu để lấy ít tiền trang trải việc học hành.

Vế phụ Vế chính

 Nghe nói hồi cưới Sài, chú Hà không lên chú không bằng lòng cho trẻ con lấy vợ.

Vế chính Vế phụ

 子供が病気なので、早く帰らせていただけなしでしょうか。

Vế phụ Vế chính

[Kodomoga byoukinanode, hayaku kaerasete itadakenaidesyouka]

Vì con tôi ốm nên có thể cho phép tôi về sớm được không ạ?

 日本の物価がだんだん高くなって、留学生の生活は楽にできない。

Vế chính Vế phụ

[Nihon no bukka ga dandan takakunatte, ryuugakuseino seikatsuwa rakudekinai]

Vật giá của Nhật ngày càng tăng cao, cho nên cuộc sống của lưu học sinh cũng không thể thoải mái.

- Về trật tự từ trong câu, ta thấy câu nhân - quả của tiếng Nhật và tiếng Việt cũng rất giống nhau. Trong ngôn ngữ tự nhiên, thông thường vế chỉ nguyên nhân đi trước, rồi vế chỉ kết quả đi sau. Tuy nhiên trong một số trường hợp, do qui định của kết từ hay kết từ, mà qui tắc truyền thống của cả hai ngôn ngữ đều bị phá bỏ, trật tự nguyên nhân-kết quả bị đảo ngược thành trật tự kết quả-nguyên nhân. Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt-Câu”, Hoàng Trọng Phiến có đưa ra tất cả 19 nhóm mô hình cơ bản với tổng số lên đến 81 cấu trúc, trật tự của câu ghép nguyên nhân-kết quả trong tiếng Việt (xin tham khảo ở phần phụ lục)

- Xét về phương thức biểu đạt, quan hệ nhân-quả trong hai ngôn ngữ đều được biểu đạt bằng các yếu tố chỉ quan hệ nhân quả, mà do đặc thù về loại hình nên có tên gọi theo chức năng của vị trí hành chức là khác nhau: trong tiếng Nhật đó là kết từ như “から”[kara], “ので” [node], “ために” [tameni], したがって” [shitagatte], “それで” [sorede] v.v… Tương tự, trong tiếng Việt, như đã đề cập phần trên, các yếu tố này xét về giá trị từ loại là hư từ hoặc thực từ, khi xuất hiện ở các vị trí khác nhau trong câu, chúng lại mang những giá trị ngữ pháp phát sinh do vị trí của từ đem lại, đó là các kết từ như

“vì…nên…”, “bởi vì…cho nên…”, “do…nên…”, “vì rằng…cho nên”… Chính nhờ các dấu hiệu hình thức này mà việc nhận diện câu nguyên nhân-kết quả trong số các kiểu câu được dễ dàng.

2.4.2. Khác biệt giữa hai ngôn ngữ Nhật –Việt trong việc diễn tả quan hệ nhân-quả nhân-quả

Sự tương đồng giữa câu nguyên nhân-kết quả của tiếng Nhật và tiếng Việt không phải là tuyệt đối hoàn toàn. Giữa chúng vẫn có những điểm khác biệt, làm nên những nét đặc thù của từng ngôn ngữ.

- Về mặt số lượng, các kết từ biểu hiện câu nguyên nhân-kết quả trong tiếng Nhật chiếm ưu thế hơn tiếng Việt. Như đã nói ở trên, Hoàng Trọng Phiến có đưa ra 81 cấu trúc biểu hiện câu nhân-quả. Tuy nhiên con số này cần phải xem xét, vì nó không được đưa ra chính thức trong từ điển như tiếng Nhật, và trong thực tế dường như không có tới có 81 kết từ chỉ nhân - quả trong tiếng Việt. Theo thống kê thì tần suất của tác giả sự có mặt của các kết từ trong 81 cấu trúc câu là khoảng 20 kết từ như: vì, bởi, bởi vì, bởi lẽ, nhờ có, nhờ đó mà, do, nhờ, chính vì, nên, cho nên, mà, chỉ vì, sở dĩ, thành ra, do đó, cũng là do. Hơn thế nữa, theo tính đếm của các nhà ngôn ngữ học khác như Diệp Quang Ban, Hồ Lê, Cao Xuân Hạo, Trần Ngọc Thêm thì số lượng từ thể hiện quan hệ nhân quả cũng không quá nhiều. Tổng kết lại về các kết từ mà các tác giả có liệt kê ta có khoảng 27 kết từ sau: để diễn đạt quan hệ

nguyên nhân, tiếng Việt có các từ như bởi, bởi vì, vì, tại vì, do, tại, nhờ, bởi rằng, vì rằng, bởi vì rằng, vì cớ gì, vì lẽ gì, vì lẽ, vì lí do... ; để diễn đạt quan hệ hệ quả, tiếng Việt có các từ như nên, cho nên, thế nên, do đó, hèn chi, bởi vậy, bởi vậy nên, vì thế, do vậy mà, kết cuộc là, kết quả là, hậu quả là, vậy nên... Thêm nữa, trong các từ được liệt kê ở đây, có những từ thực ra là biến thể của nhau, không có giá trị phân biệt, nghĩa là không có gì khác nhau về phong cách, hay một sắc thái ngữ dụng nào như các phương tiện trong tiếng Nhật, chẳng hạn: bởi, bởi vì, và ... Như vậy, con số thực tế của tiếng Việt sẽ không nhiều như liệt kê trên đây. Trong khi đó, theo cuốn “Từ điển các mẫu câu tiếng Nhật” [Nihongo bunkei ziten] của nhà xuất bản Kuroshi thì có 54 mẫu câu diễn tả quan hệ nhân-quả, và trong đó có sử dụng 41 kết từ đã được liệt kê và phân tích ở trên (xin tham khảo ở phần phụ lục). Như vậy, khác với con số 81 ở trên, có thể coi con số 54 này là chính thức, xác định đối với tiếng Nhật.

- Về mặt cấu trúc, vị trí của các kết từ nhân-quả của tiếng Việt thường đứng ở đầu mệnh đề, có những trường hợp kết từ xuất hiện ở cả hai mệnh đề chính và phụ, tạo thành các cặp kết từ như : “vì…nên”, “bởi…nên”, “nhờ…cho nên”, “sở dĩ…là vì”…Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thực tế, không phải lúc nào các kết từ cũng đi từng cặp, có những trường hợp chỉ xuất hiện kết từ chỉ nguyên nhân, hoặc kết từ chỉ kết quả mà thôi.

VD:

Sở dĩ nó thi đỗ đại học là vì nó có ông bác làm chức to ở trên bộ Giáo dục.

Nó không dám đòi hỏi gì cao vì thân phận không cha không mẹ của nó. Thực tế các cặp kết từ nhân-quả tiếng Việt rất hay bị tỉnh lược. Có khi bị tỉnh lược một kết từ, cũng có trường hợp lược cả hai kết từ. Song các cặp kết từ sẵn sàng được khôi phục lại mà không làm ảnh hưởng đến ý nghĩa chung của câu.

Quá kinh hãi, nó không thốt lên lời.

Hoặc: Quá kinh hãi nên nó không thốt lên lời.

Bởi vì quá kinh hãi nên nó không thốt lên lời.

Còn trong tiếng Nhật, nếu là kết từ nhân-quả thì luôn đứng ở giữa, còn nếu là kết từ thì có thể đứng ở giữa hai mệnh đề hoặc cuối của mệnh đề. Đây vừa là điểm giống vừa là điểm khác so với tiếng Việt. Giống nhau ở chỗ đã là kết từ thì luôn đứng giữa hai câu và theo qui tắc là mệnh đề chỉ nguyên nhân đi trước, mệnh đề chỉ kết quả đi sau kết từ đó. Khác biệt là ở chỗ các kết từ bên tiếng Việt không bao giờ xuất hiện ở cuối câu chỉ nguyên nhân-kết quả. Còn tiếng Nhật thì tiêu biểu là kết từ “から”[kara] hay xuất hiện ở cuối câu chỉ nhân-quả nhất so với các kết từ khác.

VD:

 大都市は交通量が多い。したがって、事故も多い。

[Daitoshiwa koutsuuryouga ooi. Shitagatte, zikomo ooi.] (câu dùng kết từ)

Lượng giao thông ở các thành phố lớn nhiều. Do đó, tai nạn cũng nhiều.

 試験に落ちたんだってね。勉強しなかったからだよ。

[Shikenni ochitandattene. Benkyou shinakattakaradayo.] (câu dùng kết từ)

Bạn bị trượt trong kì thi rồi. Chỉ vì không học hành gì cả đấy.

Thêm vào điểm khác biệt nữa giữa hai ngôn ngữ này, đó là khả năng tỉnh lược kết từ. Như đã nói ở trên, các kết từ bên tiếng Việt có thể tỉnh lược, khi cần có thể phục hồi kết từ mà không ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu. Nhưng đối với tiếng Nhật thì điều đó là không thể xảy ra. Sự tồn tại của các kết từ là bắt buộc, nếu không có chúng thì quan hệ nguyên nhân-kết quả giữa hai vế không được xác lập. Có vẻ như tiếng Việt có khả năng chấp nhận thể hiện nghĩa nhân – quả theo bối cảnh hơn là ngữ pháp hóa, hình thái hóa nó ra như tiếng Nhật.

VD:

 調子がわるいので、早退させていただけないでしょうか。

[Chyoushiga waruinode, soutaisasete itadakenaidesyoka.]

tôi không được khỏe nên có thể cho phép tôi về sớm được không ạ?

Với ví dụ này ta không thể tỉnh lược kết từ chỉ nguyên nhân-kết quả “の で”[node] thành câu:

 調子が悪い、早退させていただけないでしょうか。

[Choushiga warui, soutaisasete itadakenaidesyoka.]

Nhưng cùng ý nghĩa nói lí do để xin phép về sớm này, bên tiếng Việt lại chấp nhận dạng tỉnh lược mà ý nghĩa không thay đổi. Ta có câu:

Tôi không được khỏe, có thể cho phép tôi về sớm được không ạ?

- Về mặt ngữ dụng, câu nhân - quả tiếng Nhật có phân chia các kết từ theo sắc thái chủ quan hoặc khách quan. Ví dụ khi nói đến các nguyên nhân chủ quan do bản thân cá nhân người nói thì trong tiếng Nhật sử dụng nhiều kết từ “から”[kara], còn khi muốn trình bày các nguyên nhân khách quan với mong muốn người nghe dễ dàng chấp nhận hơn, được sử dụng nhiều trong các tình huống giải thích lí do để xin phép, xin lỗi,… thì trợ từ “ので”[node] được sử dụng rất nhiều. Trong khi đó bên tiếng Việt thì không có phân chia cách dùng của các kết từ theo hai sắc thái này.

VD:

 それは私が持ちますから、あれを持って行ってください。

[Sorewa watashiga mochimasukara, arewo mottekudasai.]

Cái này tôi cầm, thế thì bạn hãy cầm hộ cái kia đi.

 おなかが痛いので、少し休んでもいいですか。

[Onakaga itainode, sukoshi yasundemoi idesuka.]

bị đau bụng nên tôi có thể nghỉ một chút được không ạ?

- Bên cạnh đó, khi nói về mặt ngữ dụng, thì các kết từ bên tiếng Nhật có thêm một tiêu chí để phân loại nữa, đó là kết từ mang phong cách văn nói hay

văn viết. Ví dụ về các kết từ, ta có các kết từ dùng trong viết như là: それゆ え”[sonoyue] , “そのけっか” [sonokekka], したがって” [shitagatte], “ついて は” [tsuitewa], các kết từ dùng trong văn nói như là: それで” [sorede], “そ のために” [sonotameni] , “なぜかというと”[nazekatoiuto]. Trong khi đó, tiếng Việt không có sự phân chia nào trong văn nói và văn viết.

- Vì có phân biệt phong cách và nghĩa ngữ dụng mà phần lớn kết từ biểu thị nhân quả tiếng Nhật khó thay thế nhau được trong khi bên tiếng Việt hầu như có thể, chỉ trừ trường hợp nhờ... mà và tại... mà. Chẳng hạn, tiếng Việt có thể nói “Vì hết tiền, tôi không mua được xe” cũng có thể là “Bởi hết tiền, tôi không mua được xe” hoặc “Hết tiền nên tôi không mua được xe”. Trong khi đó, trong tiếng Nhật sự thay đổi này thường kéo theo sự thay đổi nào đó chứ không hoàn toàn tự do như tiếng Việt.

(a)頭が痛いので、早く帰らせていただけませんか。

[Atamaga itainode, hayaku kaeraseteitadakemasenka.] (b)頭が痛いから、早く帰らせていただけませんか。

[Atamaga itaikara, hayaku kaeraseteitadakemasenka.]

Ví dụ (a) và (b) cùng nói lí do để xin phép, hai kết từ “”[kara] và “”[node] đều tạo ra câu có ý nghĩa tương tự nhau là “Vì (tôi) bị đau đầu nên (anh) có thể cho phép tôi về sớm có được không ạ?”. Tuy nhiên trong ngữ cảnh này thì người Nhật lại phân biệt cách đưa lí do chủ quan hay khách quan để xin phép. Và cách đưa lí do khách quan bao giờ cũng nghe nhẹ nhàng hơn và được người nghe chấp nhận nhiều hơn cách nói lí do chủ quan. Do vậy trường hợp câu ví dụ (b) là không sử dụng được.

Qua ví dụ cho thấy, các phương tiện biểu thị nhân-quả trong tiếng Nhật có những qui định về sử dụng cho từng loại phương tiện chứ không phải lúc nào cũng có thể thay thế cho nhau một cách tự do như tiếng Việt.

2.5. Tiểu kết

- Tiếng Nhật và tiếng Việt đều sử dụng kết từ thể hiện quan hệ nhân-quả, nhưng khác với tiếng Việt, số lượng các phương tiện thể hiện nhân – quả trong tiếng Nhật được xác định chính thức qua từ điển, và khá phong phú với 43 kết từ.

- Cũng như tiếng Việt, các phương tiện thể hiện nhân – quả trong tiếng Nhật có tần số hoạt động không giống nhau: có phương tiện hoạt động với tần suất rất cao (như kara, node, wakeda), có phương tiện tần suất hoạt động thấp (như uewa, dakeatte, karaniwa), có phương tiện không xuất hiện trong hoạt động (như nitsuki, bakoso, yueni,…), vì trong tiếng Nhật hiện đại, các kết từ mang sắc thái tự nhiên luôn mềm dẻo, linh hoạt, có thể sử dụng nhiều trường hợp hội thoại và văn bản thông thường. Trong khi đó các phương tiện mang tính khuôn mẫu, cứng nhắc thì chỉ xuất hiện trong một số các văn bản, cách nói mang tính trang trọng mà thôi. Một số phương tiện thì do cách sử dụng của từng thời đại mà có thể trở thành từ cổ nên không còn thông dụng trong tiếng Nhật hiện đại nữa.

- Các phương tiện thể hiện quan hệ nhân-quả tiếng Nhật còn được phân loại theo văn nói, văn viết, mang sắc thái trang trọng, khuôn mẫu hay sắc thái tự nhiên, thân mật, dùng khi diễn tả nguyên nhân khách quan hay chủ quan.

- Ngoài 2 phương tiện kết từ còn có phương tiện trật tự từ kết hợp hình thái: biến đổi thành dạng -TE (là đặc trưng mà tiếng Việt không có).

- Khác với tiếng Việt, tiếng Nhật không chấp nhận sự tỉnh lược các phương tiện thể hiện nhân – quả. Vị trí của các phương tiện này hầu hết là ở giữa câu, theo trật tự câu nguyên nhân nằm trước câu kết quả.

CHƢƠNG 3- KHẢO SÁT CÁC PHƢƠNG TIỆN THỂ HIỆN QUAN HỆ NHÂN-QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG VÀ MỘT SỐ KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN VIỆT KHI TIẾP THU VÀ SỬ DỤNG CÁC PHƢƠNG TIỆN NÀY

3.1. Khảo sát các phƣơng tiện thể hiện quan hệ nhân-quả trong tiểu thuyết tiếng Nhật và bản dịch tiếng Việt

3.1.1. Các phƣơng tiện thể hiện quan hệ nhân-quả trong tiểu thuyết tiếng Nhật

Với phần liệt kê các phương tiện biểu hiện câu nguyên nhân-kết quả tiếng Nhật ở chương 2, ta thấy tiếng Nhật có rất nhiều kết từ để biểu đạt loại câu này. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ dựa trên các từ điển ngữ pháp và các sách giáo khoa đang được sử dụng tại Việt Nam để liệt kê ra các phương tiện đó nhằm giới thiệu một cách tổng quát nhất về các phương tiện biểu thị quan hệ nguyên nhân-kết quả tiếng Nhật.

Trong thực tế thì không phải tất cả các phương thức được thống kê đều được đem ra sử dụng trong tiếng Nhật hiện đại kể cả trong các văn bản viết cũng như trong giao tiếp. Với lí do này, chúng tôi thực hiện phần khảo sát vận dụng câu nhân quả trong thực tế tiếng Nhật, bước đầu kiểm nghiệm tính phổ biến và tần suất xuất hiện của các phương tiện này. Chúng tôi tiến hành thống kê các biểu hiện quan hệ nguyên nhân-kết quả trong hai cuốn tiểu thuyết Nhật Bản:

(1) ノ ル ウ ェ イ の 森” [noruwei no mori] (Rừng Nauy), của Harumaki

Murakami, do nhà xuất bản Koudan xuất bản lần đầu năm 1987, được tái bản rất nhiều lần.

(2) “空飛ぶ馬” [sora tobu uma] (Ngựa bay), của Kaoru Kitamura, do nhà xuất

bản Tokyosougen xuất bản lần đầu năm 1994 và cho đến năm 2000 đã được tái bản 28 lần.

Hai cuốn tiểu thuyết chúng tôi chọn để thống kê có số lượt câu biểu hiện câu nguyên nhân tương đối lớn. Cuốn “Rừng Nauy”, một tác phẩm khá nổi tiếng hiện nay, gồm hai tập dày 595 trang, chứa tận 876 câu có thể hiện quan hệ nguyên nhân. Cuốn “Ngựa bay” dày 357 trang, chứa 425 câu thể hiện quan hệ này. Các câu trong hai cuốn tiểu thuyết này được diễn đạt khá phong phú thông qua các phương tiện liên kết, diễn đạt khác nhau. Các phương tiện biểu đạt quan hệ nguyên nhân-kết quả được thống kê và sắp xếp theo tần số xuất hiện từ cao xuống thấp, thể hiện ở 2 bảng dưới đây.

Bảng 3.1 - Các kết từ nối hai câu đơn chỉ quan hệ nguyên nhân kết quả tiếng Nhật trong hai tác phẩm “Noruwei no mori” và “ Sora tobu uma”

Stt Kết từ nối hai câu đơn biểu đạt nhân-quả Noruweino mori (lượt) Sora tobu uma (lượt) Tổng số (lượt) 1 だから [dakara] 176 31 207 2 それで/そこで [sorede/sokode] 91 38 129 3 だからこそ [dakarakoso] 4 1 5 4 したがって [shitagatte] 2 1 3 5 ついては [tsuitewa] 2 0 2 6 それゆえ/ゆえに [soreyue/yueni] 1 0 1 7 そのけっか [sonokekka] 0 0 0 8 そのために [sonotameni] 0 0 0 9 なぜかというと~からだ [nazekatoiuto~karada] なぜかといえば~からだ [nazekatoieba~karada] なぜならば~からだ [nazenaraba~karada] 0 0 0

Bảng 3.2 - Các kết từ tạo câu ghép trỏ quan hệ nguyên nhân kết quả tiếng Nhật trong hai tác phẩm “Noruwei no mori” và “ Sora tobu uma”

Stt Kết từ tạo câu ghép biểu đạt nhân-quả Noruweino mori (lượt) Sora tobu uma (lượt) Tổng số (lượt) 1 から [kara] 268 178 346 2 ので [node] 93 42 135 3 わけだ [wakeda] 26 18 44 4 のだ [noda] 28 14 42 5 もの/もん/ものだから [mono/mon/monodakara] 24 9 33 6 せいで/せい [seide/seika] 16 10 26 7 あまり~/あまりの~に [amari~/amarino~ni] 15 6 21 8 ~し~し~から [shi~shi~kara] 12 7 19

Một phần của tài liệu Các phương thức biểu thị nguyên nhân - kết quả trong tiếng Nhật (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)