Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Thương Tín (Sacombank) – Chi nhánh Thủ Đô

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (sacombank) – chi nhánh thủ đô (Trang 31)

Sài Gòn – Thương Tín (Sacombank) – Chi nhánh Thủ Đô

Với mục đích phân tích TCDN là đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua đó đánh giá tổng quát tình hình hoạt động, dự báo những bất ổn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để quan hệ tín dụng với doanh nghiệp có hiệu quả đảm bảo an toàn vốn cho vay, Chi nhánh đã thực hiện việc phân tích TCDN qua các bước sau:

Đây là bước quan trọng nhất quyết định hiệu quả của công tác phân tích TCDN. Phương pháp chủ yếu mà Chi nhánh sử dụng để thu thập thông tin đó là gặp gỡ phỏng vấn trực tiếp khách hàng, mua và tìm kiếm các thông tin qua các trung gian, và thông qua các thông tin có được từ các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp gửi tới. Nội dung chủ yếu của là thu thập những thông tin có khả năng lý giải, thuyết minh cho thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp, phục vụ cho việc dự đoán tài chính bao gồm những thông tin nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp như năng lực sử dụng vốn vay và uy tín, các thông tin kế toán, thông tin quản lý, quyền sở hữu các tài sản và các điều kiện kinh tế khác có liên quan đến doanh nghiệp. Trong đó, các nguồn thông tin được phản ánh trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp là nguồn thông tin quan trọng nhất.

Cán bộ tín dụng của Chi nhánh lựa chọn báo cáo tài chính có độ tin cậy cao như: Báo cáo tài chính là do doanh nghiệp lập và đã được cấp trên phê duyệt (được Tổng công ty phê duyệt thì càng tốt), các báo cáo quyết toán thuế, và những báo cáo đã qua kiểm toán thì có độ tin cậy là cao nhất. Khó có thể kiểm tra và rà soát toàn bộ các khoản mục trên báo cáo tài chính do đó cần lựa chọn những hạng mục chủ yếu và những hạng mục có dấu hiệu nghi ngờ. Phương pháp là kiểm tra Sổ chi tiết, đối chiếu Chứng từ gốc, so sánh đối chiếu số liệu. Cán bộ tín dụng của Chi nhánh khi thực hiện việc kiểm tra thông tin lập bảng trả lời câu hỏi “Có”/ “Không”, hay cột thông tin bổ sung để có được cái đánh giá đầy đủ về các phần tài sản Nợ / Có của doanh nghiệp được minh bạch, rõ ràng từng khoản mục.

Bước 2: Xử lý thông tin

Dựa trên những thông tin đã thu thập được, cán bộ tín dụng của Chi nhánh tiến hành sắp xếp theo các mục đích nhất định, những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp, phục vụ cho việc ra quyết định cho vay của ngân hàng. Tùy theo loại hình doanh nghiệp và tùy theo từng khoản vay mà cán bộ tín dụng có thể lựa chọn và vận dụng những phương pháp xử lý thông tin khác nhau nhằm tạo ra những thông tin phù hợp cho việc phân tích TCDN.

Các nội dung phân tích mà cán bộ tín dụng tiến hành:

- Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp: Bao gồm các yếu tố về thị trường đầu vào (mua bán nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, linh kiện phụ kiện,…) và thị trường đầu ra (Đối tượng khách hàng chủ yếu của công ty, đánh giá của khách hàng về uy tín kinh doanh của doanh

nghiệp…) rồi phân tích các đối thủ cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh về sản phẩm (giá bán, chất lượng, mẫu mã thương hiệu…).

- Quan hệ với các tổ chức tín dụng: Quan hệ với các ngân hàng cho vay, quan hệ tiền gửi, quan hệ thanh toán quốc tế, quan hệ với các tổ chức tín dụng khác (xét tình hình trong quá khứ và hiện tại về tình hình trả nợ và dư nợ hiện tại)

- Tình hình tài chính: Phân tích diễn biến tình hình tài sản nguồn vốn, bao gồm xem xét tỷ trọng khoản mục so với tổng tài sản hoặc tổng vốn kinh doanh và mức độ biến động của tài sản và nguồn vốn qua các kỳ kế toán thông qua tính toán mức độ chênh lệch tuyệt đối và tương đối. Thêm vào đó lập bảng tính 4 nhóm chỉ số với 12 chỉ tiêu sau đây:

Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động: Số ngày tồn kho, Số ngày phải thu, vòng quay vốn lưu động, hiệu quả sử dụng tổng tài sản, hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

Nhóm chỉ số thanh khoản: Hệ số thanh toán nhanh.

Nhóm chỉ số vay nợ: Tỷ lệ nợ trên tổng TS, tỷ lệ nợ trên VCSH.

Nhóm chỉ số về khả năng sinh lời: Tỷ suất lợi nhuần thuần trên doanh thu, tỷ suất lãi ròng trên doanh thu, tỷ suất ROA, tỷ suất ROE.

Ngoài ra phân tích thêm một số chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu thuần, vốn lưu động thường xuyên.

- Đánh giá tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp: Trong khi đưa ra nhận định cán bộ ngân hàng cần cân nhắc tình hình tài chính doanh nghiệp trong suốt cả quá trình, bởi lẽ đôi khi có những chỉ tiêu không đạt mức quy định nhưng trong cả quá trình vẫn theo chiều hướng tích cực thì vẫn có thể đánh giá tốt về tình hình tài chính của khách hàng.

Bước 3: Dự đoán và ra quyết định cho vay

Dựa trên việc thu thập và xử lý thông tin đã tạo ra tiền đề và điều kiện quan trọng để các nhà phân tích đề xuất các quyết định có cho vay hay không. Sau khi phân tích, cán bộ tín dụng cần đưa ra kết luận cuối cùng về tình hình tài chính của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đủ điều kiện tài chính để giao dịch với ngân hàng và có đủ khả năng trả nợ trong tương lai hay không. Điều này là vô cùng quan trọng vì ngân hàng không phá vỡ quy tắc cho vay của mình mà vẫn đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Để đánh giá thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – Chi nhánh Thủ Đô, ta tìm hiểu thông qua việc cán bộ tín dụng phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần Đầu tư SICO.

2.3.2.2. Tình hình hoạt động cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Thủ Đô

Thực trạng hoạt động tín dụng nói chung cũng như mảng tín dụng đối với DNVVN nói riêng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín được thể hiện qua 2 mặt: Tình hình sử dụng vốn và tình hình nợ xấu. Hai mặt này có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động phân tích tài chính khách hàng tại ngân hàng bởi để đi đến quyết định cho vay cuối cùng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín phải tiến hành theo một quy trình thẩm định tín dụng hết sức chặt chẽ và nghiêm ngặt, trong đó hoạt động phân tích tài chính khách hàng có ý nghĩa quan trọng hơn cả. Hơn nữa để thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng thì việc tính toán nguồn trả nợ, phân tích dự đoán tiếp các chỉ tiêu tài chính đặc trưng trước khi cho vay là không thể thiếu.

Do đó, để xem xét tác động của hoạt động phân tích tài chính với thực trạng cho vay DNVVN của Sacombank – Chi nhánh Thủ Đô, ta phải phân tích tình hình sử dụng vốn và nợ quá hạn của Ngân hàng trong mối liên hệ với hiệu quả của hoạt động phân tích tài chính khách hàng.

Trong các hoạt động của ngân hàng, hoạt động tín dụng có thể nói là đóng vai trò quan trọng bậc nhất. Tín dụng là tài sản Chiếm tỷ trọng cao nhất, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro nhất. Nhận thức rõ vai trò của hoạt động này, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – Chi nhánh Thủ Đô luôn chú trọng vào hoạt động kinh doanh này. Bằng chứng là Chi nhánh liên tục phát triển các sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu khách hàng, đến nay đã có 11 sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân và 18 sản phẩm với khách hàng doanh nghiệp, và tất cả 18 sản phẩm này đều có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của DNVVN.

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ và phân loại nợ giai đoạn 2009 – 2011

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Toàn Chi nhánh (triệu đồng) DNVVN Toàn Chi nhánh (triệu đồng) DNVVN Toàn Chi nhánh (triệu đồng) DNVVN Giá trị (triệu đồng) DNVVN / toàn Chi nhánh Giá trị (triệu đồng) DNVVN / toàn Chi nhánh Giá trị (triệu đồng) DNVVN/ toàn Chi nhánh

Tổng dư nợ 800,694.26 435,867.6 54.44% 1,121,145.72 670,885.1 59.84% 1,104,914.48 658,968.7 59.64% Nợ đủ tiêu chuẩn 793,646.58 432,032.0 54.44% 1,114,868.59 667,338.1 59.86% 1,095,373.48 653,301.5 59.64% Nợ cần chú ý 1,510.65 915.3 60.59% 433.32 181.3 41.84% 3,317.65 1,976.9 59.59% Nợ dưới tiêu chuẩn 514.3 217.9 42.37% 441.26 268.4 60.83% 1,436.35 988.5 68.82% Nợ nghi ngờ 2,429.20 1,264.0 52.03% 880.81 583.8 66.28% 2,555.65 1,383.8 54.15% Nợ có khả năng mất vốn 2,593.52 1,438.4 55.46% 4,521.74 2,413.5 53.38% 2,231.35 1,317.9 59.06%

(Nguồn: Bộ phận quản lý tín dụng – Phòng Hỗ trợ khách hàng – Sacombank Chi nhánh Thủ Đô)

Thông qua bảng 2.2 về tình hình dư nợ, phân loại nợ ta có thể thấy rằng tổng dư nợ của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Thủ Đô biến động khá phức tạp. Dư nợ toàn Chi nhánh tăng mạnh vào năm 2010 và giảm nhẹ trong năm 2011. Cùng chung với xu hướng của tổng dư nợ, dư nợ đối với khách hàng DNVVN năm 2010 tăng 235,017.50 triệu đồng tương đương với 53.92%. Đến năm 2011, không những không giữ được đà tăng của năm 2010 mà còn quay đầu giảm nhẹ -11,916.40 triệu đồng tương đương với 1.78%. Tuy nhiên mức giảm này vẫn thấp hơn mức giảm dư nợ của toàn Chi nhánh (2.45%). Diễn biến này có vẻ mâu thuẫn với diễn biến thị trường tài chính nói chung và thị trường liên ngân hàng nói riêng, tuy nhiên có thể giải thích cho sự tăng trưởng tín dụng của ngân hàng là kết quả của sự tác động của chính sách tiền tệ nới lỏng của NHNN năm 2009. Chính sách thắt chặt tiền tệ cuối năm 2009 có độ trễ nhất định và không thể ngay lập tức kiềm chế đà tăng trưởng tín dụng trong năm 2010. Đến năm 2011, lãi suất cho vay tăng theo sự gia tăng của lãi suất huy động làm cho khách hàng cân nhắc trong việc vay vốn, đồng thời Ngân hàng từng bước thực hiện quy định về giới hạn tăng trưởng tín dụng theo quy định của NHNN.

Cùng với đà phục hồi của nền kinh tế, chất lượng tín dụng của Sacombank – Chi nhánh Thủ Đô năm 2010 được cải thiện đáng kể so với năm 2009, tỷ lệ nợ quá hạn của DNVVN năm 2010 ở mức 0.53% giảm 0.35% so với năm 2009. Tuy nhiên dấu hiệu khả quan kể trên lại không tiếp tục duy trì được ở năm 2011, tỷ lệ này lại tăng lên mức 0.86% tăng 0.33% so với năm 2010. Điểm đáng chú ý của tình hình cơ cấu dư nợ phân nhóm theo mức độ rủi ro là trong năm 2010, mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn duy trì ở mức thấp nhưng tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn lại ở mức 0.36% và chiếm tới 77,38% trong tổng nợ xấu, tỷ lệ này là tỷ lệ cao nhất trong 3 năm trở lại đây của Ngân hàng. Thêm vào đó, ở tất cả các năm, so sánh các chỉ tiêu nợ dưới tiêu chuẩn của nhóm khách hàng DNVVN so với toàn Chi nhánh thì đều có tỷ lệ trên 50%. Có thể nói rằng đây là một hồi chuông cảnh báo cho công tác

quản lý tín dụng nói chung và công tác phân tích tài chính nói riêng của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Thủ Đô đặc biệt là với nhóm khách hàng DNVVN.

2.3.2.3.Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Đầu tư SICO tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Thủ Đô

Để làm rõ hơn thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng DNVVN tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Thủ Đô, khóa luận lấy một ví dụ với một khách hàng cụ thể của Chi nhánh là Công ty Cổ phần Đầu tư SICO.

Bước 1: Thu thập thông tin khách hàng:

Tên khách hàng: Công ty Cổ phần Đầu Tư SICO

Địa chỉ: Xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Hình thức doanh nghiệp: Công ty Cổ phần

Người đại diện: Ông Vũ Văn Bình, chức vụ: Giám đốc Vốn điều lệ: 30.000.000.000 (ba mươi tỷ đồng)

Mã số thuế: 0103146709 Ngành nghề Kinh doanh:

- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, bê tông thương phẩm; - Sản xuất, lắp đặt các cấu kiện bê tông, kết cấu thép;

- Nhận thầu xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, bưu điện, các công trình thủy lợi, giao thông, đường bộ các cấp, sân bay, bến cảng, cầu cống, các công trình kỹ thuật hạ tầng, đô thị và các khu công nghiệp, các công trình đường dây trạm biến thế 110KV, thi công san lấp nền móng, xử lý nền đất yếu, các công trình cấp thoát nước, lắp đặt các đường ống công nghệ và áp lực, điện lạnh, trang trí nội thất, gia công lắp đặt khung nhôm kính các loại; - Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng ô tô theo hợp đồng;

- Đại lý kinh doanh xăng dầu; mỡ nhờn, khí đốt; - Sản xuất kinh doanh que hàn;

- Sản xuất, mua bán xi măng;

- Kinh doanh khai thác, chế biến các loại khoáng sản (trừ các loại khoáng sản nhà nước cấm);

- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; kinh doanh nhập khẩu nguyên, nhiên liệu, vật tư, thiết bị phụ tùng máy xây dựng.

Báo cáo tài chính bao gồm: BCĐKT, BCKQKD của công ty Cổ phần Đầu tư SICO trong 2 năm 2009, 2010 và kỳ kế hoạch (2011) được trình bày ở phụ lục số 1.

Công ty Cổ phần Đầu tư SICO gửi đơn xin vay với số tiền 15 tỷ đồng chẵn nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu hụt Vốn Lưu Động phục vụ sản xuất kinh doanh năm 2011

Bước 2: Xử lý dữ liệu

Qua số liệu mà doanh nghiệp gửi lên ngân hàng cùng với quá trình khảo sát thực tế và xác minh tại đơn vị và Phương án sản xuất kinh doanh năm 2011, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – Chi nhánh Thủ Đô tiến hành phân tích tài chính khách hàng theo mô hình sau:

Bảng 2.3: Tình hình cơ cấu tài sản, nguồn vốn Công ty Cổ phần Đầu tư SICO

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 kỳ kế hoạch chênh lệch 2010 với2009 chênh lệch kỳ kếhoạch với 2010 giá trị Tỷ trọng(%) giá trị Tỷ trọng(%) giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)

TÀI SẢN

A. Tài sản ngắn hạn 57,818 82.65% 75,388 86.38% 73,208 84.07% 17,570 30.39% -2,180 -2.89%

I.tiền và các khoản tương đương tiền 199 0.28% 388 0.44% 5,023 5.77% 189 94.97% 4,635 1194.59%

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0.00% 13,500 15.47% 13,900 15.96% 13,500 400 2.96%

III. Các khoản phải thu 44,578 63.72% 52,391 60.03% 37,627 43.21% 7,813 17.53% -14,764 -28.18%

1. Phải thu khách hàng 41,232 58.94% 49,292 56.48% 36,507 41.92% 8,060 19.55% -12,785 -25.94%

2. Trả trước cho người bán 3,193 4.56% 2,941 3.37% 765 0.88% -252 -7.89% -2,176 -73.99%

3. Các khoản phải thu khác 182 0.26% 207 0.24% 424 0.49% 25 13.74% 217 104.83%

4. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi -30 -0.04% -49 -0.06% -69 -0.08% -19 63.33% -20 40.82%

IV. Hàng tồn kho 8,374 11.97% 4,140 4.74% 10,325 11.86% -4,234 -50.56% 6,185 149.40%

V. Tài sản ngắn hạn khác 4,667 6.67% 4,969 5.69% 6,333 7.27% 302 6.47% 1,364 27.45%

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 0.00% 0.00% 21 0.02% 0 21

2. Thuế GTGT được khấu trừ 839 1.20% 438 0.50% 0.00% -401 -47.79% -438 -100.00%

3. Tài sản ngắn hạn khác 3,827 5.47% 4,531 5.19% 6,312 7.25% 704 18.40% 1,781 39.31%B. Tài sản dài hạn 12,136 17.35% 11,883 13.62% 13,872 15.93% -253 -2.08% 1,989 16.74% B. Tài sản dài hạn 12,136 17.35% 11,883 13.62% 13,872 15.93% -253 -2.08% 1,989 16.74% II. Tài sản cố định 11,561 16.53% 8,689 9.96% 12,572 14.44% -2,872 -24.84% 3,883 44.69%

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (sacombank) – chi nhánh thủ đô (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w